Sau khi cắt amidan nên ăn gì và kiêng những gì nhanh khỏi?

Top 10 thuốc chữa trị viêm amidan được đánh giá cao hiện nay

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có nên cắt không?

Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không là câu hỏi thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh nhưng chưa có câu trả lời chính xác. Thực tế, bệnh viêm amidan hốc mủ có thể kéo dài khá lâu, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. 

Bệnh viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là một dạng của bệnh viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến ở những trẻ em hoặc những người có hệ miễn dịch còn yếu ớt. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công quá mức và ồ ạt của một số các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus (Andenovirus, virus cúm, sởi, ho gà, Rhinovirus, khuẩn liên tụ cầu, Hemophilus…). Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như yếu tố môi trường ( khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất), các yếu tố cá nhân (ăn uống thiếu chất, vệ sinh răng miệng kém)… cũng có thể gây ra viêm amidan hốc mủ.

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
Viêm amidan hốc mủ là một dạng của bệnh viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến ở những đứa trẻ hoặc những người có hệ miễn dịch yếu ớt

Các nguyên nhân này tác động đến các cơ quan Tai – Mũi – Họng khiến cho khối amidan vốn đang bình thường phải hoạt động quá sức. Và hậu quả là biến tình trạng amidan sưng đỏ, to ra do viêm nhiễm kèm theo sự xuất hiện của các khối dịch mủ nằm bên trong các hốc mủ mà có thể dễ dàng nhìn thấy mỗi khi há miệng ra. Cùng với đó là một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Khó khạc nhổ đờm ra ngoài do cổ họng bị bám đặc bởi các lớp dịch dày.
  • Khó khăn trong việc nhai nuốt vì các cơn đau rát ở cổ. Thậm chí nó còn lây sang 2 bên hàm khiến người bệnh ăn ngủ không yên.
  • Gây sốt cao kéo dài
  • Hơi thở có mùi hôi do dịch mủ nằm lâu trong các khe hốc không được tống ra ngoài.

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?

Trên thực tế, viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ của bệnh, phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định… Trong đó, với những trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian mà không cần phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, nếu nặng thì bắt buộc phải áp dụng một số các biện pháp đặc trị như sử dụng thuốc chữa viêm amidan (thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau…), các bài thuốc Đông y chuyên trị… và phương pháp cuối cùng được chỉ định thực hiện là phẫu thuật cắt amidan nếu tất cả các biện pháp ban đầu không đáp ứng điều trị.

Viêm amidan hốc mủ có thể tự khỏi hoàn toàn nếu đáp ứng tốt các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, phát hiện bệnh sớm ngay từ khi bệnh vừa khởi phát các triệu chứng. Người bệnh tích cực điều trị theo đúng chuyên môn (có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ) để tránh những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Thứ hai, tiến hành chăm sóc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đều đặn mỗi ngày và xử lý kịp thời các triệu chứng đúng cách, tránh biến chứng.

Bên cạnh đó, viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi cũng là câu hỏi không ít người thắc mắc. Đối với giai đoạn cấp tính, nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách thì chỉ mất khoảng 10 ngày là sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh nặng, triệu chứng nguy hiểm, biến chứng phức tạp thì thời gian khỏi bệnh là không xác định được vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
Viêm amidan hốc mủ có thể tự khỏi nếu ở giai đoạn cấp tính được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách

Tuy nhiên, viêm amidan hốc mủ vẫn là một căn bệnh dễ tái phát, tuy nhiên chỉ cần biết cách chăm sóc, vệ sinh kỹ càng và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì chắc chắn sẽ không gây ra bất kỳ nguy cơ nào.

Nhiều người có ý định cắt bỏ amidan dù bệnh không nặng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, amidan là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe miễn dịch và chống lại các tác nhân từ bên ngoài có khả năng gây bệnh. Trên thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp cắt khối viêm amidan nhưng bệnh không những không mai khỏi mà còn gây ra các bệnh khác như viêm họng mạn tính, viêm thanh quản….

Do đó, thay vì cứ bồn chồn lo lắng viêm amidan hốc mủ có tự khỏi hay không thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện Tai – Mũi – Họng để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp và an toàn. Tránh tự ý điều trị theo các cách chưa được kiểm chứng, không tự mua thuốc uống vì nó không chỉ không giúp khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ tái phát nghiêm trọng hơn.

Gợi ý một số mẹo dân gian hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ không cần dùng thuốc

Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc nếu bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng vừa khởi phát chưa nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh chỉ cần áp dụng một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà đơn giản, không mất nhiều thờ gian là có thể đẩy lùi bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

  • Tỏi: Tỏi là nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và đặc biệt là có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trong đó có bệnh viêm amidan hốc mủ. Cách thực hiện đơn giản như sau: tỏi cắt lát mỏng cho vào tô, thêm vào vài muỗng mật ong rồi đem đi hấp cách thủy. Hoặc bạn cũng có thể xay tỏi cho nhuyễn, lấy nước cốt trộn với mật ong và ngậm mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Dùng muối: Muối có tính sát khuẩn và chống viêm cao, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng, đường hô hấp. Bạn có thể dùng muối pha nước ấm để súc miệng, ngậm muối trong miệng để làm sạch khoang miệng, cổ họng để làm sạch các ổ khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả hơn.
  • Quả mơ: Mơ có tác dụng chữa viêm amidan hốc mủ là bài thuốc hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, vì vị chua đặc trưng của mơ nên cũng có rất ít người chịu áp dụng. Bạn sử dụng mơ ngâm với đường, ngâm khoảng 10 – 15 ngày hoặc lâu hơn nếu muốn. Khi sử dụng, lấy một ít nước mơ pha với nước ấm và uống hết. Kiên trì áp dụng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
Các mẹo dân gian từ thảo dược như gừng, mật ong, chanh… đem lại hiệu quả điều trị rất tốt trong trường hợp bị viêm amidan hốc mủ nhẹ
  • Uống trà hoa cúc: Hoa cúc là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến và có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, tăng cường hàng rào bảo vệ, làm lành các vết thương tổn trên bề mặt amidan. Để trị viêm amidan hốc mủ, sử dụng 200 gram hoa cúc sắc cùng 2 lít nước khoảng 30 phút. Nước sôi và cạn bớt thì tắt bếp, lọc lấy nước, cho mật ong vào rồi uống vài lần trong ngày.
  • Mật ong và gừng: Cả mật ong và gừng đều là những loại thực phẩm có khả năng chống viêm, diệt khuẩn hiệu quả và an toàn. Cách tốt nhất là dùng gừng và mật ong đem đi chưng cách thủy, lấy phần nước cốt tiết ra uống từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng sưng viêm amidan.
  • Lá húng chanh: Trong dân gian và các bài thuốc Nam, lá húng chanh còn được biết đến với khả năng chống khuẩn rất hiệu quả. Người bệnh sử dụng lá húng chanh và đường phèn đi hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Lấy phần nước cốt uống từ 2 – 3 lần trong ngày, kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
  • Tỏi và bột quế: Tỏi là một trong những nguyên liệu được đánh giá có tính kháng viêm, chống khuẩn cực cao nên có thể dùng để trị viêm amian hốc mủ khá hữu hiệu. Bạn có thể sử dụng tỏi xay nhuyễn lấy nước cốt để ngậm trong miệng trong khoảng 1 – 2 phút rồi nhổ bỏ đi. Hoặc cách khác là trộn 1 muỗng tỏi băm nhuyễn trộn cùng với 1/4 muỗng bột quế pha cùng nước ấm để ngậm nhiều lần để tiêu diệt ổ khuẩn và ức chế tình trạng viêm nhiễm.

Đây là những cách đơn giản và dễ làm, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà vừa không mất nhiều thời gian lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bất kỳ biện pháp nào cũng chỉ nên áp dụng vài ngày, nếu không thấy tình trạng bệnh chuyển biến tốt, ngược lại còn ngày càng nặng, nghiêm trọng hơn thì nên ngưng ngay và đến bệnh viện thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh hiệu quả

Để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ nguy hiểm, tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và cân đối lượng chất này đều trog các bữa ăn. Bởi chỉ khi cơ thể đủ chất mới có thể duy trì sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn, virus. Tránh dung nạp các loại thực phẩm không dinh dưỡng, thay vào đó là thực phẩm lành mạnh, dễ hấp thụ và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi…
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Một trong những nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ là do vệ sinh răng miệng kém. Đây chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, virus sinh sôi và gây ra bệnh. Vì vậy, phải giữ gìn vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng ngày 2 lần, sáng khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ. Bên cạnh đó, nên thường xuyên đến nha sĩ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
  • Súc miệng mỗi ngày: Vì cấu trúc của amidan có nhiều khe hốc nên việc đánh răng không thể diệt được các ổ khuẩn tại đây. Vì vậy, tốt nhất bạn nên kết hợp súc miệng hằng ngày bằng nước muối tự pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: Các thói quen sống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức, ít vận động… cũng là những nguyên nhân khiến cơ thể bị tổn hại do hệ miễn dịch bị bào mòn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hốc mủ. Đặc biệt, sử dụng các thực phẩm lạnh, nước đá cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này.
Viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của các loại vi khuẩn

Dù cho viêm amidan có tự khỏi hay không thì bạn cũng cần phải thực hiện các thói quen sống lành mạnh, ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh từ sớm. Tự ý thức nâng cao sức khỏe không chỉ giúp bệnh nhanh khỏi mà còn mang đến một nguồn năng lượng dồi dào, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh chống lại mọi bệnh tật một cách hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm amidan ho khạc ra máu có nguy hiểm không?

Viêm amidan ho khạc ra máu là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa. Tình...

Viêm amidan gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả

Viêm amidan gây hôi miệng là tình trạng rất nhiều người gặp phải và gây trở ngại đến việc giao tiếp hàng ngày. Điều này đã ảnh hưởng đến công...

Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Bệnh tiến triển dai dẳng với biểu hiện lâm sàng tương đối...

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và xử lý

Viêm amidan cấp là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường gây sốt cao đột ngột kèm theo tình trạng cổ họng khô, đau rát, amidan sưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn