Đi tiểu nhiều lần/ ngày có phải bị thận yếu không bác sĩ?

Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần và cách khắc phục

Bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Thận yếu gây đau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý

10 Bài thuốc nam chữa bệnh thận yếu phục hồi chức năng thận

Thận yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bị thận yếu, suy thận có nên uống cà phê?

9 Cách chữa trị thận yếu tại nhà bằng mẹo dân gian

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

“Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, thận yếu là bệnh lý nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Về vấn đề bệnh lý có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân khởi phát, giai đoạn bệnh lý và đối tượng khởi phát.

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
“Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Thận yếu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Về vấn đề Thận yếu có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia đầu ngành thì đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi thận là một trong những bộ phận quan trọng đối với cơ thể nói chung và hệ tiết niệu nói riêng. Chức năng chính của cơ quan này là đào thải độc tố, cặn bã và bài tiết lượng nước thừa, giúp điều hòa máu của cơ thể.

Mức độ nguy hiểm của bệnh lý phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển. Để xác định được cụ thể tình trạng bệnh thận yếu, người bệnh cần tiến hành thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Theo Y học hiện đại, chia bệnh lý thành 5 giai đoạn chính. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bệnh lý mới khởi phát, những biểu hiện chưa được thể hiện rõ ràng. Điều này dẫn đến việc chủ quan điều trị khiến các triệu chứng bệnh lý chuyển biến. Đối với giai đoạn này, bệnh thận yếu thường đáp ứng tốt biện pháp chăm sóc như thay đổi chế độ ăn uống, lối sống,…
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu như thay đổi lượng nước tiểu hay protein niệu,… Nếu phát hiện và điều trị bệnh lý trong giai đoạn này có thể giúp kiểm soát cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.
  • Giai đoạn 3: Khi diễn đến đến giai đoạn này, chức năng hoạt động của thận đã dần suy giảm. Khi đó, các triệu chứng thể hiện rõ ràng hơn như đi tiểu thường xuyên, đau lưng, đau bụng, bị phù nề,… Bên cạnh đó, nhiều trường hợp có thể đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu thường xuyên, đau ngang thắt lưng, hoa mắt,…
  • Giai đoạn 4: Bệnh thận yếu này tiến triển nặng, thận không còn hoạt động tốt nhưng vẫn chưa suy yếu hoàn toàn. Trường hợp mắc bệnh lý ở giai đoạn 4 thường xuất hiện các biểu hiện như tăng huyết áp, hoa mắt, phù nề nặng, đau ngực, đau đầu, suy giảm chức năng sinh lý và mắc một số bệnh lý liên quan đến xương.
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh lý. Bởi lúc này, thận gần như mất chức năng hoàn toàn, không thể hoạt động. Các triệu chứng điển hình như ngứa da, buồn nôn, khó thở, hôn mê, sụt cân không kiểm soát. Trong giai đoạn này, bệnh lý chỉ có thể đáp ứng phương pháp ghép thận, lọc máu và kết hợp sử dụng thuốc Tây.

Thận yếu là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện ở giai đoạn đầu và áp dụng các phương pháp chữa trị, chăm sóc đúng cách. Những trường hợp chủ quan điều trị có thể khiến thận suy giảm chức năng nghiêm trọng, gây khó khăn trong quá trình điều trị, tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

Thận yếu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Như đã đề cập, thận là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Khi chức năng thận bị suy giảm không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể tác động xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như:

Thận yếu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Khi thận yếu sẽ dẫn đến suy giảm khả năng bài tiết, dẫn đến lượng nước tiểu tăng lên. Do đó, người bệnh tiểu đêm thường xuyên, khó chịu khi đi tiểu và đau rát
  • Ớn lạnh toàn thân, lạnh tay chân: Người mắc bệnh thận yếu thường bị ớn lạnh đột ngột, rùng mình, tứ chi bị lạnh toát và rất khó làm ấm.
  • Đi tiểu thường xuyên, nhất là về đêm: Khi thận yếu sẽ dẫn đến suy giảm khả năng bài tiết, dẫn đến lượng nước tiểu tăng lên. Do đó, người bệnh tiểu đêm thường xuyên, khó chịu khi đi tiểu và đau rát. Lâu dần có thể gây suy giảm chất lượng giấc ngủ, cơ thể dần mệt mỏi.
  • Đau lưng, nhất là vùng ngang thắt lưng: Thận yếu gây đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau khi đứng thẳng nhất hoặc khom lưng, đặc biệt là vùng ngang thắt lưng, nhức gót chân, bàn chân khi bệnh lý tiến triển nặng nề. Mức độ đau nhức lưng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.
  • Suy giảm nhu cầu sinh lý: Theo các chuyên gia đầu ngành, thận là bộ phận quan tiết ra nhiều hormone. Do đó, khi chức năng thận bị suy giảm ở mức độ nặng có thể dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục. Đối với nam giới, bệnh thận yếu có thể khởi phát triệu chứng rối loạn cương dương, yếu sinh lý, xuất tịn sớm,… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Khi khả năng bài biết, điều hòa cơ thể bị suy giảm do bệnh lý gây ra sẽ khiến não bộ ảnh hưởng, dẫn đến thiếu máu và dẫn đến những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu đột ngột.
  • Thở rít, khó thở: Ngoài chức năng chính là lọc máu và hỗ trợ đào thải độc tố, cặn bã bên trong cơ thể thì bộ phận này còn có vai trò “nạp” khí cho cơ thể. Với những trường hợp bị thận yếu thường phát sinh các biểu hiện như thở rít, khó thở, ra mồ hôi lạnh, thở khò khè,…
  • Rối loạn tiêu hóa: Nhiều trường hợp mắc chứng thận yếu thường gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, điển hình là táo bón. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, tăng nguy cơ phát sinh bệnh trĩ,…

Ngoài những ảnh hưởng thường gặp trên, bệnh thận yếu còn có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trên cơ thể, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

Các phương pháp điều trị thận yếu hiệu quả và an toàn

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận yếu như phương pháp tây y, đông y và dân gian. Mỗi cách chữa bệnh sẽ phù hợp với tình trạng bệnh lý và đối tượng khác nhau. Nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị cũng như hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị chuyên khoa.

1. Thuốc Tây điều trị bệnh lý

Thuốc Tây điều trị bệnh lý
Việc sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh thận yếu luôn được nhiều người bệnh ưu tiên

Bị thận yếu nên uống thuốc gì nhanh khỏi luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Biện pháp này mang lại hiệu quả nhanh đối với những trường hợp khởi phát bệnh lý ở giai đoạn cấp tính, tiến triển nặng nề. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro. Do đó, người bệnh cần tuân thủ bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thận yếu:

  • Các loại thuốc lợi tiểu: Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng đào thải cặn bã, thanh lọc cơ thể. Thời gian và liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp. Một số loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định như Lasix; Thiazid; Furosemid;…
  • Nhóm thuốc cân bằng lượng acid uric: Thuốc có tác dụng điều hòa lượng acid uric ở mức bình thường, đồng thời giúp phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng như Colchicin; Allopurinol;…
  • Thuốc giúp cân bằng toan – kiềm: Người mắc bệnh thận yếu, cơ thể thường bị rối loạn chất điện giải. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cân bằng toan – kiềm như Natri bicarbonat,…
  • Các loại thuốc giúp điều hòa huyết áp: Thuốc được chỉ định với những trường hợp bệnh thận yếu có các biểu hiện tăng huyết áp, suy giảm hoạt động hoạt động tuần hoàn máu. Một số loại thuốc thường được sử dụng như Quinapril; Atenolol; Calci phospho;…
  • Thuốc chống thiếu máu: Các loại thuốc chống thiếu máu được dùng trong trường hợp bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do bệnh lý gây ra. Các loại thuốc chống thiếu máu thường được kê đơn như Sắt, Darbepoetin alfa,…

Với những trường hợp mắc bệnh thận yếu ở giai đoạn nặng nề, việc áp dụng biện pháp điều trị bảo tồn lúc này gần như không mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật ghép thận, lọc máu và kết hợp sử dụng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý.

2. Áp dụng các mẹo chữa dân gian chữa bệnh

Các mẹo chữa dân gian chữa bệnh thận yếu thường được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ cũng như lạm dụng thuốc Tây điều trị. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ và không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào cách chữa này vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

  • Sử dụng râu ngô: Chuẩn bị 1 năm râu ngô, sau khi ngâm rửa sạch với nước pha loãng thì đun với lượng nước vừa đủ và uống thay nước lọc mỗi ngày. Mẹo chữa này giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ quá trình bài tiết và đào thải độc tố, cặn bã của thận ra khỏi cơ thể.
  • Giá đỗ: Giá đỗ được đến là một trong những loại thực phẩm có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, bài tiết. Người bệnh có thể dùng loại thực phẩm này luộc và ăn như món rau trong bữa chính. Khi dùng, nên ăn cả nước và cả cái giúp tăng hiệu quả chữa trị. Hạn chế chế biến những món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
  • Rau diếp cá: Bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng . Sau đó cho tất cả vào ấm với lượng nước vừa đủ đun sôi và uống hàng ngày.

3. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu

Theo quan niệm của Đông y, thận là một trong năm ngũ tạng quan trọng trong cơ thể (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận). Do đó, khi cơ quan này bị suy giảm có thể dẫn đến rối loạn âm dương và gây ra các biểu hiện bệnh lý.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu
Các bài thuốc Đông y chữa thận yếu được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn cao

Các bài thuốc Đông y chữa thận yếu được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn cao. Bên cạnh cải thiện các triệu chứng bệnh lý, phương pháp này còn giúp bồi bổ khi huyết, bổ ngũ tạng và khắc phục căn nguyên khởi phát. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu phụ tử, sơn thù, bạch truật mỗi loại 10 gam, tiên mao, sơn dược mỗi loại 15 gam, hoàng kỳ 20 gam và quế chi 2 gam. Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ và chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị biển đậu, thục địa hoàng, mạch môn mỗi loại 15 gam, đan bì, hoàng tinh, ngũ vị tử mỗi loại 10 gam, kỳ tử 10 gam, hoàng kỳ 30 gam, thái tử sâm 20 gam. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.

Các bài thuốc Đông y thường phát huy hiệu quả chậm, do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đảm bảo được kết quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, tác dụng của cách chữa này còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả như mong muốn, tránh phát sinh phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Thận yếu có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?” và một số biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Theo các chuyên gia đầu ngành, thận yếu là một trong những bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách và nhanh chóng. Các triệu chứng bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được điều trị ở giai đoạn đầu.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?

Thận yếu có nên uống nhiều nước? Uống gì tốt nhất?

"Thận yếu có nên uống nhiều nước, uống gì tốt nhất?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, những trường hợp...

Chữa bệnh thận yếu theo Đông y

Thận yếu theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bệnh thận yếu theo Đông y là phương pháp chữa trị phổ biến không kém gì việc sử dụng thuốc Tây. Bởi ưu điểm của những bài thuốc Tây là...

Phỏng vấn Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh yếu sinh lý và cách chữa bệnh dứt điểm từ Đông y

Phỏng vấn Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về bệnh yếu sinh lý và cách chữa bệnh dứt điểm từ Đông y

Yếu sinh lý là một trong những căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh đang ngày càng tăng...

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh thận yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan...

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn mà thực tế nó còn có thể xảy ra ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh....

thận yếu nên ăn gì và kiêng gì

Bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Thận yếu nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn