Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị an toàn

Phân biệt biểu hiện của viêm amidan và viêm họng

Mẹo chữa viêm amidan đơn giản với nắm lá tía tô trong vườn

Cắt amidan có uống nước đá được không?

Viêm amidan đáy lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan là một trong rất nhiều những mẹo được lưu truyền trong dân gian nhờ đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng đau tự nhiên. Tuy nhiên, sử dụng lá trầu không như thế nào đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn thì không phải ai cũng biết.  

Thực hư công dụng của lá trầu không chữa amidan

Viêm amidan là bệnh lý nhiễm trùng với biểu hiện đặc trưng là tình trạng khối amidan sưng to do nhiễm trùng. Bệnh này được đánh giá không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ quan, lơ là trong việc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó chữa trị dứt điểm.

Hiện nay, có rất nhiều cách để chữa trị như dùng thuốc chữa trị viêm amidan, phẫu  uống thuốc Đông y…Trong số đó, không thể không nhắc đến các giải pháp chữa bệnh viêm amidan không dùng thuốc đó chính là từ các mẹo dân gian và điển hình trong bài viết này chúng tôi muốn nhắc đến chính là lá trầu không.

Lá trầu không chữa amidan
Dùng lá trầu không chữa viêm amidan là một trong những mẹo được lưu truyền rộng rãi trong dân gian

Lá trầu không có tên khoa học là Piper Betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae,  trong dân gian còn có tên gọi khác là thổ lâu hay thược tương. Loại cây này được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam và nhiều quốc gia thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Philiipin,…

Loại cây này thuộc nhóm dây leo, thân thảo, phần cuống có bẹ với chiều dài khác nhau. Còn phần lá trầu không hình trái tim, đầu thuôn nhọn, chiều dài khoảng 4 – 9 cm.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không vốn có vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ ôn trung hòa khí, khu phu, tán hành, hóa đờm, trị ho, tiêu thũng chỉ thống…Vì vậy, không có gì phải bàn cãi về tác dụng của lá trầu không trong việc chữa các bệnh lý về đường hô hấp điển hình như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lá trầu không và khẳng định rằng nó có chứa rất nhiều hoạt chất có ích trong việc hỗ trợ ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đang trú ngụ bên trong các xoang mũi, cổ họng…như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn…

Đồng thời, hàm lượng lớn chất tinh dầu tự nhiên trong lá trầu giúp giảm đau, kháng viêm, giảm dần tình trạng ho khan hoặc ho có đờm, giảm ngứa ngáy, đau rát cổ họng…nhanh chóng.

Vì vậy, có thể thấy rằng lá trầu không là một trong những loại thảo dược quý có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan nói riêng và các bệnh lý về đường hô hấp nói chung tương đối hiệu quả. Để làm tăng kết quả điều trị người bệnh nên kết hợp lá trầu không cùng các loại nguyên liệu tự nhiên khác để nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Đánh giá ưu và nhược điểm của lá trầu không chữa viêm amidan

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng là trầu không có khả năng chữa viêm amidan. Tuy nhiên, bất kỳ một phương pháp trị bệnh nào cũng có những ưu điểm nổi trội riêng và tồn tại các nhược điểm. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Lá trầu không là nguyên liệu 100% tự nhiên nên khi sử dụng để chữa viêm amidan người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm vì mức độ an toàn, lành tính của nó. Bởi vậy, đây cũng là lý do lý giải tại sao mẹo này lại phù hợp với mọi đối tượng.
  • Dùng lá trầu không chữa viêm amidan là mẹo dân gian nên cách thực hiện rất đơn giản, dễ thực hiện và không làm tốn nhiều thời gian.
  • Bạn có thể tìm thấy lá trầu không cùng các loại nguyên liệu kết hợp với nó ở bất kỳ đâu, chẳng hạn ngay tại vườn nhà hoặc tìm mua ở những nơi chuyên bán dược liệu với giá cả rất rẻ, tiết kiệm chi phí tối đa.
Lá trầu không chữa amidan
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng lá trầu không chữa amidan vì cách này rất an toàn nhờ nguyên liệu tự nhiên lành tính

Nhược điểm

  • Vì là mẹo dân gian nên tác dụng mà nó mang lại thường mất nhiều thời gian hơn so với điều trị bằng thuốc Tây. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị tâm lý kiên nhẫn và kiên trì thực hiện lâu dài mới cảm nhận được hiệu quả.
  • Sự hiệu quả của phương pháp này không chỉ phụ thuộc vào cách làm mà chủ yếu còn dựa vào cơ địa của từng người cũng như mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Vì vậy, không phải ai áp dụng cũng đem lại hiệu quả rõ ràng.
  • Đừng nghĩ lá trầu không là thảo dược tự nhiên nên không nguy hiểm. Thực tế nếu người bệnh quá lạm dụng nó, sử dụng sai cách, liều lượng không phù hợp với tình trạng bệnh sẽ gây ra tình trạng làm mất sắc tố da, bỏng da…

Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về mức độ nặng nhẹ của bệnh để quyết định có nên sử dụng lá trầu không chữa viêm amidan hay không. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ cũng như rủi ro ngoài ý muốn.

9 cách chữa viêm amidan bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả

Sử dụng lá trầu không để chữa viêm amidan có rất nhiều cách thực hiện. Dưới đây là 9 cách thực hiện đơn giản và dễ làm mà người bệnh có thể tham khảo thực hiện:

1. Nhai sống lá trầu không

Nhai trực tiếp là trầu không tươi sẽ giúp giữ được trọn vẹn các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, khi vào trong cơ thể sẽ phát huy tác dụng và trị viêm amidan tốt hơn. Đây được xem là ưu điểm vượt trội hơn hẳn của phương pháp này.

Tuy nhiên, cách này khá kén người thực hiện vì không phải ai cũng có thể chịu được vị cay nồng, mùi hăng của lá trầu không tươi. Nếu nhai không quen sẽ khiến người bệnh phải nhăn mặt ngay từ lần nhai đầu tiên, thậm chí là buồn nôn. Ngược lại, với những người thường xuyên nhai trầu, nhất là người lớn tuổi thì áp dụng cách này rất đơn giản.

Lá trầu không chữa amidan
Nhai trực tiếp lá trầu không tuy hơi khó thực hiện vì mùi hăng khó chịu nhưng đảm bảo hiệu quả cực kỳ tốt

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút.
  • Xả lại với nước nhiều lần cho sạch và vớt ra để ráo.
  • Vo tròn lá lại thành miếng nhỏ và cho vào miệng nhai cùng một vài hạt muối. Nên nhai thật chậm rãi đến khi ra nước trầu thì nuốt nước, nhả bỏ bã.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần và thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.

2. Uống nước cốt lá trầu không

Xét về bản chất thì cách này cũng tương tự như cách ở trên, tuy nhiên người bệnh sẽ không phải nhai nuốt nước lá trầu không rất hăng và khó chịu. Cách này đơn giản hơn và cũng đem lại hiệu quả không kém. Lưu ý phương pháp này chỉ dành cho những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và chống chỉ định trong trường hợp viêm amidan ở trẻ em.

Cách thực hiện: 

  • Dùng 6, 7 lá trầu không tươi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó xả lại nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Xay nhuyễn phần lá cùng nước sôi để nguội, lọc lấy phần nước cốt.
  • Chia nước cốt lá trầu không làm 2 phần và uống 2 lần sáng, tối sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.

3. Nấu nước lá trầu không

Cách này rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian. Đây cũng là phương pháp thích hợp dành cho những người bệnh không muốn sử dụng nước cốt lá trầu không nguyên chất. Bởi lá trầu không khi nấu sôi sẽ giảm bớt độ hăng, cay nồng, the và dễ uống hơn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối trong vòng 15 phút thì vớt ra để ráo.
  • Cho vào nồi nấu cùng 200ml nước, nước sôi bùng lên và thấy màu nước chuyển sang hơi xanh thì tắt bếp đợi cho nguội bớt.
  • Lọc lấy phần nước lá trầu không và chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 5 – 7 ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của bệnh.

4. Lá trầu không kết hợp với mật ong

Mật ong được biết đến với khả năng đặc biệt trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ho, viêm họng và viêm amidan vô cùng hiệu quả. Trong mật ong có chứa đến 80% đường Glucozo cùng rất nhiều các hoạt chất có ích khác như Magie, Canxi, Photpho cùng các loại vitamin B, C.

Lá trầu không chữa amidan
Mật ong kết hợp lá trầu không vừa làm dịu các cơn đau rát cổ họng, diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng rõ rệt sau vài ngày sử dụng

Nhờ vậy, khi vào trong cơ thể mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tái tạo niêm mạc cổ họng bị tổn thương, ức chế mầm bệnh, giảm các triệu chứng ho, đau rát cổ họng nhanh chóng. Vì vậy kết hợp lá trầu không cùng mật ong được xem là bài thuốc cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 4 – 5 lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá.
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát lá trầu không rồi cho vào 300ml nước sôi, khuấy đều rồi để yên trong 30 phút rồi dùng ray lọc bỏ phần bã lá.
  • Cho vào 3 – 4 muỗng mật ong nguyên chất vào nước cốt, khuấy đều hỗn hợp lên rồi uống.
  • Liều dùng thích hợp là uống 2 lần/ ngày, mỗi lần uống khoảng 400 – 500ml và kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần.

5. Lá trầu không kết hợp với nghệ tươi

Theo các nghiên cứu khoa học, trong nghệ có chứa hàm lượng chất Curcumin cao có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, ức chế sự xâm nhập của chúng đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật.

Không những vậy, hoạt chất Curcumin này cũng có tác dụng làm lành lớp niêm mạc amidan bị tổn thương, làm giảm thiểu tối đa các triệu chứng đau rát, sưng đỏ ở cổ họng.

Cách thực hiện:

  • Dùng 4 lá trầu không tươi rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Còn nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch.
  • Cho 2 nguyên liệu này vào máy xay hoặc cối giã thật nhuyễn nhừ, sau đó cho vào khoảng 150ml nước sôi, khuấy đều để các tinh chất trong phần bã hòa tan hết vào nước.
  • Lọc lấy nước, bỏ bã và chia làm 5 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Khi uống nên ngậm lại trong miệng khoảng 1 – 2 phút rồi mới nuốt để tăng hiệu quả.

6. Lá trầu không kết hợp với gừng

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay nồng, được xếp vào nhóm các vị thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh viêm amidan như ho có đờm, đau rát cổ họng, sưng đỏ…Hoạt chất Gingerol và Cineol trong gừng được nghiên cứu có khả năng sát trùng, diệt khuẩn tốt.

Vì vậy, khi kết hợp lá trầu không và gừng với nhau sẽ càng làm tăng sự hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh viêm amidan, rút ngắn thời gian trị bệnh và mang đến cảm giác dễ chịu.

Lá trầu không chữa amidan
Gừng và là trầu không là sự kết hợp hoàn hảo giúp sát khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan tốt

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 9, 10 lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
  • Xay nhuyễn gừng và lá trầu không, sau đó cho vào 200ml nước sôi, khuấy đều mạnh tay để các tinh chất tiết ra hòa tan vào nước.
  • Dùng ray lọc lấy nước, bỏ bã và chia làm 2 phần đều nhau, uống hết trong ngày, sau mỗi bữa ăn.
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được sự cải thiện đáng kể của bệnh.

7. Lá trầu không kết hợp với nhục đậu khấu và nụ đinh hương

Cả nhục đậu khấu và đinh hương đều là những vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y. Chúng có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn hiệu quả nhờ đặc tính ấm, chứa các hoạt chất quý giúp ức chế, ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Nếu để ý ta sẽ thấy 2 loại nguyên liệu này được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về đường hô hấp và viêm amidan là một trong số đó. Vì vậy, khi kết hợp cùng lá trầu không thì không còn gì phải bàn cãi về tác dụng trị bệnh công hiệu của nó.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 600ml nước
  • Nước sôi bùng lên thì chỉnh nhỏ lửa, tiếp tục nấu cho đến khi thấy phần nước thuốc cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc để cho nguội bớt thì uống hết trong ngày với 3 cữ sáng, trưa và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

8. Lá trầu không kết hợp với dầu mù tạt

Có lẽ, mù tạt là loại dược liệu ít người biết đến nhất nhưng trên thực tế nó lại có khả năng hỗ trợ chữa trị bệnh viêm amidan rất tốt. Theo quan niện của Y học cổ truyền, mù tạt có vị cay nồng, kèm theo khả năng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu đờm, giảm ho và làm lành vết thương đáng kể. Nhất là khi kết hợp với lá trầu không sẽ càng làm tăng gấp nhiều lần khả năng điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng rồi để ráo.
  • Nhúng lá trầu vào dầu mù tạt rồi hơ qua lửa, khi thấy đã đủ độ nóng vừa phải thì bạn hãy áp trực tiếp lá lên ngực, đến khi lá nguội thì thay lá khác.
  • Cứ tuần tự làm khoảng 15 lá, ngày làm 1 – 2 lần sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh viêm amidan.

9. Lá trầu không kết hợp với củ nén

Củ nén hay còn gọi với cái tên khác là củ hành tăm. Theo Y học cổ truyền củ nén có tính ấm, vị cay, mùi nồng hăng và có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu viêm, giảm ho, trị phong hàn…nên cực kỳ phù hợp dùng để chữa trị các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng…

Ngoài ra, các hoạt chất quý trong củ nén như pentylhydrodisulfid, metylpen – tyldisulfid, silicium, tinh dầu lưu huỳnh cùng nhiều loại vitamin A, B, C theo y học hiện đại có khả năng đào thải những tác nhân xấu, ức chế sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn vào trong cơ thể và gây bệnh, trị bệnh ho có đờm, bệnh cảm cúm, thậm chí là ngừa ung thư hiệu quả.

Lá trầu không chữa amidan
Sử dụng lá trầu không kết hợp với củ nén giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh viêm amidan

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 9 – 10 lá trầu không rửa thật sạch và ngâm vào nước muối loãng 15 phút. 9 củ nén cũng rửa thật sạch loại bỏ đất cát.
  • Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay hoặc cối giã. Sau khi nát nhừ thì tiếp tục cho vào 200ml nước lọc, khuấy thật đều rồi để yên khoảng 30 phút cho các tinh chất hòa tan vào nước.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã và chia làm 2 lần uống sáng tối.

Những đối tượng không được sử dụng lá trầu không chữa viêm amidan

Mặc dù hiệu quả của phương pháp này rất rõ ràng và được đánh giá là lành tính, an toàn nhưng trên thực tế thì không phải ai cũng có thể áp dụng được. Cụ thể như:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Những người đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày…
  • Những người mắc một số các bệnh lý khác chưa rõ cách điều trị cũng nên tránh tự ý áp dụng phương pháp này.

Đối với những trường hợp có thể sử dụng lá trầu không để chữa viêm amidan mà thấy xuất hiện các triệu chứng bất ổn như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói…thì nên ngưng lại ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời trước khi quá trễ.

Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không để chữa viêm amidan

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh cũng như nhận được tối đa công năng điều trị bệnh của lá trầu không, bạn nên lưu ý kỹ một số điều sau đây:

  • Nên ưu tiên chọn những lá trầu không già, bánh tẻ có màu xanh đậm vì chúng sẽ chứa nhiều tinh dầu cũng như các hoạt chất chữa bệnh hơn những lá còn non.
  • Vì bề mặt lá trầu không bám rất nhiều bụi bẩn nên bắt buộc phải rửa sạch lá và ngâm qua nước muối khoảng 15 phút mới được sử dụng.
  • Trong các bài thuốc trên thì trầu không, mật ong và củ nén là 3 nguyên liệu không thể kết hợp cùng lúc vì dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng bất kỳ bài thuốc nào trên đây để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Chỉ sử dụng trong thời gian quy định, nếu không hiệu quả thì ngưng lại và tìm phương pháp điều khác phù hợp hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin khoáng chất và tập luyện, vận động hằng ngày, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng, súc nước muối…để làm sạch vùng họng, khoang miệng, tiêu diệt mọi loại vi khuẩn đang tồn tại và có nguy cơ gây bệnh.
Lá trầu không chữa amidan
Súc miệng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh răng miệng là cách để tiêu diệt mọi ổ viêm có nguy cơ gây bệnh

Tóm lại, dùng lá trầu không chữa viêm amidan là một mẹo dân gian được lưu truyền từ đời xưa nhưng lại rất công hiệu. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh trong giai đoạn cấp tính.

Nếu bệnh ngày càng nặng hơn và chuyển sang mãn tính thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám, chẩn đoán và tiếp nhận điều trị chuyên sâu kịp thời, đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

phẫu thuật cắt amidan bằng máy coblator

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator: Quy trình và chi phí

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator là một trong những biện pháp chữa trị viêm amidan phổ biến. Phương pháp này được đánh giá tân tiến bậc nhất hiện nay...

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không?

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật ngoại trú...

Phương pháp cắt amidan

9 Phương pháp cắt amidan an toàn và phổ biến hiện nay

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn