Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi và cải thiện tốt các triệu chứng bệnh là câu hỏi của không ít người bệnh. Bởi ai cũng biết chỉ có sử dụng thuốc mới là cách điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất. Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc chữa bệnh thận yếu tốt hiện nay.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người thường hình thành lối sống sinh hoạt không lành mạnh khiến thận chịu nhiều áp lực và dẫn đến tổn thương gây thận yếu. Nếu tình trạng thận yếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe, thậm chí nặng hơn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và bắt buộc phải điều trị bằng nhiều cách như ghép thận, chạy thận tốn kém.
Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng vừa khởi phát và chưa biến chứng nguy hiểm tốt nhất người bệnh nên chủ động tìm đến sự trợ giúp của các loại thuốc trị thận yếu để đẩy lùi bệnh tật.
Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh thận yếu như sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc Đông y hay những bài thuốc Nam, mẹo dân gian… Mỗi người sẽ có sự chọn lựa khác nhau tùy theo mong muốn cũng như tình trạng mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Sử dụng thuốc Tây y
Trên thực tế, sử dụng thuốc Tây để trị bệnh thận yếu chỉ được chỉ định trong những trường hợp mắc bệnh giai đoạn nặng và thuốc cũng chỉ tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng. Bởi theo các chuyên gia thì hiện tại không có một loại thuốc Tây đặ trị nào để điều trị tận gốc bệnh thận yếu.
Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh dành cho những người bệnh bị suy thận cấp tính trước khi bệnh chuyển biến xấu cũng như gây ra biến chứng. Một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh thận yếu như:
Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng cho những người mắc bệnh thận yếu kèm theo tăng huyết áp. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giảm nồng độ natri đang tích tụ trong thận và làm ức chế men ACE (một loại men có khả năng chuyển angiotensin I thành angiotensin II, từ đó làm giảm huyết áp). Nhờ tác dụng này của thuốc mà giúp cho mạch máu không bị thu hẹp mà dễ dàng lưu thông hơn.
Một số loại thuốc thuộc phổ biến thuốc nhóm này như Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten)…
- Benazepril (Lotensin): Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén.
- Liều dùng: Đối với liều khởi đầu sử dụng 10mg/ lần, mỗi ngày chỉ dùng 1 lần. Đối với liệu duy trì sử dụng từ 20 – 40mg/ lần, ngày dùng tối đa 2 lần và không sử dụng hơn 80mg/ ngày.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng Benazepril sai liều lượng trong thời gian dài có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích động…
- Chống chỉ định sử dụng: Không dùng thuốc Benazepril cho những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Captopril (Capoten): Thuốc Captopril được bào chế dưới dạng viên nén.
-
-
- Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng, mỗi lần dùng khoảng 20 – 25mg, không sử dụng quá 50mg/ngày; Đối với những trường hợp mắc bệnh nặng thì có thể sử dụng liều 150mg/ ngày chia làm 2 – 3 lần uống theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó khi kiểm soát được bệnh thì giảm liều xuống từ từ còn 50mg/ ngày; Còn liều dùng dưới 25mg/ ngày thường dùng khi độ thanh thải creatinin của thận < 40ml/ phút.
- Tác dụng phụ: Sử dụng Captopril có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, phát ban, hạ huyết áp…
-
Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II
Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh không đạt được hiệu quả từ việc sử dụng các thuốc ức chế men chuyển. Tác dụng của các thành phần trong thuốc này giúp kích thích quá trình lưu thông máu trong mạch tốt hơn, hỗ trợ làm giãn mạch máu, tăng sức co bóp cơ tim đẩy lên máu, lưu thông đến các cơ quan nội tạng, trong đó có thận và giúp cải thiện chứng thận yếu.
Một số loại thuốc thuộc nhóm này được sử dụng phổ biến như: Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan)…
- Losartan (Cozaar): Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
- Liều dùng: Đối với liều khởi đầu sử dụng 25mg/ ngày, ngày dùng 1 lần. Đối với liều duy trì sử dụng 50mg/ lần, ngày dùng 1 lần. Thuốc được chỉ định sử dụng trong vòng 3 – 6 tuần.
- Tác dụng phụ: Sử dụng Losartan có thể gây ra một vài tác dụng phụ như gây ho, đau đầu, đau cơ, nổi ban đỏ trên da, gây thiếu máu nhẹ.
- Chống chỉ định sử dụng: Không dùng thuốc Losartan cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, những người mắc bệnh suy thận mạn kèm bệnh tiểu đường, không dùng cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
- Valsartan (Diovan): Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, viên nén.
- Liều dùng: Sử dụng liều 80mg/ lần và chỉ dùng 1 lần duy nhất trong ngày. Kiên trì sử dụng sau 2 tuần thuốc sẽ có tác dụng.
- Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ của thuốc Valsartan điển hình như đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…
Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid
Thiazid là một trong ba nhóm thuốc lợi tiểu thường được bác sĩ kê toa cho những người mắc bệnh thận yếu. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong những trường hợp người bệnh có liên quan đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kết hợp còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng thận, cơ thể tích nước, phù nề…
Thuốc vào trong cơ thể sẽ hỗ trợ đào thải các chất độc tố, thanh lọc cơ thể thông qua đường bài tiết nước tiểu, từ đó kìm hãm sự phát triển của bệnh. Một số loại thuốc thuộc nhóm lợi tiểu Thiazid được sử dụng phổ biến như Hydrochlorothiazide, Indapamide, Metolazone, Furosemide…
Mặc dù sử dụng các loại thuốc này đem lại khá cao nhưng nó lại vô tình gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như cả người khô khốc, môi khô, khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu vàng bất thường, chóng mặt, hoa mắt, chuột rút, mệt mỏi…
Nhóm thuốc cân bằng chỉ số acid uric trong máu
Trong tất cả các loại thuốc điều trị bệnh thận yếu thì không thể nào thiếu nhóm thuốc cân bằng acid uric. Đây là nhóm thuốc có khả năng duy trì nồng độ acid uric trong máu luôn ở mức ổn định, kiểm soát tình trạng mất cân bằng điện giải, tránh gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi.
Một số loại thuốc trong nhóm cân bằng acid uric máu được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Allopurinol, Colchicine, Benzbromarone, thuốc phân hủy acid uric…
- Allopurinol: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 100mg và 300mg, dạng tiêm truyền.
- Tác dụng: Đây là loại thuốc phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng để làm giảm axit uric trong máu thông qua cơ chế cạnh tranh với acid uric trong nước tiểu. Từ đó, giúp hạn chế tối đa tình trạng acid uric lắng đọng trong ống thận, hình thành sỏi trong đường tiết niệu và giảm áp lực cho thận, cải thiện các triệu chứng thận yếu hiệu quả.
- Liều dùng: Đối với liều khởi đầu chỉ dùng khoảng 100mg/ lần chia làm 2 lần uống trong ngày. Đối với liều duy trì, sử dụng từ 200 – 400mg/ ngày, ngày chia làm 2 – 4 lần uống.
- Tác dụng phụ: Sử dụng Allopurinol quá liều trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như nổi mẩn đỏ ngoài da, buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, tiêu chảy, làm tăng men gan…
- Chống chỉ định sử dụng: Không sử dụng Allopurinol cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú. Không kết hợp Allopurinol với xanturic để tránh gây nhiễm độc gan.
- Colchine: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén 1mg, 0.25mg, 0.5mg, 0.6mg và dạng thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Tác dụng: Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu nhằm giảm đau, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh thận yếu ở những người bị tăng nồng độ acid uric trong máu.
- Liều dùng: Đối với liều khởi đầu sử dụng 0.5 – 1.2 mg/ lần, sau khoảng 1 tiếng thì uống tiếp 0.5 – 0.6mg nữa. Đối với liều duy trì sử dụng 4 – 6mg/ ngày.
- Tác dụng phụ: Sử dụng Colchicine có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau yếu cơ…
- Chống chỉ định: Không sử dụng Colchicine cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 4 tuổi.
Nhóm thuốc chống thiếu máu
Đối với những người mắc bệnh thận yếu giai đoạn mạn tính thì nguy cơ thiếu máu là rất cao và kéo theo nhiều triệu chứng, bệnh lý phức tạp khác.
Vì vậy, để hạn chế những triệu chứng phức tạp của bệnh, bác sĩ sẽ kê kết hợp các loại thuốc có khả năng chống thiếu máu như sắt, Erythropoietin, vitamin B12, vitamin C dạng viên hoặc dạng dung dịch, acid folic, các hoạt chất có khả năng kích thích tăng sinh hồng cầu như alpha epoetin, alpha darbepoetin, peginesatide…
Nhóm thuốc điều hòa huyết áp
Như chúng ra đã biết, thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và ổn định huyết áp. Nếu thận bị yếu, suy giảm chức năng chắc chắn sẽ kéo theo các vấn đề về huyết áp như tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, làm tăng nguy cơ đột quỵ rất nguy hiểm.
Vì vậy, để kiểm soát hiệu quả bệnh thận yếu, bác sĩ sẽ kết hợp kê đơn thêm nhóm thuốc điều hòa huyết áp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Amlodipin: Có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu trơn tru hơn, ngăn ngừa tối đa các cơn đau tức lồng ngực đột ngột.
- Atenolol: Đây là loại thuốc được kê đơn và sử dụng kèm theo các loại thuốc khác nhằm cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả hơn. Atenolol giúp hỗ trợ làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp nhanh chóng.
- Felodipin: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và được chỉ định sử dụng nhằm kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa các cơn đau tức ngực.
Nhóm thuốc chống rối loạn Canxi và Photphat
Chức năng thận bị suy yếu có thể dẫn đến sự rối loạn chức năng chuyển hóa và hấp thụ canxi, photphat trong cơ thể. Từ đó, gây ra hàng loạt các vấn đề suy giảm chức năng tại những cơ quan khác, trong đó điển hình nhất là gây ra loãng xương.
Vì vậy, trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống rối loạn canxi và photphat để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Các bài thuốc Đông y chữa thận yếu hiệu quả
Bên cạnh các loại thuốc Tây y có khả năng điều trị triệu chứng bệnh thận yếu thì các bài thuốc Đông y cũng có khả năng này. So với tác dụng của thuốc Tây chỉ cải thiện các triệu chứng và điều trị bệnh tạm thời thì những bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả điều trị lâu dài, bền vững khi tác động sâu từ bên trong nguồn căn gây bệnh và điều trị bệnh triệt để.
Đặc biệt, những bài thuốc Đông y sử dụng chủ yếu là các loại thảo dược lành tính, các vị thuốc quý hiếm vừa có tác dụng trị bệnh vừa giúp bồi bổ cơ thể, đặc biệt là ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có tồn tại một số nhược điểm như:
- Hiệu quả của thuốc đến khá chậm nên đòi hỏi người bệnh cần phải có sự kiên trì và quyết tâm sử dụng.
- Phải mất thời gian đun sắc thuốc, có những bài thuốc sắc khá kỳ công, phức tạp mất thời gian.
- Nếu sử dụng các loại thảo dược không vệ sinh, không tuân thủ liều lượng hay cách bào chế sẽ không đạt được hiệu quả 100%, thậm chí trong vài trường hợp còn gây phản tác dụng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Gợi ý một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh thận yếu, suy thận phổ biến như:
1. Bài thuốc trị thận yếu gây các biến chứng ở tai
Có rất nhiều trường hợp bị thận hư gây ảnh hưởng đến tai và làm suy giảm thính lực. Bệnh biểu hiện với một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, điếc tai… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 12g hoài sơn, 8g đan bì, 12g phục linh, 12g từ thạch, 16g thục địa, 8g sơn thù nhục, 8g trạch tả, 8g ngũ vị tử. Đem tất cả nguyên liệu cho vào siêu thuốc và sắc với nước, chia nước thuốc làm 3 phần và uống hết trong ngày vào các thời điểm sáng, trưa, chiều.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: 12g đương quy, 12g kỷ tử, 8g nhục quế, 10g sơn thù nhục, 20g thục địa, 12g đỗ trọng, 12g hoài sơn, 12g lộc giác giao, 8g phụ tử (chế) và 12g thỏ ty tử. Đem tất cả các nguyên liệu tán thành bột nhuyễn, trộn cùng mật ong rồi vo thành từng viên khoảng 5g. Cho vào hũ thủy tinh bảo quản, mỗi lần sử dụng 2 viên cùng nước ấm, ngày dùng 3 lần sáng trưa tối.
2. Bài thuốc chữa thận yếu gây đau lưng
Thận và lưng là 2 cơ quan có liên hệ mật thiết với nhau. Đây chính là lý do vì sao hầu như những người mắc bệnh thận yếu, suy thận đều gây ra triệu chứng đau lưng. Đặc biệt, trường hợp này thường xảy ra với những người cao tuổi hoặc người trẻ, trung niên thường xuyên quan hệ tình dục quá độ.
Để cải thiện trình trạng này, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 400g sơn dược, 400g thỏ ti tử, 400g câu kỷ tử, 400g cao lộc hươu, 800g thục địa, 400g sơn thù, 300g hoài ngưu tất và 400g cao quy bản. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị tán thành bột nhuyễn, trộn với mật ong vo thành viên bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 4 – 8g cùng nước muối ấm pha loãng.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 160h bổ cốt chỉ (sao rượu), 160g hồ đào nhục (sao), 160g đỗ trọng (sao muối, sau đó đem sao rượu) và 160g đại táo đầu khứ ý. Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quản đậy kín nắp. Mỗi lần sử dụng lấy ra khoảng 12g hòa cùng với rượu nóng, nên uống khi bụng đang đói để đạt hiệu quả tốt hơn.
3. Bài thuốc chữa thận yếu gây chứng hư lao
Hầu như những người mắc bệnh thận yếu do lao động quá sức, tuổi cao sức yếu sẽ rất dễ gây ra chứng hư lao. Một số triệu chứng gây ra căn bệnh này chính là giảm thính lực, tiểu nhiều về đêm, hay bị choáng đầu, nhức mỏi lưng gối… Vì vậy, bạn nên thực hiện một số bài thuốc sau đây để cải thiện tình trạng bệnh.
- Chuẩn bị: chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: 100g thục địa, 48g hoàng bá, 48g mạch môn, 60g ngưu tất, 1 bộ tử hà sa, 48g thiên môn, 48g đỗ trọng và 48g quy bản.
- Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị tán thành bột mịn, trộn cùng với mật ong theo tỷ lệ tương đương vừa đủ, trộn đều và vo thành từng viên khoảng 5g, sau đó cho vào hũ thủy tinh cất bảo quản ở nơi thoáng mát. Ngày uống 3 lần sáng trưa tối, mỗi lần uống 2 viên cùng với nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Bài thuốc chữa thận yếu sinh chứng dương nuy, di tinh
Nếu đã thăm khám và được chẩn đoán bệnh thì chắc hẳn ai cũng biết thói quen quan hệ tình dục quá độ, phóng túng chính là một trong những nguyên nhân khiến thận yếu. Lúc này, bệnh sẽ biểu hiện ra với một số triệu chứng sau: cả người không có sức sống, tinh thần giảm sút, tay chân lạnh, giảm ham muốn, mắc chứng di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương…
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện theo các bài thuốc Đông y sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 16g thỏ ty tử, 12g bá tử nhân, 16g lộc giác giao, 16g thục địa, 12g bổ cốt chỉ và 12g phục thần. Tất cả các dược liệu đem rửa sạch rồi cho vào siêu sắc thuốc, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị gồm: long cốt, liên tử, liên tu, tật lê, khiếm thực, mẫu lệ mỗi loại 40g. Đem sắc cùng với nước trên lửa vừa khoảng 30 phút. Lọc lấy phần nước thuốc chia làm 3 lần uống sáng trưa tối, nên uống khi thuốc còn ấm và tránh sử dụng thuốc đã để qua ngày.
Trên đây là những bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến chữa bệnh thận yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc điểm chung của những bài thuốc này đều sử dụng dược liệu tự nhiên nên rất an toàn và lành tính.
Tuy nhiên, tác dụng thuốc chỉ có hiệu quả với những người mắc bệnh thận yếu thể nhẹ, nếu quá nặng thuốc sẽ không phát huy hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn tốt nhất người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để tránh gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.
Chữa bệnh thận yếu bằng thuốc Nam
Ngoài những loại thuốc Tây, thuốc Đông y vừa kể trên thì thuốc Nam cũng là những bài thuốc được lưu truyền từ lâu đời trong dân gian với công hiệu chữa bệnh thận yếu hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc nam sau đây đều giúp cải thiện nhanh chóng chứng thận yếu, giải nhiệt, đào thải độc tố nhanh chóng.
Có thể kể đến một số bài thuốc Nam được sử dụng phổ biến như:
- Rau mùi tây
- Giá đỗ
- Dây tơ hồng
- Cẩu tích
- Rễ cỏ tranh
- Đu đủ xanh
- Râu ngô
- Tầm gửi gạo
- Rau răm
- Đậu đen
- Rau diếp cá
- Cỏ xước
- Xích đồng
- Kim tiền thảo
- …
Lưu ý: Những bài thuốc Nam chữa thận yếu chủ yếu được lưu truyền trong dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng cụ thể về hiệu quả và mức độ an toàn. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên cân nhắc nếu muốn sử dụng. Bên cạnh đó, do hiệu quả của cách này đến từ dược tính của các loại thảo dược nên khá yếu, chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh thể nhẹ, bệnh quá nặng sẽ không đem lại hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh thận yếu
Việc điều trị bệnh thận yếu bằng các loại thuốc từ thuốc Tây, thuốc Đông y cho đến thuốc Nam đều là những cách trị phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa thận yếu cũng đều phải có sự cho phép của bác sĩ sau khi đã được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, không lạm dụng thuốc để tránh các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các loại thuốc Tây.
- Không được kết hợp tùy tiện các loại thuốc với nhau, bởi việc điều trị bệnh bằng thuốc phải do bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
- Đối với các bài thuốc Đông y hay thuốc Nam nên tìm đến các hiệu thuốc uy tín để đảm bảo nguồn dược liệu sạch và an toàn. Nếu áp dụng sau một thời gian không thấy hiệu quả nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tư vấn thay đổi phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Ngoài ra, để sử dụng thuốc chữa thận yếu có hiệu quả thì người bệnh cũng cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày sao cho khoa học và lành mạnh phù hợp với tình trạng bệnh thận yếu. Uống nhiều nước mỗi ngày vì nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của thận nhanh hơn.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có những kiến thức hữu ích về vấn đề “bị thận yếu thì nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?”. Tuy nhiên, hãy nhớ dù sử dụng loại thuốc nào thì cũng cần tham khảo trước ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên môn để tránh xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn, khiến bệnh thêm nặng và khó chữa trị khỏi hoan toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!