Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Dùng thuốc nam trị nổi mề đay hiệu quả với 5 cây này

Dùng thuốc Nam trị mề đay là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Bài viết này giới thiệu 5 cây thuốc Nam chữa mề đay dễ tìm, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, những gợi ý trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Nhiều người vẫn thường áp dụng điều trị mề đay bằng các loại cây thuốc Nam quanh vườn.
Nhiều người vẫn thường áp dụng điều trị mề đay bằng các loại cây thuốc Nam quanh vườn.

Tổng quan về chứng mề đay

Mề đay (tiếng Anh: Hives) là những đám sẩn ngứa xuất hiện trên da. Chúng sẽ xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, gây ngứa ngáy khó chịu. Những nốt phù nề ngứa ngáy này chỉ xuất hiện trong vòng vài phút, sau đó sẽ lặn đi.

Nguyên nhân chính gây ra chứng mề đay là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như: phấn hoa, bụi bặm, thời tiết lạnh, lông thú nuôi, thức ăn (hải sản, thịt bò,…), mỹ phẩm, côn trùng,…

Khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân không tương thích, cơ thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể để chống lại những tác nhân ấy. Trong quá trình sản xuất kháng thể, một lượng histamin cũng được tạo ra kèm theo. Thụ thể histamin len lỏi vào mao mạch dưới da của người bệnh, gây sưng phù, ngứa ngáy khó chịu.

Chứng mề đay thường chỉ diễn ra trong vòng vài ngày. Nếu dị ứng kéo dài nhiều ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Mề đay là những nốt phù đỏ, ngứa ngáy trên da.
Mề đay là những nốt phù đỏ, ngứa ngáy trên da.

5 cây thuốc Nam chữa trị chứng nổi mề đay

1. Kinh giới

Rau kinh giới không chỉ là một rau gia vị cho món bún riêu cua mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh.

Kinh giới còn có một số tên gọi khác như giả tô, khương giới. Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm và không có độc. Một số tác dụng của kinh giới là:

  • Giải nhiệt;
  • Khứ hàn;
  • Giải biểu;
  • Chỉ huyết;
  • Trừ thấp;
  • Hạ ứ huyết;
  • Tiêu viêm;
  • Kháng khuẩn.

Rau kinh giới được người xưa dùng để bào chế những bài thuốc để thải độc, mát gan, điều trị tận gốc chứng mề đay, mẩn ngứa.

Để thực hiện bài thuốc trị mề đay từ lá kinh giới, chúng ta cần chuẩn bị những dược liệu sau:

  • 8g kinh giới;
  • 12g cát căn;
  • 16g kim ngân hoa;
  • 16g liên kiều;
  • 4g lá bạc hà.
Cây thuốc Nam kinh giới được dùng để điều trị chứng ngứa mề đay.
Cây thuốc Nam kinh giới được dùng để điều trị chứng ngứa mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch các dược liệu;
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc trên với 1,5 lít nước;
  • Bước 3: Đun đến khi lượng nước còn ½ thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc để uống.

Người bệnh mề đay nên uống thuốc khi còn ấm nóng và uống thuốc trong ngày, không để thuốc qua đêm.

2. Lá trầu không

Lá trầu không là loài cây leo dễ tìm, giá rẻ. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá trầu có chứa các chất kháng viêm như Betel phenolm, Phenolm, Chavicol,… Chúng có khả năng làm tiêu viêm, giảm ngứa.

Trong Đông y, đã từ lâu, lá trầu được xem là một vị thuốc chữa bệnh ngoài da rất công hiệu. Lá trầu vốn có tính ấm, vị cay nồng, có những tác dụng như:

  • Sát trùng;
  • Tiêu viêm;
  • Trừ phong;
  • Kháng khuẩn.

Đối với chứng bệnh mề đay, người bệnh có thể dùng lá trầu để điều trị theo cách sau:

  • Bước 1: Rửa sạch khoảng 100g lá trầu không;
  • Bước 2: Đun lá trầu với khoảng 2 – 3 lít nước;
  • Bước 3: Rót nước lá trầu không vừa đun ra thau chậu sạch, hòa thêm nước mát để tắm. Trong khi tắm, người bệnh dùng bã trầu xoa nhẹ nhàng lên vùng da đang nổi mề đay.
  • Bước 4: Tắm lại sạch sẽ với nước ấm.
Trầu không là một vị thuốc được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, nám,...
Trầu không là một vị thuốc được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, nám,…

3. Hẹ

Trong ẩm thực, hẹ được dùng để nấu canh với đậu hũ, xào với giá đỗ. Không chỉ là một loại thực phẩm, hẹ còn là một vị thuốc trong Đông y, có khả năng điều trị rất nhiều bệnh lý.

Theo Đông y, lá hẹ có vị chua, tính ấm, có một số tác dụng dược lý như:

  • Giải độc;
  • Kháng khuẩn;
  • Kháng viêm.

Người xưa đã dùng lá hẹ tươi để điều trị bệnh nổi mề đay ngoài da. Bạn có thể áp dụng bài thuốc ấy như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch khoảng 200g lá hẹ trước khi dùng;
  • Bước 2: Xay nhuyễn hẹ với một ít muối trắng hoặc giã hẹ rồi vắt lấy nước;
  • Bước 3: Dùng bông gòn hoặc băng gạc để thấm nước lá hẹ, chườm lên vùng da bị mề đay;
  • Bước 4: Sau khi đắp nước lá hẹ lên da được 15 phút, người bệnh rửa lại với nước ấm.

Bên cạnh liệu pháp này, bệnh nhân cũng có thể nấu nước lá hẹ, pha thêm với nước mát để tắm hàng ngày. Đây cũng là một cách khác giúp sát khuẩn trên da, làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Có thể xay nhuyễn lá hẹ, thấm nước và bôi lên vùng da bị mề đay để chữa bệnh.
Có thể xay nhuyễn lá hẹ, thấm nước và bôi lên vùng da bị mề đay để chữa bệnh.

4. Lá khế

Đã từ lâu, lá khế được dân gian xem như một loại lá thuốc để chữa các bệnh ngoài da. Người xưa cho rằng, thứ lá này có vị chua, có khả năng sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm, điều trị các chứng mề đay dị ứng, mẩn ngứa, lở loét ngoài da.

Có hai cách dùng lá khế để điều trị chứng ngứa mề đay như sau:

  • Cách 1: Nấu nước lá khế uống để giải độc, thanh lọc cơ thể;
  • Cách 2: Nấu nước lá khế, pha với nước mát để tắm, sát khuẩn trên da.

Những phương pháp được nhiều người áp dụng, được dân gian truyền miệng từ lâu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của những liệu pháp này.

Dùng lá khế để trị mề đay là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng.
Dùng lá khế để trị mề đay là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng.

5. Nha đam

Nha đam hay lô hội là một loài thực vật mọc trên cạn, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Từ ngàn xưa, nha đam đã là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Theo nhiều tài liệu, nha đam đã được người Hy Lạp, người Ai Cập, người Ả Rập và người Trung Quốc dùng để làm thuốc trị bệnh.

Chất gel trong nha đam chứa nhiều vitamin và dược chất, giúp điều trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, trong đó có chứng ngứa mề đay. Người bệnh dị ứng mề đay có thể lấy một lượng nhựa nha đam vừa đủ, thoa lên vùng da đang bị sưng ngứa, để cho khô se lại. Sau đó, người bệnh rửa lại da với nước ấm.

Thủ thuật này giúp giảm ngay tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đồng thời ngăn không cho đám mề đay không lan sang vùng da khác.

Bên cạnh tác dụng chữa trị mề đay, nha đam còn được dùng để điều trị bỏng da, chàm, mụn nhọt, lão hóa da,…

Làm giảm ngay tình trạng mề đay bằng cách bôi gel nha đam lên vùng da đang bị sẩn ngứa.
Làm giảm ngay tình trạng mề đay bằng cách bôi gel nha đam lên vùng da đang bị sẩn ngứa.

Những lưu ý khi dùng thuốc Nam trị bệnh mề đay

Khi dùng các cây thuốc nam để chữa trị mề đay, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc Đông y nào;
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc Tây để chuyển sang dùng thuốc Nam khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa;
  • Các bài thuốc Nam có thể chỉ là các bài thuốc truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học, người bệnh cần thận trọng khi áp dụng;
  • Những đối tượng bệnh nhân cần thận trọng khi dùng các bài thuốc Nam để điều trị chứng mề đay là: trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi;
  • Trong trường hợp thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần khai báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Bài viết giới thiệu 5 cây thuốc Nam được lưu truyền trong dân gian là có tác dụng chữa khỏi chứng mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương thuốc này, người bệnh cần thận trọng, hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Dùng lá đơn đỏ để chữa mề đay chỉ là một mẹo vặt dân gian.

Cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay cực hay

Lá đơn đỏ là một cây thuốc Nam có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, trừ thấp,... Lá đơn đỏ được truyền miệng là có thể chữa được...

Người bị nổi mề đay nên ăn và kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần đẩy lùi triệu chứng và giảm nguy cơ mề đay phát triển mãn tính. Do đó, vấn đề Bị nổi mề đay...

Bị nổi mề đay ở cổ – Cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất

Tình trạng nổi mề đay ở cổ thường là do dị ứng, áp lực hoặc do một số loại thuốc. Tình trạng này thường biến mất trong vài giờ, tuy...

Mề đay Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG trị DỨT ĐIỂM mề đay, mẩn ngứa chỉ từ 1 liệu trình

Là bài thuốc BÍ TRUYỀN có lịch sử nghiên cứu và phát triển hơn 150 năm nay, Mề đay Đỗ Minh được đánh giá là một trong những giải pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn