Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh phong ngứa – Cách điều trị và thông tin cần biết

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mề đay ở cổ – Cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất

Tình trạng nổi mề đay ở cổ thường là do dị ứng, áp lực hoặc do một số loại thuốc. Tình trạng này thường biến mất trong vài giờ, tuy nhiên một số người có thể bị nổi mề đay mãn tính và tái phát nhiều lần.

cách chữa dị ứng nổi mề đay ở cổ
Mề đay ở cổ thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị

Nổi mề đay ở cổ là bệnh gì?

Nổi mề đay ở cổ có thể là cấp tính hoặc mãn tính, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp tình trạng này là cấp tính và có xu hướng tự biến mất trong vài giờ.

Mề đay cấp tính có thể là do sự kích thích từ quần áo (viêm da tiếp xúc) dẫn đến một số tình trạng da như nổi mề đay hoặc xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn nhọt trên cổ, gây ngứa và đau rát. Viêm da tiếp xúc ở cổ thường xuất hiện đột ngột và cũng có xu hướng tự biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.

Nổi mề đay mãn tính ở cổ thường có liên quan nhiều nguyên nhân khác từ cơ thể và môi trường. Tình trạng này thường phổ biến ở các nếp gấp cơ thể bao gồm đầu gối, khuỷu tay và các khu vực khác bao gồm cả cổ. Mề đay mãn tính thường có xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh tự miễn khác.

Các khả năng khác có thể dẫn đến việc nổi mề đay ở cổ bao gồm nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc do sử dụng các loại dầu gội, thuốc nhuộm hoặc các loại sản phẩm chăm sóc tóc khác.

nguyên nhân nổi mề đay ở cổ
Mề đay ở cổ thường là tình trạng cấp tính và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị

Dấu hiệu nhận biết mề đay ở cổ

Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu phổ biến bao gồm nổi mẩn đỏ trên da và gây ngứa. Các dấu hiệu phổ biến khác thường là:

  • Đỏ da
  • Da ở cổ có cảm giác thô ráp
  • Da trở nên sáng hoặc tối màu bất thường so với vùng da xung quanh
  • Ngứa, có thể đau hoặc không đau
  • Có thể hình thành các nốt mụn nhỏ trên da, một số mụn có thể chứa dịch hoặc mủ
  • Mủ hoặc dịch có thể bị rò rỉ ra ngoài nếu da bị tổn thương
dấu hiệu nổi mề đay ở cổ
Đỏ và ngứa da cổ là dấu hiệu mề đay phổ biến nhất

Nổi mề đay ở cổ đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác trong cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp hoặc ung thư vòm họng. Do đó, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Nổi mề đay trên cổ nhưng không gây ngứa
  • Cảm thấy đau cổ hoặc sờ thấy khối u bên trong cổ
  • Nuốt vướng hoặc không thể nuốt thức ăn
  • Đau họng

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ

Mề đay ở cổ thường được gây ra bởi các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

1. Tiếp xúc với các chất kích thích

Có rất nhiều các chất khác nhau có thể gây kích ứng da và gây mề đay ở cổ. Các yếu tố kích ứng phổ biến thường bao gồm quần áo, đồ trang sức, mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất dẫn đến kích ứng da. Tình trạng này gọi là viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra, một số hành động gần như vô hại cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở cổ như:

  • Chà xát hoặc gãi cổ quá mức
  • Tiếp xúc với các chất vô hại trong môi trường như cát, bụi, phấn hoa,…
  • Ngủ ở tư thế không phù hợp, gây áp lực lên cổ

2. Cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng thường có hệ thống miễn dịch nhạy cảm với một số chất mà người bệnh tiếp xúc. Do đó, khi bề mặt da tiếp xúc với các tác nhân này, có thể dẫn đến các phản ứng của hệ thống miễn dịch và gây viêm da, mề đay ở cổ.

Bên cạnh đó, đôi khi việc tiêu thụ các chất gây dị ứng cũng có thể dẫn đến tính trạng mề đay ở cổ.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa cũng có thể dẫn đến việc nổi mề đay ở cổ. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3. Nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến vùng da ở cổ. Các loại virus (như bệnh Zona thần kinh hoặc bệnh thủy đậu), nhiễm khuẩn (như bệnh chốc lở, viêm nang lông), nhiễm nấm cũng có thể dẫn đến mề đay ở cổ.

Tình trạng này có thể là cấp tính và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần điều trị y tế để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, một số vi khuẩn có sẵn trên da có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch và gây mề đay ở cổ được tìm thấy ở một số tình trạng như viêm da tiết bã.

cách trị nổi mề ở cổ đay tại nhà
Tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus có thể làm tăng nguy cơ Bị nổi mề đay ở cổ

4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và nắng

Các yếu tố môi trường khác nhau như nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời có thể gây mề đay ở cổ. Cháy nắng, đổ nhiều mồ hôi là các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này.

5. Phản ứng của hệ thống miễn dịch

Đôi khi mề đay ở cổ có thể liên quan đến các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Điều này thường phổ biến khi cơ thể mẫn cảm với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, Aspirin, Sulfa, Penicillin, thuốc huyết áp,…

Một số bệnh nhiễm trùng như Lupus ban đỏ hoặc bệnh bạch cầu cũng có thể gây mề đay ở cổ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể dẫn đến việc nổi mề đay ở cổ bao gồm:

  • Béo phì
  • Phẫu thuật khuôn mặt (bao gồm đầu, mũi hoặc hàm)
  • Chấn thương cổ
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm xoang
  • Áp xé răng
  • Vết cắn của côn trùng

Cách chăm sóc khi bị nổi mề đay ở cổ

Trong nhiều trường hợp, mề đay ở cổ không cần điều trị. Mề đay thường có xu hướng tự cải thiện trong vài giờ hoặc vài ngày. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Tránh các yếu tố kích hoạt

Xác định và tránh khỏi các yếu tố kích hoạt có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay ở cổ trong vòng 48 giờ. Các yếu tố kích hoạt phổ biến cần tránh bao gồm:

  • Tránh ma sát, áp lực lên cổ bao gồm mặc quần áo phù hợp hoặc không choàng khăn với các chất liệu dễ gây ngứa như len.
  • Không mang trang sức, đặc biệt là trang sức từ kim loại dễ dị ứng như Niken.
  • Nếu mề đay xuất hiện khi bề mặt da cổ lạnh, người bệnh nên tránh gió, tuyết hoặc không nên bơi trong nước lạnh.
  • Thoa kem chống nắng hoặc che chắn cổ khi cần ra ngoài.
nổi mề đay ở cổ
Mặc quần áo thoải mái để tránh kích thích và cải thiện tình trạng mề đay ở cổ

2. Thuốc điều trị mề đay ở cổ

Thông thường các loại thuốc điều trị mề đay thường là thuốc kháng Histamine thế hệ thứ hai. Thuốc này có thể dùng cho người lớn và cả trẻ em để cải thiện các triệu chứng ngứa da.

Các loại thuốc kháng Histamine phổ biến bao gồm:

  • Fexofenadine
  • Levocetirizin
  • Desloratadin
  • Cetirizin
  • Rupatadine
  • Loratadin
Bị nổi mề đay ở cổ
Thuốc kháng Histamine là thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị mề đay ở cổ

Nếu thuốc kháng Hitsamine không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc Prednison được kê trong một liệu trình 4 – 5 ngày để cải thiện tình trạng mề đay cấp tính nghiêm trọng.
  • Epinephrine tiêm bắp cho các trường hợp sốc phản vệ có thể gây sưng họng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Omalizumab có thể được chỉ định để thay điều trị mề đay mãn tính ở những người không đáp ứng thuốc kháng Histamine.
  • Chất ức chế calcineurin như Ciclosporin có tác dụng cao trong việc điều trị mề đay mãn tính. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tăng huyết áp và làm suy giảm chức năng thận.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống đôi khi có thể được chỉ định cho các trường hợp mề đay nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc thường được sử dụng ngắn hạn để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Việc sử dụng thuốc điều trị mề đay ở cổ cần sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc, điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, phụ nữ có thai và đang cho con bí nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mề đay ở cổ

Nếu người bệnh thường xuyên nổi mề đay ở cổ, hãy ghi lại những sự kiện xảy ra trước khi nổi mề đay. Điều này có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể và lên kế hoạch khắc phục tình trạng này.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện một số lời khuyên như:

  • Tránh gãi, chà xát hoặc gây tổn thương da ở cổ
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, đặc biệt là không mặc quần áo chật ở cổ
  • Không sử dụng xà phòng, dầu gội, sản phẩm dưỡng da và tóc chứa hóa chất mạnh
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng
  • Nếu mề đay xuất hiện sau khi sử dụng một loại thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc các tác nhân nghi ngờ dị ứng

Mề đay ở cổ thường là tình trạng cấp tính, không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng & cách xử lý

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra do dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, chàm...

Nổi mề đay khi mang thai – Cách khắc phục, phòng ngừa

Tình trạng nổi mề đay khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, khó chịu và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang...

Dùng lá đơn đỏ để chữa mề đay chỉ là một mẹo vặt dân gian.

Cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay cực hay

Lá đơn đỏ là một cây thuốc Nam có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, trừ thấp,... Lá đơn đỏ được truyền miệng là có thể chữa được...

Mề đay Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG trị DỨT ĐIỂM mề đay, mẩn ngứa chỉ từ 1 liệu trình

Là bài thuốc BÍ TRUYỀN có lịch sử nghiên cứu và phát triển hơn 150 năm nay, Mề đay Đỗ Minh được đánh giá là một trong những giải pháp...

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách xử lý

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách xử lý

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân là triệu chứng liên quan đến da liễu và phổ biến ở nhiều đối tượng. Cơn ngứa ngáy khó chịu không chỉ...

++150.000 người bệnh thoát cảnh ngứa ngáy, mẩn đỏ nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh [KIỂM CHỨNG HƠN 1 THẾ KỶ]

Trải qua hơn 1 thế kỷ, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được biết đến là giải pháp hàng đầu trong điều trị mề đay, mẩn ngứa. Vậy hiệu quả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn