Rối Loạn Cương Dương Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Cập nhật: 28/03/2024

Tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới có thể dẫn đến những khủng hoảng nghiêm trọng về tâm lý và gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác trong cơ thể. Do đó, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về rối loạn cương dương để có cách khắc phục hiệu quả.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương hay bất lực là thuật ngữ để chỉ tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Đặc trưng của tình trạng này là một người đàn ông gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc giữ cương cứng đủ lâu để quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương thường không phổ biến và hầu hết nam giới gặp tình trạng này khi căng thẳng. Tuy nhiên, rối loạn chức năng cương dương cần được quan tâm và điều trị nếu tình trạng này gây ảnh hưởng đến hiệu suất tình dục hoặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn cương dương

Một người đàn ông rối loạn cương dương có thể có các dấu hiệu thường xuyên bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc cương cứng dương vật
  • Khó duy trì sự cương cứng trong các hoạt động tình dục
  • Yếu sinh lý, giảm ham muốn trong các hoạt động tình dục
roi-loan-cuong-duong-9
Nam giới bị rối loạn cương dương có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng

Các rối loạn tình dục khác được cho là có liên quan đến tình trạng rối loạn cương dương thường bao gồm:

  • Xuất tinh sớm
  • Xuất tinh chậm
  • Vô cảm, hoặc không có khả năng đạt được cực khoái trong hoạt động tình dục
  • Suy giảm ham muốn tình dục, không bị kích thích bởi bạn tình

Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng và dấu hiệu ngay khi nhận thấy. Ngoài ra, nếu triệu chứng đã kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đôi khi rối loạn cương dương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm vô sinh.

Nguyên nhân gây rối loạn cương dương

Chức năng cương dương bình thường có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Lưu lượng máu
  • Hoạt động của các dây thần kinh
  • Kích thích tố

Cụ thể, các nguyên nhân có thể dẫn đến hoặc làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương có thể bao gồm:

1. Nguyên nhân thực thể

Có khoảng 80% trường hợp rối loạn cương dương liên quan đến các nguyên nhân vật lý. Luôn luôn trao đổi với bác sĩ về các vấn đề cương cứng kéo dài, bởi vì đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề y tế nghiêm trọng.

Cho dù nguyên nhân là đơn giản hay nghiêm trọng, việc chẩn đoán và điều trị là cần thiết để cải thiện các khó khăn về mặt tình dục.

Các nguyên nhân thực thể có thể gây ra chứng rối loạn cương dương bao gồm:

  • Bệnh tim và tình trạng hẹp mạch máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Béo phì và các vấn đề rối loạn chuyển hóa
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Rối loạn nội tiết tố bao gồm các tình trạng rối loạn tuyến giáp và thiếu hụt Testosterone
  • Rối loạn cấu trúc dưỡng vật bẩm sinh chẳng hạn như bệnh Peyronie
  • Hút thuốc, nghiện rượu, lạm dụng các chất kích thích như ma túy hoặc cocaine
  • Điều trị các bệnh về tuyến tiền liệt
  • Các biến chứng sau phẫu thuật
  • Chấn thương vùng chậu hoặc khu vực tủy sống
  • Xạ trị hoặc hóa trị có ảnh hưởng đến vùng xương chậu

Các bệnh lý ảnh hưởng đến lưu lượng máy cũng có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, gây tắc nghẽn hoặc hẹp các động mạch dẫn máu đến dương vật và gây ra rối loạn chức năng cương cứng.

2. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc theo toa cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Do đó, bất cứ ai thường xuyên sử dụng thuốc và gặp tình trạng khó cương cứng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc để kiểm soát huyết áp cao
  • Thuốc trợ tim như Digoxin
  • Một số thuốc lợi tiểu
  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, bao gồm một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần và một số loại thuốc kích thích khác
  • Thuốc và một số phương pháp điều trị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giảm đau Opioid
  • Một số loại thuốc trị ung thư, bao gồm thuốc hóa trị, xạ trị
  • Thuốc điều trị bệnh về tuyến tiền liệt
  • Thuốc chống Cholinergic
  • Thuốc điều tiết nội tiết tố
  • Các loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng

3. Nguyên nhân tâm lý

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số nam giới có thể luôn bị rối loạn cương dương hoặc không bao giờ đạt được sự cương cứng cần thiết. Điều này được gọi là rối loạn cương dương nguyên phát và hầu như đều có liên quan đến các yếu tố tâm lý nếu như người bệnh không có biến dạng giải phẫu rõ ràng về vấn đề sinh lý và cấu trúc sinh học.

Các nguyên nhân tâm lý phổ biến thường bao gồm:

  • Có cảm giác tội lỗi khi quan hệ tình dục
  • Sự sự thân mật
  • Stress, lo lắng, căng thẳng
  • Lòng tự trọng thấp
  • Thiếu tự tin, sợ bị từ chối
  • Đã từng bị lạm dụng tình dục trẻ em

Hầu hết các nguyên nhân tâm lý chỉ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương tạm thời. Điều này có nghĩa là chức năng cương dương hoạt động một cách bình thường và người bệnh chỉ cần vượt qua yếu tố tâm lý để cải thiện các triệu chứng.

Ít phổ biến hơn, đôi khi rối loạn chức năng cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tâm thần hoặc rối loạn nhận thức cảm xúc. Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các triệu chứng rối loạn cương dương hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Biện pháp chẩn đoán tình trạng rối loạn cương dương

Kiểm tra tình trạng rối loạn cương dương có thể bao gồm nhiều bước khác nhau. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thể chất, lịch sử y tế và chức năng tình dục của người bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể thường bao gồm:

Kiểm tra sức khỏe tổng thể:

Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của tim, phổi, huyết áp, tình hoàn và dương vật của người bệnh. Ngoài ra, trực tràng và tuyến tiền liệt cũng có thể được đề nghị kiểm tra.

Kiểm tra lịch sử tâm lý xã hội:

Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi về triệu chứng, lịch sử y tế và lịch sử tình dục của người bệnh. Câu trả lời sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn cương dương.

Các bài kiểm tra bổ sung:

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn cương dương. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:

  • Siêu âm: Để kiểm tra các mạch máu của dương vật. Điều này có thể xác định lưu lượng máu đến với dương vật có bình thường hay không.
  • Xác định trạng thái của dương vật: Một thiết bị di động, chạy bằng pin, được đeo ở đùi có thể đánh giá chất lượng của sự cương cứng về đêm của người bệnh. Các dữ liệu này có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn tình trạng rối loạn cương dương.
  • Tiêm kích thích: Bác sĩ có thể tiêm một chất kích thích cương cứng vào dương vật để đánh giá mức độ cương cứng và thời gian kéo dài.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này thường được thực hiện ở bệnh nhân tiểu đường hoặc có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
  • Xét nghiệm máu: Thường được sử dụng để cải thiện các tình trạng như tiểu đường, bệnh tim, vấn đề về tuyến giáp và nồng độ Testosterone thấp.

Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ đánh giá cũng như hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn chức năng cương dương.

Biện pháp điều trị rối loạn cương dương

Việc điều trị rối loạn cương dương phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng kết hợp các phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng rối loạn cương dương sẽ được điều trị khỏi mà không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nào. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm.

1. Thuốc điều trị rối loạn cương dương

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Đôi khi người bệnh có thể cần thử một vài loại thuốc khác nhau trước khi tìm được loại thuốc phù hợp và các tác dụng điều trị.

Các loại thuốc có thể kích thích lưu lượng máu đến dương vật để điều trị rối loạn cương dương thường bao gồm:

  • Stendra
  • Viagra
  • Cialis
  • Levitra
  • Staxyn

Hầu hết các loại thuốc này đều được uống từ 30 – 60 phút trước khi quan hệ tình dục.

Thuốc Alprostadil cũng là một loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn cương dương. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc đạn dương vật hoặc thuốc tự tiêm vào gốc hoặc ở cạnh bên của dương vật.

Ngoài ra, một nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế PDE-5 (Phosphodiesterase – 5) là thuốc theo toa được kê để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng tim mạch và các loại thuốc đang sử dụng khác.

PDE – 5 cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến thị giác
  • Mất thính lực
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, chóng mặt

2. Tâm lý trị liệu

Nếu một người rối loạn cương dương có liên quan đến các yếu tố tâm lý, có thể sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ có thể thảo luận về vấn đề:

  • Yếu tố gây căng thẳng, lo lắng, stress
  • Cảm xúc xung quanh và ham muốn đối với chuyện tình dục
  • Xung đột tiềm thức hoặc các nhận thức khác về quan hệ tình dục và nhu cầu tình dục

Nếu tình trạng rối loạn cương dương có liên quan đến các mối quan hệ xã hội, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ tâm lý về đối  tượng, bạn tình và các mối quan hệ liên quan.

3. Sử dụng máy bơm chân không

Đây là biện pháp điều trị sử dụng máy tạo ra chân không để kích thích sự cương cứng. Biện pháp này thích hợp cho những người đàn ông không muốn hoặc không thể sử dụng thuốc để điều trị rối loạn cương dương.

Dương vật sẽ được làm cứng bằng cách sử dụng máy bơm chân không bao quanh dương vật để hút máu. Điều này khiến lưu lượng máu dồn về dương vật và tạo ra sự cương cứng.

Một thiết bị chân không thường được cấu tạo từ các thành phần như:

  • Một ống nhựa, đây là bộ phận được đặt lên dương vật
  • Một máy bơm hoạt động để tạo chân không bằng cách hút không khí ra khỏi ống nhựa
  • Một vòng đàn hồi, giúp người bệnh di chuyển đến gốc dương vật để tháo ống nhựa

Vòng đàn hồi là bộ phận có chức năng duy trì sự cương cứng, giữ máu ở dương vật, ngăn ngừa máu lưu thông và làm mất sự cương cứng. Tuy nhiên, không sử dụng thiết bị để duy trì sự cương cứng hơn 30 phút. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến mô và các chức năng khác.

4. Phẫu thuật điều trị rối loạn cương dương

Phẫu thuật thường không được khuyến khích để điều trị rối loạn chức năng cương cứng. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

roi-loan-cuong-duong-5
Trong các trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể cần phẫu thuật điều trị rối loạn cương dương

Một số lựa chọn phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Cấy ghép dương vật: Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng cho những người đàn ông không thể điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc hoặc các phương pháp không xâm lấn khác.
  • Phẫu thuật mạch máu: Đây là phẫu thuật nhằm cải thiện sự lưu thông máu và mạch máu dẫn đến đến dương vật. Điều này giúp máu đi đến dương vật nhiều hơn, làm tăng khả năng cương cứng và duy trì thời gian cương cứng.

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng và sẽ chỉ được sử dụng trong những trường hợp nặng nhất. Thời gian phục hồi khác nhau nhưng tỷ lệ thành công tương đối cao. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Phòng ngừa rối loạn cương dương

Có một số lưu ý và lời khuyến có thể được thực hiện để ngăn ngừa rối loạn cương dương. Các biện pháp thường liên quan đến việc xây dựng lối sống lành mạnh.

Do đó, thực hiện các biện pháp này không chỉ phòng ngừa tình trạng rối loạn cương dương mà còn tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.

Một số lời khuyên ngăn ngừa rối loạn cương dương bao gồm:

  • Điều trị các bệnh lý liên quan như bệnh tim và bệnh tiểu đường
  • Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên
  • Giảm cân, duy trì cân nặng khoa học, hợp lý
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tránh căng thẳng, giảm stress và áp lực công việc
  • Điều trị các vấn đề trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc
  • Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Tránh sử dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ

Rối loạn cương dương là một tình trạng tương đối phổ biến. Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng bệnh, người bệnh không cần quá lo lắng và nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Nguồn tham khảo: https://www.tapchidongy.org/benh-hoc/roi-loan-cuong-duong (Tạp chí đông y)

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC