Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay ở mặt do đâu? Cách xử lý và điều trị

Tình trạng nổi mề đay ở mặt gây nên các mảng da đỏ, ngứa và thường đi kèm với cảm giác nóng rát khi chạm vào. Nếu không được điều trị, khắc phục phù hợp tình trạng này có thể gây tổn thương da vĩnh viễn hoặc gây sẹo, thâm trên mặt.

cách chữa bệnh mề đay trên mặt tại nhà
Nổi mề đay ở mặt là tình trạng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Nổi mề đay trên mặt là gì?

Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả mặt, môi, mắt và tai. Mề đay xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân vật lý hoặc dị nguyên gây dị ứng sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ chất lỏng từ các mạch máu nhỏ. Điều này gây sưng dưới da dẫn đến hình thành các nốt phát ban đỏ và các triệu chứng mề đay khác.

Trong một số trường hợp, mề đay trên mặt có thể đi kèm với tình trạng phù mạch, sưng mặt. Đây là tình trạng tích tụ các chất lỏng sâu dưới da hoặc ở niêm mạc da. Tình trạng phù mạch có thể lan xuống cổ, gáy và cả cánh tay.

Mề đay trên mặt thường là một tình trạng ngắn hạn và sẽ được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi mề đay có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe và bệnh lý khác. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nổi mề đay ở mặt nguyên nhân do đâu

Tình trạng mề đay ở mặt thường xuất hiện khi da mặt tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc cơ thể cho là nguy hiểm. Lúc này cơ thể sẽ giải phóng Histamine vào da mặt để chống lại các tác nhân gây dị ứng. Về cơ bản, khi da mặt tiếp xúc với các chất dị ứng sẽ dẫn đến các triệu chứng mề đay.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, mề đay có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực, cánh tay và một số khu vực lân cận.

nguyên nhân nổi mề đay ở mặt
Dị ứng mỹ phẩm có thể dẫn đến mề đay ở mặt

Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây mề đay trên mặt vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Tuy nhiên, một số tác nhân và yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay thường bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt mà không che chắn hoặc sử dụng các sản phẩm bảo vệ.
  • Sử dụng xà phòng, sản phẩm tẩy rửa (sửa rửa mặt, dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da,…) quá mạnh hoặc chứa các loại hóa chất gây kích ứng da.
  • Tiếp xúc với không khí lạnh, nhiệt độ quá cao hoặc nước.
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm. Thực phẩm dễ gây phản ứng nổi mề đay bao gồm động vật có vỏ, trứng, các loại hạt, quả mọng, sữa, dâu tây, một số loại hạt,…
  • Vết đốt của côn trùng, đặc biệt là ong bắp cày
  • Dị ứng với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế men chuyển như thuốc huyết áp, Penicillin, Aspirin, Sulfa,…
  • Tiếp xúc với một số dị nguyên dị ứng ngoài môi trường như phấn hoa, một số loại thực vật, lông thú cưng, mạt bụi,…
  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch như Lupus ban đỏ hoặc bạch cầu đơn nhân.

Ngoài ra, một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể gây mề đay ở mặt thường bao gồm:

  • Béo phì
  • Phẫu thuật trên mặt (bao gồm đầu, mũi và hàm)
  • Chấn thương trên khuôn mặt
  • Truyền máu
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm xoang
  • Áp xe răng

Bên cạnh đó, một số phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có thể bị mề đay ở mặt. Điều này được giải thích là do thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn mãn kinh làm tăng nguy cơ nổi mề đay. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh đều bị nổi mề đay.

Triệu chứng nổi mề đay ở mặt

Mề đay trên mặt đặc trưng bởi các vết sưng đỏ hoặc hồng nhạt trên da. Mề đay cũng có thể có kích thước khác nhau, tuy nhiên mề đay thường có kích thước nhỏ và tập hợp lại thành nhiều nhóm.

thuốc trị mề đay mẩn ngứa ở mặt
Đôi khi mề đay ở mặt có thể đi kèm với việc sưng môi, mắt, lưỡi và cổ họng

Cụ thể, mề đay trên mặt có thể dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Xuất hiện các nốt mẩn nhỏ nồi sần trên da có màu đỏ hoặc hơi hồng.
  • Ngứa dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát tương tự như bỏng da khi chạm vào.
  • Mặt có thể bị nóng khi chạm vào có thể chuyển sang màu đỏ tươi, tương tự như cảm giác cháy nắng.
  • Có thể đi kèm tình trạng sưng mặt, môi, lưỡi, mí mắt, tai, cổ.
  • Phát ban có thể lan rộng đến tai, cổ, vai, ngực, thậm chí là cánh tay.
  • Khi tình trạng mề đay giảm dần, da có thể bị bong vảy và trở nên nhạy cảm.

Nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không?

Thông thường mề đay trên mặt thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp, tình trạng này có thể được cải thiện một cách nhanh chóng mà không gây ra các biến chứng khác.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp mề đay ở mặt có thể gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu mề đay phát triển ở gần mắt có thể gây viêm kết mạc hoặc ảnh hưởng đến thị lực.

Ngoài ra, trong một số trường hợp mề đay có thể dẫn đến phù mạch gây sưng tấy, đau đớn dưới da. Nếu tình trạng này xuất hiện ở cổ họng, gây sưng khiến người bệnh khó thở và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các vấn đề  như khó thở, sốt, buồn nôn, chóng mặt, mất ý thức,… hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Biện pháp khắc phục tình trạng nổi mề đay ở mặt

Tình trạng mề đay trên mặt cần được điều trị và khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe da và tính thẩm mỹ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp. Một số cách xử lý và điều trị mề đay ở mặt bao gồm:

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Một số biện pháp xử lý tình trạng nổi mề đay ở mặt tại nhà thường bao gồm:

– Chườm lạnh:

Đây là biện nhanh nhất để ngăn ngừa cơn ngứa và các triệu chứng liên quả khác. Người bệnh có thể bọc một vài viên đá lạnh vào vải mỏng và chườm lên khu vực nổi mề đay.

Ngoài ra, rửa mặt bằng nước mắt cũng hỗ trợ làm ẩn da, giảm đau, sưng và hỗ trợ hạn chế tình trạng lây lan của mề đay.

– Rửa mặt với bột yến mạch:

Bột yến mạch được cho là có tác dụng tốt trong việc cải thiện các bệnh lý ngoài da như chàm, vẩy nến và mề đay mẩn ngứa. Yến mạch chứa các hoạt chất chống viêm và oxy hóa, rất tốt cho làn da khô, thô ráp và kích ứng.

Người bệnh có thể dùng yến mạch nguyên chất pha với một ít nước để massage, rửa mặt để cải thiện tình trạng bệnh.

cách chữa dị ứng nổi mề đay trên mặt tại nhà
Hầu hết các trường hợp mề đay trên mặt không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà

– Massage da mặt với muối biển:

Các loại muối biển chuyên dụng có hạt siêu mịn thường được dùng để giảm ngứa, tẩy các tế bào chết và cải thiện các bệnh lý ngoài da. Bên cạnh đó, các loại muối biển cứng chứa nhiều Magie và các khoáng chất giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.

– Dưỡng ẩm bằng các loại dầu thực vật:

Một số loại dầu thực vật khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra một hàng rào bảo vệ da, giúp giảm viêm và cải thiện độ đàn hồi của da. Người bệnh mề đay trên mặt có thể thoa một lượng dầu thực vật vừa đủ lên da khi cần thiết để giữa ẩm và cải thiện các triệu chứng.

Các loại dầu có tác dụng giảm viêm và tạo hàng rào bảo vệ da phổ thường bao gồm:

  • Dầu ô liu: Giúp giảm viêm và chữa lành vết thương
  • Dầu hoa cúc: Hỗ trợ làm dịu da và tạo ra một chất chống viêm hoặc kháng Histamine tại chỗ
  • Dầu dừa: Có tác dụng chống viêm, dưỡng ẩm, cải thiện độ đàn hồi của làn da.
  • Dầu Jojoba: Hỗ trợ chống viêm và cải thiện hàng rào bảo vệ da.

2. Điều trị nổi mề đay ở mặt bằng thuốc

Nếu các biện pháp cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc điều trị mề đay trên mặt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các loại thuốc phổ biến có thể bao gồm:

– Thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc kháng Histamine có tác dụng làm giảm sưng, ngứa, đỏ và cải thiện các triệu chứng phát ban và mề đay. Ngoài ra, thuốc cũng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như chảy nước mắt, khó thở và nghẹt mũi.

Thuốc kháng Histamine có sẵn ở dạng viên nén, thuốc nhỏ mắt, kem, thuốc mỡ, thuốc xịt mũi. Tùy theo nhu cầu mà người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

– Thuốc Corticosteroid:

Các loại thuốc, kem xịt, thuốc nhỏ mắt Corticosteroid có thể hỗ trợ làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng mề đay ở mặt. Ngoài ra, thuốc cũng có sẵn ở dạng nhỏ mũi để cải thiện tình trạng khó thở.

Thuốc Corticosteroid có sẵn ở các nhà thuốc mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế.

Nổi mề đay ở mặt
Trong các trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có thể kê thuốc điều trị mề đay ở mặt

– Liệu pháp miễn dịch:

Đối với các trường hợp mề đay mãn tính hoặc kéo dài bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch để cải thiện các triệu chứng.

Ở liệu pháp này, người bệnh sẽ được cho tiếp xúc dần dần với các chất gây dị ứng và tăng dần lên đến 3 năm. Điều này nhằm mục đích để cơ thể quen dần với các chất dị ứng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tuy nhiên, đôi khi biện pháp này có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Do đó, liệu pháp này nên thực hiện ở văn phòng bác sĩ hoặc theo liệu trình của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trong hầu hết các trường hợp mề đay ở mặt là tình trạng tạm thời và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nổi mề đay – Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Nổi mề đay là một dạng phát ban xảy ra do dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện trên một khu vực hoặc toàn thân. Mề đây có thể bệnh...

Nguyên nhân bị nổi mề đay vào buổi sáng và cách trị

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào buổi sáng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là kích thích...

Cha mẹ an tâm chữa khỏi mề đay cho bé nhờ bí quyết BÍ TRUYỀN 150 năm từ cố vấn y khoa VTV2

Mề đay ở trẻ em thường gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, khiến bé khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe khiến bố mẹ lo lắng . Hiểu được điều...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì? Cách xử lý, điều trị

Nổi mề đay khắp người là triệu chứng thường gặp của một số bệnh dị ứng hoặc các bệnh do nhiễm virus. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn