Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý

10 Bài thuốc nam chữa bệnh thận yếu phục hồi chức năng thận

Thận yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bị thận yếu, suy thận có nên uống cà phê?

9 Cách chữa trị thận yếu tại nhà bằng mẹo dân gian

Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần và cách khắc phục

Bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mẹo dùng đậu đen chữa thận yếu đơn giản tại nhà

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý

Thận yếu gây đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tình trạng này có thể là biểu hiện điển hình của bệnh suy thận. Bệnh lý nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý
Thận yếu gây đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến thận yếu gây đau lưng

Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng thận yếu gây đau lưng thường là hệ quả của bệnh suy thận. Đây được xem là một trong những bệnh lý phổ biến ở người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Theo thời gian, chức năng hoạt động của thận có xu hướng suy giảm bởi các nguyên nhân khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố bên trong cơ thể, làm mất cân bằng điện giải và gây ra tình trạng đau nhức lưng và kèm theo một số biểu hiện khác.

Hầu hết các trường hợp khi khởi phát bệnh lý, những cơn đau đau lưng thường không được thể hiện rõ ràng. Cơn đau bùng phát có xu hướng âm ỉ, có thể lan trước ngực và dẫn đến co rút, khó thở và căng cứng cơ. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, triệu chứng đau lưng do thận yếu dần tiến triển nặng nề hơn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Do vị trí của thận nằm ở phía sau và dưới lồng ngực, nên nhiều người bệnh thường nhầm lẫn giữa tình trạng đau lưng do thận yếu hoặc đau lưng do các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống, gai cột sống,..

Đến khi các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau tập trung ở 2 bên lưng thận. Ngoài ra, cơn đau lưng do thận yếu gây ra thường khởi phát theo chu kỳ và có xu hướng lan rộng ra sau lưng, xuống hố chậu, mông, đùi và đến bàn chân.

Biểu hiện nhận biết thận yếu gây đau lưng

Để phân biệt chính xác triệu chứng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra hoặc do những tác nhân khác, bạn cần lưu ý một số biểu hiện điển hình sau:

  • Cơn đau do bệnh lý gây ra nằm ở khu vực dưới lưng, ở mô mềm, không phải cơ xương. Cơn đau bùng phát từ vị trí của thận, cụ thể là nằm phía sau lưng và dưới lồng ngực.
  • Cơn đau thường bắt đầu âm ỉ, nhẹ và dần về sau có xu hướng nặng nề, đau quặn thắt về bên phải hoặc bên trái. Một số trường hợp có thể cảm nhận cơn đau lan xuống hố chậu, mông và bàn chân.
  • Cơn đau lưng do bệnh thận yếu gây ra thường tiến triển nặng nề khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Ngoài ra các triệu chứng trên, bệnh lý có thể đi kèm với một số biểu hiện như rụng tóc nhiều, lạnh tay chân, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiểu đêm, sưng phù,…

Đau lưng do thận yếu có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, về tính chất, cơn đau lưng do bệnh lý gây ra khi mới khởi phát thường không có biểu hiện rõ ràng.

Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Lâu dần khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo các biểu hiện như co rút cơ, khó thở, căng cứng cơ,… Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề như:

Đau lưng do thận yếu có nguy hiểm không?
Triệu chứng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị
  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau lưng do bệnh thận yếu gây ra thường bùng phát dữ dội, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ người bệnh. Triệu chứng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, uể oải, mệt mỏi,…
  • Tình trạng đau lưng kéo dài có thể gây khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động, di chuyển cũng như những cử động ở lưng.
  • Triệu chứng đau lưng do thận yếu chính là biểu hiện suy giảm chức năng thận. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như suy giảm trí nhớ, khô da,…

Chính vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, người bệnh chủ động tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Ngăn ngừa triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Các phương pháp điều trị đau lưng do thận yếu

Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên tắc điều trị bệnh thận yếu gây đau lưng không chỉ giúp người bệnh giảm đau nhức lưng, sinh hoạt dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ cải thiện bệnh thận yếu hiệu quả. Đồng ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng nề, đảm bảo chức năng thận nhằm phục vụ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh thận yếu gây ra lưng được áp dụng phổ biến:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Điều trị chứng đau lưng do thận yếu bằng thuốc Tây là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh ưu tiên. Bởi các nhóm thuốc tân dược có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu, đồng thời giúp bảo tồn chức năng thận.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp điều trị này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để tránh phát sinh rủi ro cũng như tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh thận yếu gây đau lưng:

  • Với trường hợp tình trạng đau lưng do bệnh lý gây ra ở mức độ nhẹ: Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau như Aspirin, Paracetamol… giúp khắc phục cơn đau nhanh chóng.
  • Trường hợp đau lưng ở mức độ nặng: Lúc này, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc giảm đau có dược tính mạnh như Dextropropoxyphen, Codein,…
  • Với trường hợp bị thận yếu gây đau lưng cục bộ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau với liều cao ở dạng tiêm, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng.
  • Trong đó, các loại thuốc có tác dụng chống viêm không chứa steroid (Ibuprofen, Indomethacin, Alminoprofen, Piroxicam…) thường được chỉ định trong cải thiện triệu chứng đau lưng do bệnh lý gây ra
  • Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau chứa corticoid với những trường hợp bị đau lưng do thận yếu khi các loại thuốc trên không đáp ứng.
  • Việc sử dụng các loại thuốc giãn cơ như Dantrolene hoặc Mephenesin có tác dụng hỗ trợ cải thiện cơn co thắt lưng, đồng thời mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị cơn căng cứng lưng.
  • Vitamin nhóm B ở liều cao có thể được chỉ định trong điều trị đau lưng do thận yếu gây ra nhờ vào tác dụng chống thoái hóa, chống viêm hiệu quả.

2. Một số bài thuốc Đông y chữa đau lưng do thận yếu

Một số bài thuốc Đông y chữa đau lưng do thận yếu
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao trong việc cải thiện triệu chứng đau lưng do thận yếu gây ra

Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao trong việc cải thiện triệu chứng đau lưng do thận yếu gây ra. Nhờ vào nguyên lý khắc phục từ căn nguyên bệnh lý, giúp người bệnh bảo tồn chức năng hoạt động của thận cũng như phòng ngừa cơn đau lưng bùng phát thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh còn hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần áp dụng trong thời gian dài và đều đặn.

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị các dược liệu cây quýt gai, cây mực, cây nổ mỗi thứ 20 gam và 2 gam cây muối. Tất cả các dược liệu sau khi rửa sạch thì để ráo nước và cho vào chảo sao nóng. Kế đến cho tất cả vào ấm sắc với 2 lít đến khi sắc lại 500ml thì tắt bếp. Chia phần nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm.

Bài thuốc 2: 

Chuẩn bị 15 gam tầm gửi gạo, rễ cỏ tranh, thổ phục linh và cây mã đề mỗi vị thuốc 10 gam. Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước. Mỗi ngày sắc uống 1 thang sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng rượu cây tầm gửi gạo xoa bóp, massage vùng lưng giúp làm giảm cơn đau nhức.

3. Áp dụng các mẹo chữa dân gian cải thiện bệnh lý

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị bệnh, người bệnh có cải thiện chứng đau lưng do thận yếu cũng như tăng cường chức năng hoạt động của thận bằng những mẹo chữa dân gian đơn giản thực hiện tại nhà. Ưu điểm của cách chữa này là lành tính, có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp đau lưng do bệnh lý gây ra ở mức độ nhẹ, mới khởi phát.

  • Dùng lá lốt cải thiện triệu chứng: Lá lốt được biết đến là một trong những vị thuốc có công dụng giảm đau nhức, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Việc tận dụng lá lốt có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra. Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt và 1 nắm ngải cứu, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng. Sau đó giã nát dược liệu và thêm một ít giấm trộn đều và mang đun nóng. Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng sạch và chườm lên vị trí đau nhức.
  • Chữa đau lưng do thận yếu bằng gừng: Nhờ vào các thành phần dược tính cao trong gừng sẽ giúp điều hòa khi huyết, cải thiện đau nhức lưng nhanh chóng. Chuẩn bị gừng tươi và hành khô, mang đi rửa sạch rồi giã nát. Kế đến trộn hỗn hợp với bột mì và mang đi sao nóng đắp lên lưng. Hoặc người bệnh cũng có thể dùng gừng đun với muối và giấm. Sau đó trộn đều với mật ong và xoa bóp lên khu vực cần điều trị.
  • Lá hẹ kết hợp với đậu đen: Kết hợp lá hẹ và đậu đen là một trong những bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến trong điều trị chứng đau lưng, trong đó có đau lưng do thận yếu gây ra. Bạn cần chuẩn bị 1 ít lá hẹ và đậu đen, mang đi rửa sạch. Cho tất cả vào ấm và sắc uống đều đặn mỗi ngày. Áp dụng đều đặn sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau lưng do bệnh lý gây ra.

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ giảm đau nhức ở lưng như yoga, bơi lội, các bài tập vặn mình,…

Tình trạng đau lưng do thận yếu thời xảy ra phổ biến và rất ít đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của như hiệu suất học tập – làm việc của người bệnh. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp kiểm soát cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.

  • Chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh thận yếu. Bởi tình trạng đau lưng chính là hệ quả của việc chức năng thận bị suy giảm. Khi bệnh lý được khắc phục, các triệu chứng đi kèm cũng sẽ dần thuyên giảm hẳn.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ giảm đau nhức ở lưng như yoga, bơi lội, các bài tập vặn mình,…
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác các vật nặng, tác động lên vùng lưng.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là một trong những biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa đau lưng do thận yếu hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của thận diễn ra tốt hơn.
  • Tránh xa các loại bia rượu, thuốc lá, thức uống chứa chất kích thích,… Đây là tác nhân khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn, đồng thời khiến chức năng thận suy giảm nghiêm trọng.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Thận yếu gây đau lưng là tình trạng phổ biến và ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thận yếu nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến chức năng thận. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị tránh những rủi ro.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn mà thực tế nó còn có thể xảy ra ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh....

Yếu Sinh Lý – Tổng Quan Về Bệnh Và Bí Quyết Khiến Cậu Nhỏ “Mềm Như Bún” Cũng Phải Thức Giấc

Yếu sinh lý khiến cho phái mạnh mang tâm lý tự ti bởi không thể làm chủ được dương vật, không thể thăng hoa trong chuyện ấy, làm gián đoạn...

Tổng Quan Bệnh Xuất Tinh Sớm – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Nam Học

Bệnh xuất tinh sớm là ác mộng đối với nam giới khi đối diện với bạn tình. Thực tế, bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu cánh...

Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Hiện có không ít người than phiền khi gặp phải tình trạng thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là khi về đêm. Cứ khoảng 2 - 3...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn