Uy Long Đại Bổ – Bước đột phá trong điều trị yếu sinh lý nam giới từ YHCT triều Nguyễn

Phỏng vấn Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh yếu sinh lý và cách chữa bệnh dứt điểm từ Đông y

Tổng Quan Bệnh Xuất Tinh Sớm – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Nam Học

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Điều Trị Xuất Tinh Sớm Tại Nhà Giúp Yêu Lâu Hơn

Uy Long Đại Bổ Tửu – Vương tửu quý chắt lọc tinh hoa cổ truyền triều Nguyễn

Yếu Sinh Lý – Tổng Quan Về Bệnh Và Bí Quyết Khiến Cậu Nhỏ “Mềm Như Bún” Cũng Phải Thức Giấc

Uy Long Đại Bổ có tốt không? Sự thật về hiệu quả bài thuốc từ chia sẻ của người bệnh

Uy Long Đại Bổ chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm có tốt không? Giá bao nhiêu, mua ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý

Thận yếu theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bệnh thận yếu theo Đông y là phương pháp chữa trị phổ biến không kém gì việc sử dụng thuốc Tây. Bởi ưu điểm của những bài thuốc Tây là lành tính, an toàn và hiếm gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y hiệu quả được nhiều người bệnh sử dụng phổ biến hiện nay. 

Chữa bệnh thận yếu theo Đông y

Theo quan niệm Tây y thì thận có nhiệm vụ thực hiện chức năng sinh dục huyết dịch, nội tiết, xương cốt và tiết niệu cũng như nhiệm vụ của hệ thống thần kinh. Còn theo Đông y, thận là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nó được xem như là gốc rễ của các hoạt động sống và cũng là nền móng cho sự di truyền.

Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Chữa bệnh thận yếu theo Đông y dựa trên thuyết ngũ hành

Theo các chuyên gia Đông y, Thận chứa 2 phần nguyên âm và nguyên dương tức hay còn được gọi là thận âm và thận dương. Trong cơ thể, thận có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan tạng phủ khác để điều hòa hoạt động, chức năng sinh lý theo cơ chế tương sinh, tương khắc với các trạng thái vận động không ngừng.

Và khi thận yếu, việc chẩn đoán, điều trị bệnh trên lâm sàng sẽ dựa trên thuyết Ngũ hành nhằm lý giải tình trạng sinh lý trong các tạng phủ của cơ thể. Chẳng hạn như:

Thận ảnh hưởng đến Phế

Phế ý chỉ phổi hay còn được gọi là cơ quan hô hấp, đóng vai trò trao đổi không khí từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong cơ thể theo cơ chế hít không khí từ thiên nhiên (thanh khí) và thải ra khí dơ (trọc khí). Tùy vào khả năng hoạt động của Phế mà việc chuyển hóa cũng như quá trình lưu thông không khí trong cơ thể có được xuyên suốt hay không.

Tuy nhiên, quá trình hô hấp có tốt hay không không chỉ phụ thuộc vào Phế mà còn có sự đóng góp không nhỏ của Thận. Cụ thể, để việc trao đổi khí trong cơ thể diễn ra trơn tru thì khi khí được hít vào cơ thể sau khi được Phế xử lý thì sẽ được đưa tiếp xuống Thận để nạp khí.

Vì vậy, có thể thấy để việc hô hấp của cơ thể được thông suốt thì Thận phải thực sự khỏe mạnh, chức năng nạp khí của Thận ổn định. Nếu thận khí suy nhược, hoạt động chậm chạp, thậm chí không thể nạp khí được sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về Phế.

Lúc này, trên lâm sàng người bệnh sẽ gặp một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi, viêm xoang… Đây là kết quả khi Thận hư khí nghịch và suy giảm chức năng không dụng nạp khí tạo thành.

Thận ảnh hưởng đến Tỳ

Tỳ chính là cơ quan tiêu hóa, đóng vai trò chuyển hóa, hấp hu và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thực phẩm đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Theo quan niệm Đông y, nếu như Thận được xem là “Tiên thiên và là gốc rễ của sự sống” thì Tỳ chính là “Hậu thiên và là nguồn sinh hóa khí huyết”. Đây là hai cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, mỗi cơ quan đảm nhiệm chức năng riêng nhưng vẫn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động lẫn nhau.

Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Thận yếu gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn

Để Tỳ hoạt động tốt, tạo nên nguồn khí, huyết dịch và tân dịch cho cơ thể thì bắt buộc Thận phải ôn ấm và dương mới có thể thúc đẩy hoạt động của Tỳ. Từ đó, giúp cho Tỳ và Vị hoạt động thông suốt, đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn mới được hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết nuôi dưỡng cơ thể.

Vì vậy, khi Thận suy yếu sẽ khiến cho Tỳ không được ôn ấm và gây ra trạng thái tiêu hóa thức ăn chậm chạm, không hiệu quả dễ gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, tiêu chảydo mệnh môn hỏa suy, âm khí trong cơ thể nhiều hơn dương khí nên người bệnh bị tiêu chảy liên tục là điều không thể tránh khỏi.

Thận ảnh hưởng đến Tâm

Tâm ý chỉ tim là cơ quan chủ quản các hoạt động về tinh thần. Theo thuyết Ngũ hành, Tâm thuộc hỏa, Thận thuộc thủy và chúng có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ tương sinh cho nhau. Nếu một trong 2 cơ quan này xảy ra vấn đề sẽ khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ và gây ra tình trạng “Tâm Thận bất giao” theo quan niệm trong Đông y.

Đông y cũng cho thấy rằng khi Thận thiếu đi hỏa cảu Tâm khiến cho thủy lạnh, còn Tâm thiếu thủy của thận của khiến hỏa thái quá. Tình trạng mất cân bằng này sẽ làm rối loạn thế âm dương và trên lâm sàng sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng bệnh như bốc hỏa, khó chịu, cảm xúc không ổn định, lạnh người, mất ngủ, di tinh hoặc thậm chí trong một số trường hợp nặng còn khiến thần trí mê sảng.

 Thận ảnh hưởng đến Can

Can ý chỉ gan là một trong năm cơ quan ngũ tạng có nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể. Trong Đông y Can tàng huyết, Thận tàng tinh, chúng đều thuộc hạ tiêu cùng một nguồn gốc vì vậy cả hai cơ quan này có liên hệ mật thiết với nhau cả về bệnh lý lẫn sinh lý.

Thận có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng Can để nó duy trì hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, Thận âm sẽ giúp nuôi dưỡng Can âm để giúp phần Can dương không bị thái quá và góp phần tái tạo Thận âm. Vì vậy, nếu thận âm bị thiếu hụt sẽ khiến cho phần âm bị tổn thương khiến Can dương thái quá.

Lúc này, nhiệt tà trong cơ thể tích tụ quá nhiều gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay cáu gắt, hưng phấn, dễ kích động, da khô, mắt mờ, đau hông sườn…

Thận ảnh hưởng đến Phủ

Trong Đông y, Phủ là các cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển các chất từ thực phẩm được dung nạp vào trong cơ thể và bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Cơ thể con người gồm 6 phủ đởm (mật), vị (dạ dày), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già), bàng quang và tam tiêu.

Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Suy thận, thận yếu có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang, dẫn đến tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều về đêm…

Trong tất cả các Phủ vừa kể trên thì Thận có quan hệ mật thiết nhất với bàng quang. Trong học thuyết ngũ hành, cả hai cơ quan này đều thuộc hành Thủy và đều có vai trò vận chuyển nước trong toàn cơ thể. Còn trong Đông y, quá trình hoạt động của 2 cơ quan này bổ trợ cho nhau, Thận được xem như một máy bơm nước còn bàng quang thì chứa nước, bài tiết nước tiểu.

Vì vậy, chỉ khi Thận khí đầy đủ, khỏe mạnh thì mới có thể giúp bàng quang đóng mở đều đặn, không gây ra các vấn đề như khó tiểu tiện, tiểu không kiểm soát, đi tiểu nhiều lần, phù nề…

Chữa bệnh thận yếu bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?

Trong Đông y việc chữa trị bệnh thận yếu, cải thiện triệu chứng bằng các vị thuốc, thảo dược quý trong thiên nhiên. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn lo ngại về tác dụng của thuốc, liệu có hiệu quả như khi sử dụng thuốc Tây hay không.

Các chuyên gia Y học cổ truyền cho rằng các bài thuốc Đông y chữa thận yếu đem lại hiệu quả cao không thua kém các loại thuốc Tây y. Điển hình với một số ưu điểm sau:

  • Thuốc đem lại hiệu quả cao: Các vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh thận yếu đều là những vị thuốc tự nhiên tác động trực tiếp vào gốc rễ của bệnh và làm giảm các triệu chứng tận gốc.
  • An toàn, lành tính: Đặc trưng của những bài thuốc Đông y là sử dụng trực tiếp các vị thuốc từ thiên nhiên nên rất lành tính, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng và không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây.
  • Không gây ra tình trạng lạm dụng thuốc: Sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh hầu như chưa phát sinh trường hợp lạm dụng thuốc như Tây y. Không những vậy, dù sử dụng thuốc trong một thời gian dài cũng không gây ra tình trạng kháng thuốc. Ngược lại, những người sử dụng các bài thuốc Đông y càng lâu năm thì càng giúp thuốc ngấm sâu vào bên trong cơ thể và dễ dàng trị khỏi bệnh hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe: Chữa bệnh thận yếu bằng các bài thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh mà còn đem lại các lợi ích tuyệt vời khác như bồi bổ sức khỏe, kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Chữa bệnh thận yếu bằng các bài thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị và an toàn, không gây tác dụng phụ

Gợi ý các bài thuốc chữa thận yếu theo Đông y

Với những thông tin ở trên có thể thấy khi cơ quan thận bị suy yếu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác như tim, gan, phổi, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết… Vì vậy, để cải thiện các triệu chứng về thận yếu cùng các chứng bệnh liên quan đến các cơ quan này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y sau đây:

1. Chữa bệnh thận yếu kèm theo chứng đau lưng

Lưng và thận là 2 cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, thận yếu gây đau lưng là tình trạng xảy ra phổ biến và hầu hết người mắc bệnh thận yếu đều gặp phải. Tình trạng bệnh này thường gặp phải ở những người mắc bệnh lâu ngày không khỏi, quan hệ tình dục quá độ hoặc đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.

Đặc trưng của bệnh là các triệu chứng đau nhức mỏi lưng dữ dội, nhất là khi hoạt động, làm việc tốn sức và sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi. Để cải thiện triệu chứng đau lưng và cải thiện chức năng thận, người bệnh có thể áp dụng 2 bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 300g hoài ngưu tất, 400g  câu kỷ tử, 800g thục địa, 400g cao lộc hươu, 400g cao quy bản và 400g sơn thù. Đem tán nhuyễn các dược liệu đã chuẩn bị và cho vào hũ thủy tinh bảo quản nhiệt độ phòng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 4 – 8g cùng với nước muối ấm pha loãng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 160g bổ cốt chỉ (đem sao rượu), 160g hồ đào nhục (sao vàng), 160g đỗ trọng (sao muối, sau đó đem sao rượu) và 160g đại táo đầu khứ ý. Sau khi sơ chế hết các nguyên liệu thì đem tán thành bột thật mịn rồi bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng khoảng 12g pha cùng với rượu nóng, lưu ý nên uống khi bụng còn đang đói để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Bài thuốc chữa bệnh thận yếu kèm theo các biến chứng ở tai

Đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh thận yếu và gây biến chứng ở tai như ù tai, viêm tai giữa, điếc… Nguyên nhân là do thận suy yếu khiến tinh không sinh, cuối cùng là suy giảm thính lực. Để cải thiện tình trạng bệnh này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Bài thuốc chữa bệnh thận yếu kèm theo các biến chứng ở tai phổ biến nhiều người áp dụng
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 12g hoài sơn, 8g đan bì, 12g phục linh, 12g từ thạch, 16g thục địa, 8g sơn thù nhục, 8g ngũ vị tử và 8 g trạch tả. Cho hết các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong siêu thuốc sắc với nước, mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, hoài sơn, lộc giác giao, thỏ ty tử mỗi loại 12g, nhục quế và phụ tử (chế) mỗi loại 8g, 20g thục địa. Đem tán nhuyễn thành bột các dược liệu đã chuẩn bị, cho mật ong vào với tỷ lệ vừa phải để tạo thành hỗn hợp dẻo mềm, sau đó vo thành từng viên nhỏ khoảng 5g rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Mỗi ngày dùng 3 lần sáng trưa tối, mỗi lần dùng 2 viên uống cùng nước ấm.

3. Bài thuốc chữa thận yếu gây ra chứng di tinh, dương nuy

Chức năng thận suy yếu là một trong những bệnh phổ biến do có lối sống và chế độ sinh hoạt tình dục quá độ. Một số biểu hiện của bệnh như suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, mắc chứng di tinh, rối loạn cương dương, liệt dương, không có sức sống, tinh thần suy giảm…

Để cải thiện triệu chứng bệnh này, người bệnh có thể thực hiện một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: 16g thỏ ty tử, 12g bá tử nhân, 16g lộc giác giao, 16g thục địa, 12g bổ cốt chỉ và 12g phục thần. Cho các vị thuốc này vào siêu thuốc và sắc cùng với nước lọc, lưu ý sắc trên lửa vừa rồi lọc lấy nước thuốc chia làm 3 lần uống sáng trưa tối và phải uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Bài thuốc này gồm các nguyên liệu gồm long cốt, liên tử, liên tu, tật lê, khiếm thực, mẫu lệ mỗi vị 40g. Cho tất cả vị thuốc vào siêu và sắc cùng 1 lít nước trong vòng 30 phút. Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn 1 nửa thì lọc lấy phần nước thuốc để uống hết trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm và tránh sử dụng thuốc để qua đêm.

4. Bài thuốc chữa bệnh thận yếu gây ra chứng hư lao

Rất nhiều trường hợp mắc bệnh thận yếu do phải làm việc, lao động quá sức hoặc tuổi cao sức yếu sẽ dễ kèm theo chứng hư lao. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như tiểu nhiều về đêm, đau nhức mỏi gối, suy giảm thính lực, hay bị choáng đầu, hoa mắt, chóng mặt…

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị 100g thục địa, hoàng bá, mạch môn, quy bản, thiên môn, đỗ trọng mỗi loại 48g, 60g ngưu tất, 1 bộ tử hà sa.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào cối xay xay nhuyễn, sau đó tiếp tục giã nát thành bột mịn, cho mật ong vào trộn cùng để tạo thành hỗn hợp mềm dẻo vừa phải. Sau đó vo thành từng viên nhỏ khoảng 5g rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản nhiệt độ phòng ở nơi thoáng mát. Mỗi ngày sử dụng 3 lần sáng trưa và tối, mỗi lần chỉ uống 2 viên cùng nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y
Bài thuốc chữa bệnh thận yếu gây ra chứng hư lao hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của người bệnh

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y chỉ thực sự phù hợp với những người mắc bệnh thận yếu thể nhẹ, các triệu chứng chỉ vừa khởi phát và không có biến chứng nguy hiểm, nếu bệnh nặng suy thận giai đoạn cuối thì sẽ không đem lại hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc Đông y thì cũng có một số phương pháp chữa bệnh thận yếu khác như bấm huyệt, châm cứu hoặc phương pháp diện chẩn… cũng đem lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu được nhiều người sử dụng, tùy vào tình trạng bệnh và triệu chứng của từng người mà bài thuốc sẽ được điều chỉnh khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám kỹ lưỡng tại các bệnh viện, hiệu thuốc Đông y để được chẩn đoán và bốc thuốc phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?

"Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" là vấn đề được nhiều nam giới quan tâm. Bởi thận là bộ phận đóng vai trò...

Bài tập cải thiện chức năng thận

10 Bài tập giúp tăng cường và cải thiện chức năng thận hiệu quả

Thận yếu, suy giảm chức năng thận là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ở mọi đối tượng. Tình trạng này khiến người bệnh...

Bị thận yếu nên uống thuốc gì

Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi và cải thiện tốt các triệu chứng bệnh là câu hỏi của không ít người bệnh. Bởi ai cũng biết chỉ...

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

"Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, thận yếu là...

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn