Uy Long Đại Bổ – Bước đột phá trong điều trị yếu sinh lý nam giới từ YHCT triều Nguyễn

Phỏng vấn Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh yếu sinh lý và cách chữa bệnh dứt điểm từ Đông y

Tổng Quan Bệnh Xuất Tinh Sớm – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Nam Học

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Điều Trị Xuất Tinh Sớm Tại Nhà Giúp Yêu Lâu Hơn

Uy Long Đại Bổ Tửu – Vương tửu quý chắt lọc tinh hoa cổ truyền triều Nguyễn

Yếu Sinh Lý – Tổng Quan Về Bệnh Và Bí Quyết Khiến Cậu Nhỏ “Mềm Như Bún” Cũng Phải Thức Giấc

Uy Long Đại Bổ chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm có tốt không? Giá bao nhiêu, mua ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Uy Long Đại Bổ có tốt không? Sự thật về hiệu quả bài thuốc từ chia sẻ của người bệnh

Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần và cách khắc phục

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?

“Thận yếu có nên uống nhiều nước, uống gì tốt nhất?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, những trường hợp mắc bệnh thận yếu cần cung cấp lượng nước phù hợp nhằm đảm bảo chức năng hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung một số loại nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất.

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?
“Thận yếu có nên uống nhiều nước, uống gì tốt nhất?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Thận yếu có nên uống nhiều nước?

Trong cơ thể người có đến 70% là nước và có vai trò quan trọng trong các chu trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung nước mỗi ngày là điều thiết yếu. Các chuyên gia khuyến cáo nên cung cấp ít nhất 2 lít/ ngày (nước ép, nước khoáng). Với những người thường xuyên vận động thì cần bổ sung nhiều nước hơn.

Về vấn đề Thận yếu có nên uống nước không luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, thận yếu là biểu hiện điển hình của chức năng thận bị suy giảm và có thể xuất hiện một số dấu hiệu như đi tiểu đêm nhiều lần, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chân tay phù thũng, nước tiểu lẫn với máu, suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải những độc tố, cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp tái tạo một số hormone thiết yếu cho cơ thể. Việc uống nhiều nước hay ít nước đều tác động với người bị thận yếu, suy thận. Cụ thể:

  • Uống quá ít nước: 

Thói quen uống ít nước có thể khiến lượng độc tố, cặn bã trong cơ thể không thể điều tiết, đào thải hoàn toàn. Lâu dần sẽ khiến cơ thể nhiễm độc do thận suy giảm chức năng nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Với những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Bên cạnh đó, uống quá ít nước có thể khiến người bệnh thường xuyên chóng mặt, dễ cáu gắt, hoa mắt,…

  • Uống quá nhiều nước: 

Với những trường hợp uống quá nhiều nước có thể làm tăng áp lực lên thận, khiến chức năng thận trở nên suy yếu nặng nề hơn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến máu trong cơ thể bị loãng, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động ở não bộ.

Từ đó, có thể nhận thấy người bị thận không nên uống nhiều nước cũng không nên uống quá ít nước. Thay vào đó, hãy bổ sung lượng nước phù hợp với cơ thể cũng như tránh gây áp lực lên thận. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh lý cũng như hoàn cảnh, người bệnh có thể cung cấp lượng nước thích hợp. Cụ thể:

  • Với những người bị thận yếu đi tiểu ít, nên uống nhiều nước nhằm duy trì chức năng hoạt động của thận. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành truyền nước nhằm bù lại lượng nước thiếu hụt.
  • Trường hợp bị suy thận nặng, nên hạn chế uống nước quá nhiều. Thay vào đó, lượng nước phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể và không có định mức cụ thể.

Với những trường hợp mắc các vấn đề liên quan đến thận, khi uống nước cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Uống nước nhiều lần: Mỗi lần, bạn chỉ nên uống một ít nước và uống nhiều lần nhằm làm giảm áp lực lên thận cũng như xây dựng thói quen uống nước thường xuyên.
  • Bổ sung nước từ chế độ ăn uống hàng ngày: Ngoài uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước thông qua chế độ ăn uống mỗi ngày.
  • Tránh uống nước ngay sau khi ăn hoặc vừa ăn vừa uống: Những thói quen này có thể tác động tiêu cực đến chức năng hoạt động của thận, cũng như gây loãng dịch vị tiêu hóa ở dạ dày.
  • Uống nước từ từ: Mỗi lần, bạn chỉ nên uống từng ngụm nhỏ và nuốt chậm giúp tăng hiệu quả hoạt động của thận. Tránh ăn nhanh, uống vội vì có thể dẫn đến sặc, từ đó làm tăng áp lực lên thận, khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng.
  • Ưu tiên uống nước ấm: Thói quen uống nước ấm sẽ giúp tăng nhu động, tăng hoạt động tiêu hóa cũng như cải thiện chức năng hoạt động của thận.

Thận yếu nên uống nước gì tốt nhất?

Bên cạnh bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày cho cơ thể giúp hỗ trợ bù nước, thanh lọc và đào thải độc tố giúp làm giảm áp lực tại thận. Người bệnh có thể bổ sung một số loại nước khác giúp tăng cường hoạt động của cơ quan này, đồng thời bổ sung những thành phần khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại nước tốt cho người bị thận yếu được khuyến khích bổ sung:

Nước ép dứa

Nước ép dứa
Trong nước ép dứa chứa nhiều hàm lượng vitamin C dồi dào, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme bromelain

Trong nước ép dứa chứa nhiều hàm lượng vitamin C dồi dào, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme bromelain. Những thành phần này có khả năng bảo vệ những mô khỏe mạnh ở thận, kháng viêm và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Việc bổ sung loại nước ép này thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm viêm nhiễm ở thận và những cơ quan khác,…

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả dứa chín, mật ong nguyên chất là đá viên. Dứa sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cắt thành từng miếng nhỏ và cho vào máy ép lấy nước. Cuối cùng cho 1 ít mật ong và đá viên vào và thưởng thức.

Lưu ý: Tránh sử dụng nước ép dứa cho những trường hợp bị cao huyết áp, mắc bệnh dạ dày, béo phì, viêm mũi họng, phụ nữ mang thai.

Nước ép việt quất

Nam việt quất được biết đến là loại quả chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, anthocyanins, flavonoid và carbohydrate. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, cải thiện viêm thận, hỗ trợ điều trị thận yếu, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như bảo vệ thận trước những gốc tự do.

Mỗi ngày, bạn uống 1 ly nước ép nam việt quất còn giúp bổ sung chất xơ và vitamin E cho cơ thể. Đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm nồng độ cholesterol trong má, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, từ đó làm giảm áp lực tại thận hiệu quả.

  • Chuẩn bị khoảng 1 bát nam việt quất, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn
  • Cho việt quất vào máy ép lấy nước hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước
  • Bạn có thể uống trực tiếp nước ép việt quất hoặc pha với một ít đường giúp tăng vị ngọt của nước ép

Nước ép bưởi

Với những trường gặp các vấn đề liên quan đến thận hoặc cải thiện chức năng thận có thể bổ sung nước ép bưởi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thức uống này còn giúp ổn định lượng đường huyết, giảm mỡ trong máu, kiểm soát cân nặng và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến thận tốt hơn.

Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước ép bưởi còn mang lại hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng thận, giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận, sỏi thận. Cách làm nước ép bưởi khá đơn giản, bạn chỉ cần tách lấy múi bưởi và cho vào máy ép lấy nước. Tuy nhiên, khi uống bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng nước ép bưởi ngay sau khi ép, bởi để nước ép lâu có thể gây đắng và mất đi các dưỡng chất
  • Tránh uống nước ép bưởi khi bụng đối vì có thể tăng lượng acid dịch vị trong dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống là sau khi ăn khoảng 1 giờ
  • Tránh dùng nước ép bưởi với những trường hợp bị đau dạ dày, tiêu chảy hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.

Nước đậu đen rang tốt cho người bị thận yếu

Việc sử dụng nước đậu đen cải thiện tình trạng thận yếu được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Loại nước này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát vào mùa hè oi bức. Giúp lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết thải độc ở thận.

Nước đậu đen rang tốt cho người bị thận yếu
Việc sử dụng nước đậu đen cải thiện tình trạng thận yếu được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực

Nước đậu đen bổ sung cho cơ thể các khoáng chất, vitamin C, sắc,… có công dụng bồi bổ thận, thanh lọc cơ thể, lợi huyết, tăng hoạt động tuần hoàn máu. Những trường hợp bị chứng thận yếu, nóng trong, táo bón, mất ngủ, nóng trong có thể uống nước đậu đen rang để cải thiện.

  •  Chuẩn bị khoảng 100 gam đậu đen, mang đi ngâm rửa sạch thì để ráo nước
  • Cho vào chảo rang đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
  • Sau đó cho vào ấm đun với 1 lít nước lọc. Đun sôi trong 20 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước đậu, bỏ bã và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Nước giấm táo

Nước giấm táo có tác dụng trong việc trung hòa axit, giúp thận đào thải các độc tố, làm giảm lượng acid dư thừa và ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả. Việc dùng nước giấm táo thường xuyên còn giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm những vấn đề bất thường liên quan đến đường ruột, giải độc gan, làm đẹp da, tiểu đường.

  • Chuẩn bị khoảng 1 muỗng giấm táo và pha với 1 ly nước ấm
  • Khuấy đều hỗn hợp và uống khi còn ấm
  • Uống hàng ngày vào buổi sáng. Nếu không mắc bệnh dạ dày thì bạn có thể uống nước giấm táo trước khi ăn giúp làm sạch đường ruột.

Nước râu ngô

Nước râu ngô có tác dụng giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt tốt cho cơ thể. Nhờ vào những lợi ích trên nên nhân dân thường dùng loại nước này cải thiện các triệu chứng bệnh thận hư, suy thận, thận yếu, làm giảm triệu chứng tiểu đêm, bí tiểu, tiểu lắt nhắt.

  • Chuẩn bị khoảng 1 ít râu ngô mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
  • Cho râu ngô vào nồi cùng với 300ml nước lọc và đun sôi khoảng 5 phút.
  • Lọc lấy phần nước và chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Nước râu ngô thường có vị ngọt tự nhiên nên dễ uống, bạn không cần bỏ đường thêm.
  • Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ giúp lợi tiểu, cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Nước chanh ấm

Trong nước chanh ấm chứa nhiều axit citric và hàm lượng với vitamin C dồi dào. Mang lại hiệu quả trong việc đào thải độc tố, ức chế phản ứng viêm ở thận, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, suy thận.

Với những trường hợp sức đề kháng suy giảm, mắc những vấn đề liên quan đến thận, đường tiết niệu nên dùng 1 ly nước chanh ấm mỗi ngày vào buổi sáng để cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn bị chứng đau dạ dày thì chỉ nên uống nước chanh khi ăn nhằm hạn chế tăng lượng acid trong dạ dày, hạn chế bùng phát cơn đau.

  • Chuẩn bị chanh tươi và 200ml nước ấm khoảng 40 độ
  • Vắt 1 muỗng nước cốt chanh vào cốc nước và khuấy đều
  • Uống trực tiếp khi nước còn ấm. Bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong, đường vào nước chanh sẽ giúp dễ uống cũng như tăng hương vị của nước chanh

Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu
Uống nước dưa hấu được xem là một trong những cách giúp tăng cường khả năng giải độc, đào thải những cặn bã, độc tố dư thừa trong cơ thể

Uống nước dưa hấu được xem là một trong những cách giúp tăng cường khả năng giải độc, đào thải những cặn bã, độc tố dư thừa trong cơ thể. Thức uống này chứa các khoáng chất, vitamin thiết yếu giúp bổ sung nguồn năng lượng cần thiết, hỗ trợ thận đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể hiệu quả.

Để cải thiện sức khỏe và chức năng hoạt động của thận, bạn nên uống từ 2 – 3 ly nước ép dưa hấu mỗi tuần. Tránh dùng loại nước ép này với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

  • Chuẩn bị 300gr dưa hấu và 1 muống nước cốt chanh
  • Dưa hấu sau khi rửa sạch, gọt vổ thì cho vào máy ép lấy nước
  • Cho 1 muỗng nước cốt chanh vào nước ép đã được chuẩn bị và khuấy đều
  • Để vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 10 phút hoặc thêm vào ly nước ép vài viên đá lạnh và dùng trực tiếp.

Nước ép củ dền

Nước ép củ dền được đánh giá phù hợp với những trường hợp mắc bệnh thận yếu, suy thận,… Việc sử dụng loại nước ép này thường xuyên sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ struvite, canxi phosphate và những chất cặn bã tích tụ trong nước tiểu.

Ngoài ra, nước ép củ dền còn giúp thanh lọc máu, giảm huyết áp, làm giảm bớt áp lực của thận. Từ đó, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thận. Tuy nhiên, mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 15 – 30ml nước ép củ dền, việc uống quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp với húng quế, cà rốt hay gừng để giúp dễ uống hơn.

Các loại thức uống cần kiêng khi bị thận yếu

Ngoài những loại thuốc cần tăng cường bổ sung khi bị thận yếu. Người bệnh cũng nên kiêng một số thức sau trong thời gian điều trị:

  • Các loại nước chứa muối: Những loại thức uống chứa muối có thể khiến hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao, dẫn đến dư thừa natri làm suy giảm chức năng thận. Không chỉ hạn chế những loại thức uống chứa nhiều muối, người bệnh cũng cần tránh xa những thực phẩm, thức ăn chứa nhiều gia vị, nhất là muối.
  • Trà đặc: Với những trường hợp mắc bệnh thận yếu nên hạn chế dùng trà đặc. Bởi thành phần theophylin có trong loại thức uống này có thể gây tổn thương thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Cà phê: Cà phê cũng là một trong những loại thức uống nên hạn chế khi mắc bệnh thận yếu. Bởi thói quen uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng áp lực lên thận, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ suy thận mãn tính.
Các loại thức uống cần kiêng khi bị thận yếu
Những thành phần có trong bia rượu có thể làm cản trở đến quá trình đào thảo độc tố của máu, ảnh hưởng đến chức năng của thận
  • Các chất kích thích (rượu, bia): Những thành phần có trong bia rượu có thể làm cản trở đến quá trình đào thảo độc tố của máu, ảnh hưởng đến chức năng của thận, từ đó có thể khiến các triệu chứng bệnh thận yếu trở nên nặng nề hơn.
  • Các loại thức uống có gas: Trong các loại thức uống này chứa hàm lượng đường, photpho cao và có thể làm tăng áp lực của thận. Gây cản trở đến hoạt động thanh lọc, đào thải cặn bã, độc tố trong cơ thể. Lâu dần có thể gây ra bệnh sỏi thận.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?” và một số thức uống cần hạn chế trong quá trình điều trị. Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh lý tốt nhất, người bệnh cần kết hợp biện pháp y tế, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh thận yếu theo Đông y

Thận yếu theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bệnh thận yếu theo Đông y là phương pháp chữa trị phổ biến không kém gì việc sử dụng thuốc Tây. Bởi ưu điểm của những bài thuốc Tây là...

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

"Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" là vấn đề được nhiều nam giới quan tâm. Bởi thận là bộ phận đóng vai trò...

Bài tập cải thiện chức năng thận

10 Bài tập giúp tăng cường và cải thiện chức năng thận hiệu quả

Thận yếu, suy giảm chức năng thận là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ở mọi đối tượng. Tình trạng này khiến người bệnh...

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

"Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, thận yếu là...

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan...

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn mà thực tế nó còn có thể xảy ra ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn