Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
Bệnh thận yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan đến sinh lý. Bệnh lý khởi phát bởi nhiều tác nhân khác nhau, việc xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị thời kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Thận yếu là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Thận là một trong những bộ phận quan trong trong cơ thể có chức năng thanh lọc cơ thể, đào thải những độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn hỗ trợ quá trình sản sinh các hồng cầu, tăng cường khả năng hấp thụ nước, axit amin, kiểm soát huyết áp và sản sinh hormone điều hòa cơ thể.
Bệnh thận yếu đặc trưng bởi tình trạng chức năng của thận bị suy giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đào thải độc tố, tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như yếu sinh lý, đi tiểu nhiều lần, sỏi thận,…
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh thận yếu được chia thành những giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát và rất khó phát hiện. Trong giai đoạn này, với những trường hợp bị bệnh tiểu đường trước đó nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu.
- Giai đoạn 2: Các triệu chứng thận yếu có mức độ nghiêm trọng hơn, xuất hiện các vấn đề tổn thương ở cơ quan thận hoặc protein có trong nước tiểu,… Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 3: Khi chức năng thận suy giảm trong thời gian dài sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù tay chân,… Để tiện lợi cho quá trình điều trị, giai đoạn này được chia thành 2 dạng là 3A, 3B.
- Giai đoạn 4: Trong giai đoạn này, bệnh thận yếu có thể đi kèm với những biểu hiện thiếu máu, huyết áp không ổn định, những bệnh lý về xương,…
- Giai đoạn 5: Đây được xem là giai đoạn nặng nề nhất của bệnh thận yếu. Bởi lúc này, chức năng thận gần như không còn khả năng hoạt động. Khi đó, xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, ngứa ngáy trên da, khó thở,… Trong giai đoạn này, người bệnh cần tiến hành lọc máu thường xuyên hay ghép thận nhân tạo.
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh thận yếu giai đoạn đầu điển hình bởi tình trạng suy giảm chức năng thận. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp không tiến hành chữa trị, các triệu chứng bệnh lý sẽ tiến triển nặng nề và tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng như:
- Tăng huyết áp: Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng cân bằng huyết áp sẽ kém đi và có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột.
- Tai biến mạch máu não: Với những trường hợp bị thận yếu nhưng có bệnh nền huyết áp, xuất huyết do tăng tiểu do giảm tiểu cầu sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Nhiễm trùng: Khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lọc máu ở thận, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Biến chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Bệnh sỏi thận: Những trường hợp bị suy thận sẽ có xu hướng lắng đọng những độc tố, cặn bã và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Ung thư thận: Trường hợp bị bệnh suy thận mãn tính có thể tiến triển thành những u nang ác tính ở thận và có thể dẫn đến ung thư thận, tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, bệnh thận yếu còn có thể gây thiếu máu, rối loạn chức năng xương khớp, suy dinh dưỡng, suy gan, mắc phải những vấn đề liên quan đến tim mạch,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận yếu
Theo các chuyên gia đầu ngành, biểu hiện thận yếu khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Thói quen sinh hoạt không khoa học
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, kém khoa học được xem là nguyên nhân phổ biến gây khởi phát triệu chứng thận yếu:
- Sử dụng chất chất kích thường xuyên như bia rượu, thuốc lá, nước có gas, trà đặc,… có thể ức chế lượng protein và làm tăng nguy cơ gây ra bệnh thận yếu.
- Thức khuya, làm việc quá sức, ít vận động, thói quen ăn nhiều muối, đường, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh là một trong những tác nhân không chỉ khiến chức năng thận bị suy giảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Bệnh thận yếu có thể khởi phát do tác dụng của các loại thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh, chống viêm. Hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Yếu tố tâm sinh lý
- Ảnh hưởng tâm lý: Căng thẳng thần kinh, áp lực công việc kéo dài có thể khiến những cơ quan bài tiết khác, bao gồm thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh thận yếu.
- Tuổi tác: Số liệu thống kê cho thấy, các triệu chứng bệnh thận yếu thường khởi phát ở đối tượng lớn tuổi, những cơ quan trong cơ thể dần suy yếu và rất dễ mắc bệnh thận yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh lý đang dần có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nhân khác nhau.
Ảnh hưởng bởi các bệnh lý nền
- Bệnh tiểu đường: Với những trường hợp bị bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thanh lọc, đào thải của thận.
- Bệnh tuyến tiền liệt: Bệnh u xơ, viêm tuyến tiền liệt đặc trưng bởi tình trạng chèn ép những cơ quan xung quanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận.
- Sỏi thận: Trường hợp mắc bệnh nền sỏi thận, khi đó sỏi trong cầu thận sẽ gây cản trở đến hoạt động đào thải độc tố. Lâu dần có thể khiến cơ quan này bị suy giảm và dẫn đến thận yếu.
- Bị viêm đường tiết niệu: Các triệu chứng viêm đường tiết niệu sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố. Những cặn bã, độc tố tích tụ trong cơ thể lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng thận.
- Sa tử cung ở nữ giới: Tình trạng sa tử cung ở nữ giới có thể làm tăng áp lực lên bàng quang, làm cản trở quá trình đào thải độc tố và khiến chức năng thận bị suy giảm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Các triệu chứng bệnh thận yếu không chỉ ảnh hưởng chức năng thận, sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ khởi phát biểu hiện yếu sinh lý và phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để khắc phục biến chứng hiệu quả.
Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết của bệnh thận yếu:
- Đi tiểu đêm thường xuyên: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh thận yếu. Tần suất người bệnh đi tiểu đêm có xu hướng tăng và gây ra cảm giác khó chịu, đau rát.
- Cơ thể dễ mệt mỏi: Khi chức năng thận suy giảm sẽ hạn chế sản sinh hormon erythropoietin, điều này sẽ làm giảm lượng hồng cầu máu khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
- Lạnh tay chân và rùng mình: Thông thường, những trường bị thận yếu thường xuất hiện biểu hiện lạnh tay chân, rùng mình và kèm theo một số biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn, đau nhức lưng, thở yếu,…
- Tay chân phù nề: Khi chức năng thận suy yếu sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình đào thải những độc tố, cặn bã và các chất lỏng dư thừa nên có thể khiến phù nề chân, tay và khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Rối loạn đường tiêu hóa: Thận yếu có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón, buồn nôn,…
- Ăn không ngon, hôi miệng: Hiện tượng những chất thải, độc tố không được đào thải ra bên ngoài cơ thể có thể khiến những thực phẩm được dung nạp có mùi khác và gây ra cảm giác hôi miệng.
- Suy giảm ham muốn tình dục: Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh thận yếu có thể gây mất cân bằng hormone và làm suy giảm ham muốn tình dục.
- Tâm lý khó chịu và cáu gắt: Bệnh lý có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm sinh lý, gây khó chịu, dễ cáu gắt, nổi nóng và có thể dẫn đến da bị khô ráp, ngứa ngáy và rụng tóc,…
- Tăng cân không kiểm soát: Đây là một trong những biểu hiện của bệnh thận yếu thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân là do chức năng thanh lọc, đào thải độc tố suy giảm sẽ gây ra tình trạng lắng đọng và dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
- Ù tai, chóng mặt: Thường xuyên chóng mặt, ù tai là một trong những triệu chứng bệnh thận yếu. Khi thận bị tổn thương sẽ gây thiếu hụt lượng máu tuần hoàn, từ đó gây cản trở hoạt động lưu thông máu đến não bộ và khởi phát biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Các phương pháp điều trị bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, việc chủ quan chữa trị, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu được áp dụng phổ biến:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức độ triệu chứng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp với tường bệnh nhân. Nhằm khắc phục bệnh lý nhanh chóng, hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Nhóm thuốc điều hòa huyết áp: Một trong các chức năng quan trọng của thận là cân bằng và điều hòa huyết áp. Trường hợp suy giảm chức năng hoạt động của thận và thận yếu sẽ làm tăng nguy cơ tụt hoặc tăng huyết áp đột ngột. Do đó, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định một số loại thuốc có tác dụng duy trì độ ổn định của huyết áp như Atenolol, Perindopril, Calci phospho, Quinapril, Amlodipin,…
Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này có tác dụng đào thải nước, muối và hỗ trợ lọc những độc tố bên trong cơ thể dễ dàng. Từ đó làm giảm áp lực cho thận, cải thiện các triệu chứng bệnh lý và ngăn ngừa biến chứng. Một số loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định như thuốc giảm kali máu, Furosemid, Thiazid,…
Thuốc kiểm soát lượng axit uric: Những trường hợp bị thận yếu có thể dẫn đến dư thừa lượng axit uric trong máu không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một số loại thuốc giúp cân bằng nồng độ axit uric như Colchicin, Allopurinol,…
Các loại thuốc hỗ trợ sản sinh máu: Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn đến lượng máu sản sinh không đủ cung cấp cho cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra những triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc Darbe epo alpha và beta để cải thiện.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh thận yếu hoặc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.
2. Áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh lý
Chữa bệnh thận yếu bằng các mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm của cách chữa này là lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian chữa bệnh thận yếu chỉ có tác dụng cải thiện bệnh lý, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát.
Đu đủ xanh chữa thận yếu
Những thành phần dưỡng chất có trong quả đu đủ xanh có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ giảm sưng viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh, rửa sạch, cạo sạch vỏ, bọt hạt và rửa sạch lại với nước.
- Sau đó cho muối vào trên trong quả đu đủ rồi mang đi hấp cách thủy đến khi chính đều thì tắt bếp
- Mỗi ngày ăn 2 lần, áp dụng trong 10 ngày để cải thiện tình trạng bệnh lý.
Nước râu ngô chữa bệnh
Theo ghi chép dân gian, râu ngô có tính bình, thanh mát với tác dụng lợi tiểu và tăng cường khả năng đào thải độc tố nên được tận dụng chữa bệnh thận yếu. Bên cạnh đó, râu ngô chứa nhiều thành phần khoáng chất, dưỡng chất, vitamin A, B giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh chuẩn bị 1 ít râu ngô, mang đi rửa sạch và hãm với 300ml nước sôi trong vòng 20 phút và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 50ml thay trà.
Người bệnh nên sử dụng nước râu ngô sau khi dùng bữa khoảng 1 giờ đồng hồ, tránh uống ngay sau khi ăn no. Ngoài ra, không áp dụng mẹo chữa này cho những đối tượng phụ nữ trong thời gian hành kinh, người bị bệnh đông máu,…
Tận dụng rau răm
Rau răm không chỉ được biết đến là loại rau được dùng trong những bữa ăn giúp làm tăng hương vị, hãm tính mát của những thực phẩm ăn kèm mà còn được tận dụng chữa bệnh thận yếu nhờ vào tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và góp phần bảo tồn chức năng thận.
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 1 nắm rau răm và ngâm rửa với nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Cho rau răm vào máy xay cùng với 1 ly nước lọc
- Lọc lấy phần nước và uống trực tiếp
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm.
Cải thiện triệu chứng thận yếu bằng đậu đen
Trong đậu đen chứa nhiều vitamin, acid amin, canxi và sắt rất tốt cho sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng đậu đen nguyên chất chữa bệnh lý hoặc kết hợp đậu đen với những nguyên liệu khác giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.
- Kết hợp đậu đen và cỏ mực: Người bệnh cần sao vàng cỏ mực và đậu đen. Kế đến cho tất cả vào ấm và đun sôi với 2 lít nước lọc. Chia phần nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
- Nước đậu đen chữa bệnh: Đậu đen mang đi rửa sạch và để ráo nước rồi mang đi sao vàng. Nấu đậu đen với nước và sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Uống nước đậu đen khi còn ấm để giúp bồi bổ máu, bổ thận, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch.
Bệnh thận yếu nên kiêng gì và ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với những trường hợp bệnh thận yếu. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ làm chậm quá trình tiến triển bệnh lý, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm cần bổ sung
- Các loại rau xanh: Người bệnh cần tăng cường bổ sung những loại rau xanh như bắp cải, rau xanh, hành tây vào thực đơn hàng ngày. Bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể, cải thiện hoạt động của thận, giảm lượng chất béo trong máu và hỗ trợ đào thải độc tố.
- Thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giàu Omega-3: Các thực phẩm chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào như dầu oliu, cá hồi, cá thu, cá ngừ,… có tác dụng chống viêm, làm lành và phục hồi những tổn thương ở thận.
- Các loại trái cây: Quả việt quất, mâm xôi, cà chua, cam, chanh, bưởi,… là những loại quả có tác dụng tăng cường đào thải độc tố ở thận ra khỏi cơ thể.
Các thực phẩm cần kiêng
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Tuy protein là một trong các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhưng đối với những trường hợp bị thận yếu, nếu bổ sung các thực phẩm chứa thành phần này quá nhiều có thể gây quá tải, ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố ở thận. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm giàu protein như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu phộng, thịt bò, thịt gà,…
- Loại bỏ thói quen ăn mặn: Việc ăn mặn thường xuyên có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, lâu dần sẽ dẫn đến yếu thận. Do đó, người bệnh cần cân chỉnh lượng muối phù hợp trong những bữa ăn hàng ngày.
- Thực phẩm chứa nhiều kali – phốt phát: Thận có chức năng duy trì lượng phốt phát và kali trong máu. Do đó, người bệnh nên hạn chế các nhóm thực phẩm chứa hàm lượng phốt phát và kali cao giúp giảm tải áp lực cho thận.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh thận yếu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau giúp ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ quá trình bài tiết và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Từ bỏ thói quen nhịn đi tiểu lâu. Bởi điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm thận.
- Mỗi ngày bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước giúp đào thải hoàn toàn các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch chống lại các gốc tự do.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, áp lực trong thời gian dài.
- Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường và nghi ngờ bệnh thận yếu, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám, chữa trị kịp thời. Tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
- Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ bác sĩ chuyên khoa liều lượng và tần suất sử dụng thuốc.
Thận yếu là một trong những bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!