Uy Long Đại Bổ – Bước đột phá trong điều trị yếu sinh lý nam giới từ YHCT triều Nguyễn

Phỏng vấn Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh yếu sinh lý và cách chữa bệnh dứt điểm từ Đông y

Tổng Quan Bệnh Xuất Tinh Sớm – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Nam Học

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Điều Trị Xuất Tinh Sớm Tại Nhà Giúp Yêu Lâu Hơn

Uy Long Đại Bổ Tửu – Vương tửu quý chắt lọc tinh hoa cổ truyền triều Nguyễn

Yếu Sinh Lý – Tổng Quan Về Bệnh Và Bí Quyết Khiến Cậu Nhỏ “Mềm Như Bún” Cũng Phải Thức Giấc

Uy Long Đại Bổ chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm có tốt không? Giá bao nhiêu, mua ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Uy Long Đại Bổ có tốt không? Sự thật về hiệu quả bài thuốc từ chia sẻ của người bệnh

Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý

10 Dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu, suy giảm chức năng thận

Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng do tác sự tác động của nhiề nguyên nhân khác nhau. Bệnh ở giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm với các dấu hiệu mờ nhạt, khó nhận ra. Vì vậy, thường khi đã phát hiện bệnh thận yếu, suy thận thì bệnh đã ở giai đoạn cuối khó điều trị. 

Thận yếu, suy giảm chức năng thận là gì?

Thận là 1 trong 5 cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ thể để duy trì sức khỏe của con người, tương ứng 5 ngũ tạng là tâm – can – tỳ – phế – thận trong Đông y. Thận có nhiệm vụ chủ yếu là giữ cân bằng lượng dịch và khoáng chất trong cơ thể, đảm nhận vai trò lọc và đào thải độc tố, các chất cặn bã cùng nước dư thừa trong cơ thể ra ngoài thông qua hệ bài tiết nước tiểu.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Thận yếu, suy giảm chức năng thận là bệnh lý đáng lo ngại và cảnh báo sự giảm sút về sức khỏe nếu không điều trị kịp thời

Thận yếu, suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, chủ yếu là gặp khó khăn trong vấn đề bài tiết các chất cặn bã của cơ thể sau khi được chuyển hóa. Một số tình trạng suy giảm chức năng thận gồm:

  • Tổn thương thận cấp: các triệu chứng chỉ xảy ra vài giờ hoặc vài ngày
  • Suy thận cấp: đây cũng là một dạng tổn thương thận cấp nhưng cần được chạy thận nhân tạo để xử lý các biến chứng.
  • Suy thận mạn tính: là tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài ít nhất trong vòng 3 tháng và không có khả năng tự hồi phục.

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu, suy giảm chức năng thận

Theo các chuyên gia thì hầu hết những người mắc bệnh thận yếu, suy thận nhưng không hề biết mình đang bị bệnh. Khi các triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài, nhiều người thường nghĩ đó là dấu hiệu của những bệnh lý khác chứ không nghĩ là do suy thận.

Đây chính là lý do lý giải nguyên nhân tại sao khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, rất phức tạp và khó điều trị. Thường thì xét nghiệm là cách duy nhất để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu bên dưới đây cũng là một các để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

1. Rối loạn tiểu tiện

Như chúng ta đã biết, thận vốn có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu và lọc bỏ các độc tố, chất cặn bã trong cơ thể, sau đó đào thải qua đường tiểu. Vì vậy, những thay đổi về việc tiểu tiện, màu nước tiểu, mùi nước tiểu, tần suất đi tiểu cùng nhiều vấn đề khác chính là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho tình trạng suy giảm chức năng thận.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Thận yếu gây rối loạn tiểu tiện, đặc biệt vào ban đêm cùng với sự thay đổi về màu sắc, mùi của nước tiểu

Cụ thể như sau:

  • Tần suất đi tiểu tăng cao hơn so với bình thường, đặc biệt là vào ban đêm. Thông thường, số lần đi tiểu của người có chức năng thận bình thường sẽ đi từ khoảng 4 – 10 lần/ ngày.
  • Nước tiểu có màu, mùi lạ: Nước tiểu có màu đậm, sẫm hơn so với bình thường và có mùi hôi, khai khó chịu hơn so với nước tiểu bình thường.
  • Nước tiểu có lẫn máu: Thận khỏe mạnh sẽ lọc bỏ các chất độc tố, chất cặn bã từ máu, nhưng trường hợp suy thận, thận suy giảm chức năng sẽ thấy có xuất hiện máu lẫn trong nước tiểu.
  • Nước tiểu nổi bọt: Khi đi tiểu có nhiều bọt nổi lên chứng tỏ có sự hiện diện của protein trong nước tiểu.

2. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ

Chức năng thận hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến việc các chất độc hại, chất cặn bã trong cơ thể không được lọc bỏ ra khỏi cơ thể. Những chất này sẽ hòa tan ngược lại vào trong máu, nếu nồng độ độc tố trong máu quá cao sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng bất thường và điển hình là gây rối loạn giấc ngủ.

Đây chính là lý do lý giải vì sao hầu như những người mắc bệnh thận luôn có thời gian ngủ ít, khó đi vào giấc ngủ và không thể ngủ sâu được.

Đây là dấu hiệu cảnh báo chứng suy thận mạn tính và gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng khá nguy hiểm khi người bệnh tạm thời ngưng thở trong một hoặc nhiều lần trong lúc ngủ, mỗi lần kéo dài từ vài giây cho đến một phút, sau khi hồi phục hơi thở người bệnh sẽ bắt đầu ngáy to và kéo dài liên tục trong khoảng thời gian sau đó.

3. Mệt mỏi, đau đầu và suy nhược cơ thể

Đối với người bình thường có chức năng thận khỏe mạnh sẽ có quá trình chuyển đổi vitamin D hiệu quả nhằm duy trì hệ xương khớp chắc chắn. Quá trình này còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone Erythropoietin (EPO) đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu nhiều hơn.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Thận yếu, suy giảm chức năng thận trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tuy nhiên, nếu bị thận yếu, suy giảm chức năng thận sẽ khiến sản sinh ra ít EPO, làm giảm tế bào hồng cầu, lượng oxi trong máu bị thiếu hụt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, thường xuyên bị mỏi cơ và giảm chức năng hoạt động não.

Đa số những người mắc bệnh thận giai đoạn mãn tính đều kèm theo tình trạng thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng phiền phức do lúc này thận chỉ hoạt động với công suất từ 20 – 50%. Nếu đã làm mọi cách từ ăn uống đầy đủ đến ngủ nghỉ đủ giấc mà không thoát khỏi tình trạng mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

4. Khó thở

Các chuyên gia về thận đã chứng minh rằng các bệnh lý về thận có liên quan trực tiếp đến triệu chứng khó thở. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra nặng hơn sau mỗi  lần người bệnh cố gắng vận động quá sức.

Tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cơ thể bị ứ dịch do thậm hoạt động yếu đi và ảnh hưởng đến chức năng phổi do ứ dịch bên trong phế nang. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây giảm thiểu sự vận chuyển oxy trong cơ thể và hậu quả là dẫn đến khó thở.

Tình trạng khó thở xảy ra do rất nhiều nhiều nguyên nhân, chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý như suy giảm chức năng thận, ung thư phổi, suy tim, hen suyễn… Vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi, khó thở sau khi vận động quá sức thì hãy sơ cứu ngay lập tức để ngăn tình trạng đột quỵ.

5. Đau lưng

Đa số những người bị suy thận đều kèm theo triệu chứng đau lưng, nhức mỏi, chủ yếu là ở vị trí ngay phía dưới khung xương sườn. Đặc biệt vào những thời điểm người bệnh hoạt động mạnh sẽ cảm nhận được cơn đau nhức lan rộng ra cả phía trước vùng xương chậu hoặc vùng hông.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Thận yếu gây đau lưng là triệu chứng mà hầu như ai bị suy giảm chức năng thận cũng gặp phải

Khác với những triệu chứng đau lưng thông thường, đau lưng do suy thận còn đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác như buồn nôn, nôn, sốt, cảm giác ốm yếu và thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Trong trường hợp này, nếu đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng không khỏi thì người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được xử lý kịp thời.

6. Tăng huyết áp

Theo các nghiên cứu cho thấy, thận và hệ thống tuần hoàn trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi trong thận có chứa các Nephron nhỏ có khả năng lọc bỏ độc tố, chất thải từ máu. Nhưng nếu các mạch máu bị tổn thương sẽ khiến cho Nephron lọc máu nhưng không đủ oxy cùng chất dinh dưỡng. Và hậu quả cuối cùng là khiến cho huyết áp tăng cao do thận suy yếu.

Lúc này, để kiểm soát tốt huyết áp và tránh gây ra thận yếu, suy giảm chức năng thận thì người bệnh nên chủ động tăng cường các loại thực phẩm giàu acid folic. Đây là một hoạt chất quan trọng tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

7. Hôi miệng

Suy giảm chức năng thận khiến chất thải, độc tố hòa tan ngược lại vào máu, chúng tích tụ ngày qua ngày và làm thay đổi mùi vị của thức ăn, đồng thời để lại mùi vị kim loại khó chịu trong miệng. Vì vậy, có thể thấy hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trong máu đang tồn tại quá nhiều độc tố.

Tình trạng này còn khiến cho người bệnh bị mất đi vị giác, không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, dẫn đến chán ăn và gây thiếu hụt chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Độc tố, chất thải cặn bã không được đào thải tích tụ trong máu làm thay đổi mùi vị thức ăn và gây ra hôi miệng

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên điều chỉnh thực đơn ăn uống với các loại thực phẩm phù hợp, tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể có vị kim loại dễ gây ra dị ứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu mùi vị vẫn tiếp tục xuất hiện trong khoang miệng, hãy thăm khám và được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả.

8. Sưng phù cơ thể, bàn chân, bàn tay, mắt cá chân

Hàm lượng độc tố, chất cặn bã tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng đồng nghĩa với natri bị giữ lại trong máu. Tình trạng này khiến cơ thể bị ứ dịch, làm sưng mắt cá chân, sưng bàn tay, bàn chân. Không những vậy, phù nề chi dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, gan hoặc các bệnh lý về tĩnh mạch chân.

Người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn cách khắc phục, có thể sử dụng thuốc Tây, lọc máu hoặc điều chỉnh lượng muối trong thức ăn để hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng này.

9. Da khô bong tróc kèm theo ngứa ngáy

Ai cũng biết thận có khả năng đào thải độc tố, dịch dư thừa và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời tái tạo tế bào hồng cầu, duy trì sức khỏe xương khớp và kiềm soát cân bằng hàm lượng chất khoáng trong cơ thể. Vì vậy, khi chức năng hoạt động kém sẽ khiến làn da bị khô ráp, ngứa ngáy bởi sự cân bằng khoáng chất bởi thận không thực sự tốt.

dấu hiệu cảnh báo bệnh thận yếu
Da khô ngứa ngáy và bong tróc là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang bị suy giảm

Vì vậy, hãy khắc phục tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc bôi trị ngứa hiệu quả và an toàn để ngăn ngừa triệu chứng và phòng ngừa bệnh suy thận tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn.

10. Xuất hiện bọng mắt

Thận yếu, suy giảm chức năng thận là do sự xuất hiện của protein trong nước tiểu . Vì vậy, sự xuất hiện của bọng mắt chính là dấu hiệu cảnh báo cho thấy hàm lượng protein trong cơ thể không được hấp thụ và chuyển hóa đi nuôi dưỡng cơ thể mà nó được giữ lại trong máu, rò rỉ vào nước tiểu, theo máu đi khắp cơ thể.

Trên đây là 10 dấu hiệu điển hình của bệnh thận yếu, suy giảm chức năng thận. Nếu bạn thuộc nhóm những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận (mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, người cao tuổi trên 60 hoặc có tiền sử mắc bệnh của gia đình) hãy thực hiện xét nghiệm chức năng thận hằng năm để phát biện và điều trị bệnh kịp thời.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?

"Thận yếu có nên uống nhiều nước, uống gì tốt nhất?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, những trường hợp...

Chữa bệnh thận yếu theo Đông y

Thận yếu theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bệnh thận yếu theo Đông y là phương pháp chữa trị phổ biến không kém gì việc sử dụng thuốc Tây. Bởi ưu điểm của những bài thuốc Tây là...

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

"Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" là vấn đề được nhiều nam giới quan tâm. Bởi thận là bộ phận đóng vai trò...

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan...

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn mà thực tế nó còn có thể xảy ra ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh....

thận yếu nên ăn gì và kiêng gì

Bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Thận yếu nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn