Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Viêm da cơ địa ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị tốt nhất

Viêm da cơ địa ở mặt thường gây ra các triệu chứng dai dẳng, tái phát liên tục gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần có các biện pháp chăm sóc, xử lý kịp thời để hạn chế rủi ro và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên mặt
Viêm da cơ địa trên mặt gây tổn thương da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh

Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?

Viêm da cơ địa ở mặt hay còn gọi là chàm da mặt. Đây là một bệnh lý da liễu gây khô, đỏ, bong tróc da. Bên cạnh đó, da mặt tương đối mỏng, nhạy cảm và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng. Do đó, bệnh chàm da mặt thường khó điều trị, dễ tái phát và có thể gây sẹo nếu không được xử lý, chăm sóc phù hợp.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm da cơ địa ở mặt có thể gây sưng, phù nề, chảy dịch mủ, gây nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Tình trạng này có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể như tai, gáy, cổ,… Do đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin về bệnh chàm da mặt để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt

Hiện tại nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này thường được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền và tác động của môi trường.

viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không
Dị ứng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên mặt phổ biến nhất

Ngoài ra, một số yếu tố và tác nhân có thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa ở mặt bao gồm:

– Dị ứng mỹ phẩm:

Một số sản phẩm chăm sóc da bao gồm kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, nước tẩy trang,… có thể chứa các thành phần gây dị ứng và dẫn đến các dấu hiệu viêm da cơ địa.

– Do yếu tố cơ địa:

Viêm da cơ địa ở mặt thường có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và phụ nữ. Hai nhóm đối tượng này có làn da tương đối mỏng và dễ bị tác động, trong khi da mặt nam giới thường dày, khỏe nên ít khi gặp tình trạng chàm da mặt.

– Vệ sinh kém:

Da mặt thường tiếp xúc với nhiều yếu tố có thể gây kích ứng, đặc biệt là những người thường xuyên trang điểm. Do đó, vệ sinh kém, không tẩy trang có thể làm dầu thừa, bụi bẩn,… gây tổn thương bề mặt da và gây ra các dấu hiệu chàm da mặt.

– Không có biện pháp chống nắng:

Da mặt thường nhạy cảm và dễ bị kích ứng so với da ở các khu vực khác. Vì vậy việc để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến da bị tổn thương và gây ra bệnh chàm ở mặt.

– Thiếu nước:

70% cơ thể người là nước. Do đó, thiếu nước có thể dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể bao gồm các cấu trúc da. Bên cạnh đó, chức năng bài tiết, thải độc, lọc bỏ các chất cặn của gan và thận suy giảm nếu thiếu nước. Điều này dẫn đến việc bài tiết qua da và có thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa trên mặt.

Ngoài ra, các yếu tố kích ứng khác có thể bao gồm ô nhiễm môi trường, căng thẳng, khí hậu hoặc liên quan đến các bệnh viêm da khác như chàm – Eczema. Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh cũng có thể liên quan đến loại sữa, thức ăn và các yếu tố liên quan khác.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mặt

Hầu hết các trường hợp viêm da ở mặt không có các dấu hiệu nhận biết điển hình. Do đó, bệnh thường dễ bị nhầm lẫn thành viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc và các bệnh lý tương tự khác.

Các triệu chứng viêm da cơ địa trên mặt cũng tương tự như viêm da cơ địa ở các bộ phận khác trên cơ thể như khô da, đỏ, ngứa và khó chịu. Một số người bệnh có thể cảm thấy châm chích hoặc nóng rát trên da mặt.

Ngoài ra, các biểu hiện và triệu chứng chàm da mặt thường phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh:

  • Hai bên vùng má thường dễ bị tổn thương, xuất hiện các mảng da đỏ hoặc hồng
  • Đôi khi da có thể nổi nhiều mụn nước li ti, gây chảy dịch, mủ và sưng phù
  • Da rất khô, có thể đóng thành vảy và gây ngứa

Các triệu chứng thường kéo dài, và thường phát triển thành mãn tính. Ngoài ra, bệnh cũng có xu hướng tự cải thiện khi trẻ đến tuổi đi học hoặc vị thành niên.

bệnh viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến hai bên má

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mặt người lớn:

  • Da bị kích ứng gây nổi mề đay trên mặt thành từng mảng đỏ hoặc hơi hồng
  • Vùng da bệnh ngứa âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là khi bị tác động với các yếu tố kích thích
  • Đôi khi da có thể hình thành mụn nước có mủ, gây đau đớn
  • Các dấu hiệu bệnh thường tập trung ở trán, xung quanh mắt và da đầu

Chàm da mặt ở người lớn thường được cải thiện nhanh hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi hồi phục, da có thể xuất hiện sẹo hoặc các vết thâm da.

Viêm da cơ địa ở mặt có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa đều lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm da cơ địa ở mặt có thể dẫn đến một số ảnh hưởng bao gồm:

  • Gây mất thẩm mỹ: Viêm da cơ địa trên mặt gây hưởng trực tiếp đến ngoại hình của người bệnh. Điều này dẫn đến việc tự ti, ngại giao tiếp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Nếu xuất hiện xung quanh mắt, các triệu chứng viêm da cơ địa có thể gây viêm kết mạc dị ứng. Tình trạng này gây đau, đỏ, ngứa và chảy nước mắt. Đôi khi có thể ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh không có biện pháp điều trị và chăm sóc khi bệnh khởi phát. Điều này có thể tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn và một số loại nấm tấn công bề mặt da gây bội nhiễm.

Biện pháp điều trị viêm da cơ địa trên mặt

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm viêm da cơ địa trên mặt. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát bằng một số biện pháp như:

1. Điều trị viêm da cơ địa trên mặt ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh tương đối mỏng và dễ bị tổn thương. Do đó, các biện pháp điều trị thường là cải thiện tại nhà không dùng thuốc. Các biện pháp cụ thể thường là:

  • Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý 0.9%: Điều này có thể làm dịu da, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Dưỡng ẩm da: Một số loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng như Eucerin hoặc Aderma có thể cải thiện tình trạng khô da, giúp dưỡng ẩm và hạn chế tình trạng nứt nẻ trên bề mặt da.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh
Vệ sinh và dưỡng ẩm là cách điều viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh phổ biến nhất

2. Điều trị viêm da cơ địa trên mặt ở người lớn

Ở người lớn, viêm da cơ địa thường được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống. Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa phổ biến thường bao gồm:

viêm da cơ địa ở mặt người lớn
Viêm da cơ địa ở mặt người lớn thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi và thuốc uống
  • Hồ nước: Đây là sản phẩm của Viện da liễu Hà Nội thường được chỉ định để giảm viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, thuốc có thể làm khô da nên chỉ được khuyên dùng ở trường hợp cấp tính và bán cấp tính.
  • Kem Steroid: Đây là các loại thuốc có thể hạn chế tình trạng đỏ và ngứa da do viêm da cơ địa mang lại. Kem thường được chỉ định sử dụng hai lần trong ngày và liên tục trong vài tuần để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, kem Steroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm làm mỏng da và thay đổi màu da. Do đó, sử dụng thuốc theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc kháng Histamine dạng bôi: Các loại thuốc kháng Histamine dạng bôi có thể hỗ trợ giảm ngứa và chống lại các triệu chứng dị ứng. Thuốc được cho là an toàn khi điều trị chàm da mặt.
  • Thuốc kháng Histamine đường uống: Các trường hợp viêm da gây ngứa dữ dội, bác sĩ có thể cần nhắc kê thuốc đường uống để cải thiện các triệu chứng.
  • Thuốc chống nấm: Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống nấm để điều trị.

Ngoài ra, quang trị liệu cũng là một biện pháp được cho là mang lại hiệu quả tương đối cao ở các trường hợp viêm da cơ địa ở mặt trung bình và nặng. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Do đó, trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành điều trị.

Cách chăm sóc da khi bị viêm da cơ địa trên mặt

Viêm da cơ địa trên mặt, đặc biệt là ở người lớn thường dẫn đến sẹo thâm. Điều này gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti. Do đó, sau khi điều trị, người bệnh có thể tiến hành một số biện pháp cải thiện tình trạng da như:

1. Dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm thường xuyên là cách chăm sóc da mặt phổ biến và mang lại hiệu quả cao khi điều trị chàm da mặt trong giai đoạn cấp tính. Cung cấp ẩm cải thiện tình trạng khô, bong tróc và giúp làm mềm da.

Các sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến bao gồm:

  • Cetaphil
  • Eucerin
  • Vaseline
  • Aquaphor

Thời gian tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi rửa mặt. Ngoài ra, nếu kem dưỡng ẩm khiến da nhờn, người bệnh có thể sử dụng kem vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Làm sạch da đúng cách

Sử dụng xà phòng, sữa rửa mặt phù hợp để tránh gây kích ứng da. Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm vệ sinh làm sạch bụi bẩn, dầu thừa nhẹ nhàng, an toàn và không chứa các thành phần gây kích ứng da.

Bên cạnh đó, khi rửa mặt hoặc tắm người bệnh nên dùng nước mát hoặc nước ấm. Nước quá nóng có thể gây kích thích, tổn thương bề mặt da và gây ngứa.

viêm da cơ địa ở mặt
Rửa mặt bằng nước mát và các sản phẩm không kích ứng da để ngăn ngừa chàm da mặt

3. Che chắn khi cần ra ngoài

Chàm da mặt có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, sử dụng kem chống nắng phù hợp hoặc có biện pháp che chắn cẩn thận khi cần ra ngoài.

Viêm da cơ địa ở mặt gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Thuốc bôi và cách chăm sóc cho bé bị viêm da cơ địa

Thuốc bôi và cách chăm sóc cho bé bị viêm da cơ địa

Các sản phẩm Bioderma Cicabio, Dexeryl, Dexeryl, Cetaphil Moisturizing Cream,... là những loại thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé được sản xuất với công thức dịu nhẹ, có...

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là do đâu? Làm sao ngăn bệnh tái phát

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là hệ quả do điều trị không đúng cách, không cách ly với yếu tố kích thích, hệ miễn dịch suy yếu,...

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng bài thuốc Đông y cổ truyền

Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn và phù hợp với cơ địa của người Á Đông. Thuốc Đông y...

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa nghe có vẻ lạ nhưng lại có hiệu quả rất tốt. Đây là loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên,...

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa rất thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ với mức độ tổn thương trên da không quá nghiêm...

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra và tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn