Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Bị viêm da cơ địa nên kiêng gì, ăn thực phẩm gì tốt?

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Vì thực tế ngoài điều trị y tế, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát đáng kể. 

viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì
Bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì?

Mối liên hệ giữa viêm da cơ địa và chế độ dinh dưỡng

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Thể bệnh này thường khởi phát sớm trong những năm đầu đời và thuyên giảm dần khi trưởng thành. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và kéo dài trong suốt cả cuộc đời.

Chàm thể tạng điển hình với tổn thương da đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, trợt loét, bong vảy tiết và đau rát nhẹ. Sau một thời gian nhất định, tổn thương chuyển sang giai đoạn mãn tính với biểu hiện đặc trưng là da đỏ, sần sùi, khô ráp, có hiện tượng lichen hóa (hằn cổ trâu) và hình thành ranh giới rõ so với những vùng da lành. Ở tất cả các giai đoạn, viêm da cơ địa đều gây ngứa âm ỉ đến dữ dội.

Dù chỉ là bệnh ngoài nhưng chàm thể tạng có cơ chế bệnh sinh phức tạp, đặc điểm bệnh dễ tái phát và căn nguyên chưa được làm rõ. Chính vì vậy, bệnh lý này gần như chưa thể điều trị hoàn toàn. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian dài bùng phát nhưng tỷ lệ chỉ chiếm 50%.

Hiện nay, điều trị viêm da cơ địa còn nhiều bất lợi. Để kiểm soát triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát, cần kết hợp giữa các phương pháp y tế và chế độ chăm sóc khoa học. Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, tác động không nhỏ đến tiến triển của bệnh.

viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì
Điều trị viêm da cơ địa phải kết hợp giữa phương pháp y tế với chế độ chăm sóc khoa học

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm da cơ địa:

  • Chế độ ăn khoa học có thể hạn chế tần suất bệnh tái phát bằng cách không sử dụng thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao.
  • Ăn uống điều độ giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế phản ứng rối loạn đáp ứng miễn dịch đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Từ đó có thể giảm triệu chứng và tần suất bệnh tái phát đáng kể.
  • Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm – đặc biệt là nước, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit amin,… có thể phục hồi tế bào da hư tổn. Đồng thời củng cố màng lipid và bảo vệ da khỏi tác động của “dị nguyên”.
  • Điều chỉnh chế độ ăn có thể giảm áp lực lên gan và thận. Qua đó đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa và đào thải “dị nguyên” ra khỏi cơ thể. Khi dị nguyên được loại bỏ, triệu chứng của viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với bệnh viêm da cơ địa. Dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng thông qua chế độ ăn, bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm nhẹ tổn thương da, kiểm soát ngứa ngáy và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế cho thấy, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể giảm hiện tượng viêm da, ngứa ngáy và đỏ rát. Đồng thời hỗ trợ củng cố màng lipid và bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tăng cường các loại thực phẩm có khả năng cải thiện thể trạng và hệ miễn dịch.

Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm da cơ địa được các chuyên gia khuyến khích bổ sung:

1. Trái cây giàu vitamin – Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Đối với bệnh viêm da cơ địa, vitamin trong các loại trái cây có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và cải thiện sức khỏe làn da rõ rệt.

viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì
Người bị viêm da cơ địa nên tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin để hỗ trợ tái tạo và phục hồi da

Để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, nên tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm chứa các loại vitamin sau:

  • Vitamin A – Vitamin A không chỉ tốt cho thị lực mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với làn da. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung trái cây giàu vitamin A có thể củng cố màng lipid, hạn chế tình trạng mất nước, da khô căng và bong tróc. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng đứt gãy collagen do tác động từ tia UV. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A gồm có dưa dấu, dưa lưới, xoài, quả đào,…
  • Vitamin C – Vitamin C có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, loại vitamin này còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi tế bào da hư tổn và giảm viêm ở lớp thượng bì. Đặc biệt, bổ sung vitamin C thường xuyên còn có thể giảm hiện tượng thâm nhiễm ở bệnh nhân viêm da cơ địa mãn tính. Vitamin C có mặt trong hầu hết các loại trái cây – đặc biệt là trái cây có múi.
  • Vitamin E – Vitamin E được biết đến với hiệu quả dưỡng ẩm da sâu, ngăn da mất nước và khô ráp. Ngoài ra, thành phần này còn hỗ trợ chống viêm và củng cố màng ceramide sinh lý của da. Vì vậy, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin E như quả bơ, xoài, kiwi, đu đủ,…
  • Vitamin nhóm B – Vitamin nhóm B là thành phần quan trọng đối với quá trình phục hồi da. Cụ thể, bổ sung loại vitamin này có thể đẩy nhanh tốc độ tái tạo, hỗ trợ loại bỏ tế bào già cỗi và giúp da tăng sinh tế bào mới. Vitamin B cũng là thành phần tốt cho hệ miễn dịch và góp phần ngăn chặn phản ứng quá mức của cơ thể với các yếu tố kích ứng, dị ứng.

Bên cạnh đó, trái cây còn cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết. Bổ sung trái cây vào chế độ ăn hằng ngày có thể góp phần đẩy lùi triệu chứng của viêm da cơ địa. Đồng thời giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.

2. Bị viêm da cơ địa nên bổ sung rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, được các bác sĩ khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Ngoài lợi ích đối với hệ tiêu hóa, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều thành phần tốt cho làn da. Tương tự như trái cây, rau xanh chứa nhiều loại vitamin như vitamin E, C, D, vitamin nhóm B.

Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm da cơ địa

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, flavonoid, isothiocyanates, phytochemical,… Các chất chống oxy hóa trong rau xanh có khả năng ức chế hoạt động giải phóng các chất tiền viêm và gây viêm. Kết quả là giúp giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị viêm da cơ địa.

Rau xanh mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làn da. Do đó ngay cả trong giai đoạn bệnh ổn định, bệnh nhân vẫn nên bổ sung nhóm thực phẩm này thường xuyên để duy trì sức khỏe và giảm mức độ nhạy cảm của da với các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh.

3. Thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho bệnh viêm da cơ địa

Cải thiện thị lực, tăng cường hoạt động của não bộ và tim mạch là những tác dụng nổi bật của Omega 3. Ngoài ra, loại axit béo này còn được chứng minh có khả năng phục hồi làn da hiệu quả. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện cho thấy, bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên có thể giảm mức độ khô ráp, viêm đỏ và củng cố hàng rào bảo vệ da rõ rệt.

Ngoài ra, Omega 3 còn giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Như đã biết, viêm da cơ địa có xu hướng bùng phát mạnh và tái phát dai dẳng ở người có hệ miễn dịch suy yếu. Bằng cách bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 vào chế độ ăn, bệnh nhân có thể đẩy lùi triệu chứng của bệnh đáng kể.

Vì vậy, bệnh nhân nên tăng cường các loại thực phẩm giàu Omega 3 như súp lơ, cá hồi, trứng, dầu ô liu, quả bơ,… Không chỉ tốt cho viêm da cơ địa, nhóm thực phẩm này còn được chứng minh có thể cải thiện triệu chứng của các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và viêm kết mạc dị ứng.

4. Bị viêm da cơ địa nên bổ sung thực phẩm chứa protein

Protein là thành phần dễ gây dị ứng. Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp dị ứng thực phẩm đều bắt nguồn từ các chuỗi protein có mặt trong thức ăn. Do đó, bệnh nhân viêm da cơ địa gần như phải kiêng cử đạm trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, protein là thành phần quan trọng đối với cấu trúc da.

Thành phần này có vai trò kích thích sản sinh collagen và elastin – các loại protein đặc biệt có chức năng nâng đỡ da, chống lão hóa và chảy xệ. Ngoài ra, protein còn đảm bảo sản xuất filaggrin và loricrin trong cấu trúc da. Thiếu hụt 2 loại protein này chính là nguyên nhân khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, da khô và nứt nẻ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để dị nguyên dễ dàng xâm nhập và kích thích các triệu chứng của bệnh bùng phát.

Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng đạm vừa phải như thịt gà, đậu, nấm,…

Do đó, bệnh nhân nên bổ sung một số loại thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải như nấm, cá, súp lơ xanh,… để cải thiện cấu trúc da. Hơn nữa, việc bổ sung protein thường xuyên có thể điều biến miễn dịch và hạn chế mức độ quá mẫn của hệ miễn dịch khi dung nạp thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao.

Tuy nhiên vì đặc tính thể địa dị ứng, bệnh nhân không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Tình trạng này có thể làm tăng mức độ viêm ở vùng da tổn thương, đồng thời kích thích phản ứng dị ứng và khiến bệnh tái phát nhiều lần. Theo các chuyên gia, nên cân bằng giữa protein và chất xơ để tránh dị ứng, khó tiêu.

5. Uống đủ nước mỗi ngày

Có thể thấy, độ khô của da có mối tương quan với mức độ ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ luôn chỉ định dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên – kể cả khi da không có biểu hiện bệnh. Bên cạnh sử dụng kem dưỡng, bệnh nhân cũng cần chú ý uống đủ nước mỗi ngày.

Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần uống đủ nước mỗi ngày để giảm độ khô của da

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp các tế bào da giảm khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Qua đó có thể giảm ngứa ngáy và hạn chế phản ứng chà xát, gãi cào. Tuy nhiên, cần tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi người có cơ địa dị ứng thường nhạy cảm với các tác nhân vật lý. Sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể khiến da ngứa ngáy nhiều.

Bên cạnh các nhóm thực phẩm kể trên, bệnh nhân cũng nên đa dạng thực đơn ăn uống với các loại thực phẩm lành mạnh khác. Việc phụ thuộc quá mức vào một vài nhóm thực phẩm có thể khiến cơ thể thiếu chất, suy nhược.

Người bị viêm da cơ địa cần kiêng ăn gì?

Viêm da cơ địa có thể bùng phát mạnh, gây ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều nếu sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp. Do đó song song với các nhóm thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần hạn chế kiêng cử một số loại thức ăn và đồ uống.

Bệnh nhân viêm da cơ địa cần kiêng cử các loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Thực phẩm dị ứng

Thực phẩm dị ứng là yếu tố làm bùng phát mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa và các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác như phù mạch, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng,…

Khi dung nạp các loại thực phẩm này, hệ miễn dịch có xu hướng tăng sản xuất kháng nguyên IgE. Nồng độ IgE tăng lên sẽ hoạt hóa các tế bào miễn dịch, tăng giải phóng các yếu tố gây viêm và tiền viêm. Kết quả là làm bùng phát triệu chứng của viêm da cơ địa. Ở một số trường hợp, dị ứng thức ăn không phải là yếu tố khởi phát bệnh nhưng có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Cần tránh dùng các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như tôm, cua, nghêu, trứng, bột mì,…

Do đó, bệnh nhân bị viêm da cơ địa bắt buộc phải kiêng cử tuyệt đối thực phẩm dị ứng. Đồng thời cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như đậu phộng, trứng, bột mì, cua, mực, tôm, sò,…

2. Thực phẩm chứa quá nhiều đạm

Protein có vai trò tăng cơ, cải thiện thể trạng và sức khỏe. Tuy nhiên, protein là thành phần dinh dưỡng rất khó tiêu hóa và dễ gây dị ứng đối với người có cơ địa nhạy cảm. Để hạn chế viêm da cơ địa bùng phát, bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm như thịt cừu, thịt bò, sữa, các loài nhuyễn thể,… Thay vào đó, nên bổ sung protein bằng nấm, đậu, cá và thịt gà. Ngoài ra, có thể dùng 1 – 2 bữa thịt lợn/ tuần.

viêm da cơ địa kiêng ăn gì
Thực phẩm chứa quá nhiều đạm có thể làm tăng mức độ viêm của vùng da bị viêm da cơ địa

Không chỉ gây dị ứng, các loại thực phẩm chứa nhiều protein còn có thể làm tăng mức độ viêm ở da và một số cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, đa phần bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính đều phải tăng chất xơ và hạn chế hải sản, các loại thịt đỏ.

Dù chưa có công bố chính thức nhưng qua nhiều nghiên cứu, protein trong các loại thịt đỏ được xác định có liên quan đến hiện tượng viêm ở da. Vì vậy, để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị, bệnh nhân nên kiêng cử nhóm thực phẩm này.

3. Món ăn chứa chất béo bão hòa

Khác với axit béo không no, chất béo bão hòa gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, trong đó thường gặp nhất là tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,… Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm tăng mức độ viêm ở vùng da tổn thương. Do đó, bệnh nhân bị viêm da cơ địa nên hạn chế các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng, thức ăn nhanh.

viêm da cơ địa kiêng ăn gì
Bệnh nhân viêm da cơ địa nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị và chất béo bão hòa

Sử dụng món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa còn khiến hệ miễn dịch suy giảm và mẫn cảm với các yếu tố ngoại sinh. Thực tế cho thấy, bệnh nhân thường xuyên dung nạp chất béo bão hòa có tổn thương da nặng, lan tỏa rộng và ngứa ngáy nhiều.

4. Một số loại thực phẩm, thức uống khác

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm da cơ địa cũng nên hạn chế các loại đồ uống và thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn (bia, rượu, cocktail,…)
  • Cà phê, trà đặc (tránh uống quá nhiều)
  • Các loại thực phẩm có thể gây viêm như carbohydrate tinh chế, dầu thực vật, jambon, xúc xích và đồ hộp

Ngoài chế độ ăn, bệnh nhân cũng nên chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt và hạn chế căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, nên hạn chế các yếu tố dị ứng (phấn hoa, chất len dạ, thuốc,…) để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là thông tin giải đáp “Bị viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?”. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bệnh nhân có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu mắc đồng thời nhiều bệnh lý, nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn ăn uống phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm da cơ địa mãn tính – Hay tái phát phải làm sao?

Viêm da cơ địa mãn tính là bệnh da liễu có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, dù có tính chất lành tính nhưng bệnh lý...

Bà bầu bị viêm da cơ địa - Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa – Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai, nhất là những đối tượng có làn da nhạy cảm....

Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi nhiều người áp dụng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi là mẹo trị bệnh được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà với các ưu điểm như lành tính, ít tác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn