Top 10 thuốc trị viêm amidan cho trẻ em tốt và an toàn nhất

Viêm amidan có nên cắt không? Khi nào nên cắt?

Sau khi cắt amidan nên ăn gì và kiêng những gì nhanh khỏi?

Top 10 thuốc chữa trị viêm amidan được đánh giá cao hiện nay

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có nên cắt không?

Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?

“Viêm amidan có lây không, có di truyền không?” là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp, tuy nhiên nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm amidan có lây không, có di truyền không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?
“Viêm amidan có lây không, có di truyền không?” là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm

Viêm amidan có lây không?

Amidan gồm những tế bào lympho tồn tại dưới niêm mạc và hai bên thành họng. Các tế bào này tổ chức thành những khối nhỏ có nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ thể trước những tác nhân tấn công đường hô hấp gây hại cho cơ thể. Khi bị vi khuẩn, virus tấn công, các tế bào lympho sẽ có xu hướng sản sinh kháng thể nhằm tiêu trừ nguyên nhân gây hại. Trường hợp số lượng vi khuẩn, virus tấn công nhiều sẽ khiến amidan làm động quá sức. Từ đó tăng nguy cơ đau nhức, viêm nhiễm và sưng đỏ.

Viêm amidan là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến đường hô hấp. Đây là bệnh lý nội sinh, không do một chủng vi khuẩn hay virus riêng biệt nào gây ra. Do đó, theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm amidan không có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Về bản chất, các triệu chứng viêm amidan không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên trên thực tế, các loại vi khuẩn, virus gây ho, viêm phế quản, viêm họng có thể lây nhiễm cho cơ thể khỏe mạnh. Lúc này, amidan có thể bị sưng viêm do hoạt động quá mức.

Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy cổ họng, vướng khi nuốt, sốt, ho hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm amidan. Bạn cần chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị nhanh chóng. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau để kiểm soát bệnh lý. Đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát lâu dài.

Tuy nhiên, với những trường hợp viêm amidan kéo dài dai dẳng, tiến triển nặng nề và tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật loại bỏ amidan bị viêm. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, mức độ triệu chứng bệnh lý.

Viêm amidan có di truyền không?

Viêm amidan có di truyền không?
Các số liệu thống kê cũng cho thấy có khoảng 62% trẻ em bị viêm amidan do yếu tính di truyền

Tuy không phải là bệnh lý truyền nhiễm nhưng viêm amidan được xác định có yếu tố di truyền. Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng viêm amidan tái phát nhiều lần trong một năm không hẳn do các biện pháp phòng ngừa không khoa học. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bệnh viêm amidan bùng phát thường xuyên do sở hữu gen trội.

Các nghiên cứu về bệnh viêm amidan ở trẻ em tái phát nhiều lần do liên cầu khuẩn gây ra (Streptococcus pyogenes) nhận thấy rằng: Hầu hết đối tượng có rất ít kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh đều thuộc nhóm có ba mẹ, ông bà từng bị bệnh viêm amidan. Bên cạnh đó, các chuyên gia đầu ngành cũng xác định những biến thể trong hệ thống miễn dịch có liên quan mật thiết đến bệnh viêm amidan.

Ngoài ra, các số liệu thống kê cũng cho thấy có khoảng 62% trẻ em bị viêm amidan do yếu tính di truyền. Trong khi đó chỉ khoảng 38% trường hợp khởi phát các triệu chứng bệnh lý do tác động từ môi trường.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa viêm amidan hiệu quả

Viêm amidan là một trong những bệnh lý liên quan đường hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Các triệu chứng bệnh lý không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Tuy nhiên, viêm amidan có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Với những trường hợp có người thân mắc căn bệnh này sẽ có nguy cơ khởi phát cao và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần.

Bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và phòng ngừa tái phát trong thời gian dài.

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa viêm amidan hiệu quả. Cụ thể:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều dưỡng chất và vitamin thiết yếu giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm dịu cổ họng
  • Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều dưỡng chất và vitamin thiết yếu giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm dịu cổ họng và hạn chế tình trạng kích thích phản ứng viêm ở vùng amidan bị tổn thương.
  • Bổ sung những nhóm thực phẩm như thịt, cá, trứng,… chứa nhiều chất đạm, vitamin E, A,C vào thực đơn hàng ngày.
  • Tránh dung nạp những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, những món ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi thói quen này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công và gây viêm amidan.
  • Người bệnh cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp hỗ trợ quá trình bài tiết, đào thải độc tố, làm dịu cổ họng, tránh tình trạng khô rát, khó chịu do bệnh lý gây ra. Mỗi ngày, bạn cần uống từ 2 – 2.5 lít nước hoặc có thể bổ sung các loại nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.

2. Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý

Theo các chuyên gia đầu ngành, người mắc bệnh viêm amidan cần xây dựng, thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh giúp nâng cao thể trạng, đồng thời tăng cường kháng thể chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối nhằm đảm bảo các khoang miệng, họng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch súc họng hoặc nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng.
Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe chống lại các tác nhân, gốc tự do gây bệnh
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe chống lại các tác nhân, gốc tự do gây bệnh.
  • Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm nặng, đặc biệt là những khu vực đang bùng phát dịch. Người bệnh cần mang khẩu trang khi ra ngoài nhằm bảo vệ đường hô hấp trước tác nhân gây hại.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức, áp lực, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài. Bởi khi cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng sẽ tạo điều kiện cho các gốc tự do, vi khuẩn tấn công.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi ngột đột.
  • Người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Đồng thời, sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường về sức khỏe, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị và khắc phục kịp thời, hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Viêm amidan có lây không, có di truyền không?” và một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Các triệu chứng của bệnh lý không có khả năng lây nhiễm như lại có liên hệ với yếu tố di truyền. Do đó, những trường hợp có ba mẹ, ông bà có tiền sử mắc bệnh viêm amidan cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh lý. Nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm amidan, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại

Cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại?

"Cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại?" là vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc. Vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng...

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không?

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật ngoại trú...

Phương pháp cắt amidan

9 Phương pháp cắt amidan an toàn và phổ biến hiện nay

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn