Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mề đay mãn tính vô căn là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ tình trạng nổi mề đay mãn tính không rõ nguyên nhân. Đây là một bệnh lý gây khó chịu nhưng có thể điều trị bằng các biện pháp thích hợp.

Mề đay mãn tính vô căn có lây không
Mề đay mãn tính vô căn gây nên các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh

Mề đay mãn tính vô căn là gì?

Mề đay là tình trạng xuất hiện những vết sưng đỏ hoặc mẩn ngứa trên bề mặt da. Khi mề đay kéo dài hơn 6 tuần được gọi là mãn tính và nếu không rõ nguyên nhân dẫn thì được gọi là mề đay mãn tính vô căn.

Có khoảng 75% các trường hợp mề đay mãn tính là vô căn. Tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động thường ngày của người bệnh.

Thông thường mề đay mãn tính vô căn không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi sự xuất hiện triệu chứng mề đay một cách đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể gây khó thở, nghẽn cổ họng và dẫn đến tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sốc phản vệ hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mề đay mãn tính vô căn có lây không?

Mắc dù gây ngứa và khó chịu nhưng tình trạng này không lây lan sang người khác. Tuy nhiên, mề đay có thể lây lan sang các vùng da khác nhau trên cùng một cá thể.

Mề đay mãn tính thường có xu hướng được cải thiện trong 1 – 5 năm. Nhưng đối với một số trường hợp các biệt, bệnh có thể kéo dài hơn.

Hiện tại không có cách điều trị cụ thể cho tình trạng mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng biện pháp nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết mề đay mãn tính vô căn

Mề đay mãn tính vô căn được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng da đỏ và phù mạch. Tình trạng này có thể ảnh đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và thường có xu hướng lan rộng ra xung quanh.

Một số dấu hiệu nhận biết cụ thể thường bao gồm:

  • Nổi mề đay hoặc sưng đỏ trên bề mặt da kéo dài hơn 6 tuần
  • Ngứa hoặc ngứa nghiêm trọng
  • Sưng môi, mí mắt, lưỡi hoặc cổ họng

Các mảng mề đay có thể khác nhau về kích thước, màu sắc. Ngoài ra, đôi khi vùng da bệnh có thể tự cải thiện sau một thời gian và tái phát trở lại. Bên cạnh đó, nhiệt độ, căng thẳng có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mề đay mãn tính vô căn

Mặc dù không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố này có thể liên quan đến môi trường sống, hệ thống miễn dịch, di truyền học. Đôi khi mề đay mãn tính vô căn cũng có thể liên quan đến các phản ứng nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc một số loại virus.

Mề đay mãn tính vô căn thường có liên quan đến việc kích hoạt hệ thống đáp ứng miễn dịch. Tình trạng nổi mề đay mãn tính cũng ảnh hưởng đến hormone thần kinh và các quá trình đông máu.

mề đay mãn tính vô căn có nguy hiểm không
Một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay mãn tính vô căn

Một số tác nhân có thể dẫn đến sự bùng phát của mề đay bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau
  • Vết cắn của côn trùng hoặc ký sinh trùng
  • Gãi hoặc chà xát lên da
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Ánh sáng mặt trời
  • Căng thẳng, áp lực, stress
  • Luyện tập thể dục với cường độ lớn
  • Sử dụng rượu và một số chất kích thích
  • Dị ứng thực phẩm
  • Áp lực lên làn da hoặc từ quần áo bó sát người

Trong một số trường hợp mề đay mãn tính có thể là là triệu chứng của các vấn đề tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Theo một số nghiên cứu ở phụ nữ mề đay mãn tính vô căn cho thấy tất cả bệnh nhân đều có kháng thể tuyến giáp (chống TPO) trong máu.

Các kháng thể chống TPO là dấu hiệu cho sự hiện diện của các bệnh tuyến giáp tự miễn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể chống TPO tăng cao trong máu.

Biện pháp chẩn đoán mề đay mãn tính vô căn

Để chẩn đoán tình trạng mề đay mãn tính vô căn, bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử y tế và thể chất của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm dị ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra các bệnh lý và tình trạng có liên quan đến tuyến giáp hoặc động quá mức hoặc hoạt động kém.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đặt câu hỏi về thực phẩm, vật nuôi để xác định các nguyên nhân gây dị ứng. Người bệnh có thể sẽ được yêu cầu ghi lại nhật ký ăn uống hoặc các yếu tố môi trường khác có thể gây ra mề đay.

Nếu bác sĩ không tìm được nguyên nhân dẫn đến mề đay mãn tính, người bệnh sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh mề đay mãn tính vô căn.

 mề đay mãn tính vô căn là gì
Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để xác định tình trạng mề đay mãn tính vô căn

Biện pháp điều trị mề đay mãn tính vô căn

Không có biện pháp điều trị mề đay mãn tính vô căn. Mục tiêu của các biện pháp điều trị là nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Các tiếp cận và hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay mãn tính vô căn thường bao gồm:

1. Loại bỏ các nguyên nhân cơ bản

Mề đay mãn tính thường có liên quan đến một số bệnh viêm hoặc nhiễm trùng. Do đó, bất cứ các bệnh nhiễm trùng nào được xác định (bao gồm nhiễm khuẩn H. pylori, nhiễm trùng họng hoặc các ký sinh ở đường ruột) và các bệnh lý viêm mãn tính (như viêm dạ dày, trào ngược thực quản, viêm ống mật hoặc túi mật) cần được điều trị dứt điểm.

Trong một số trường hợp, Plasmapheresis có thể được sử dụng để làm giảm các kháng thể chức năng và hỗ trợ cải thiện mề đay mãn tính tự phát mà không đáp ứng bất cứ hình thức điều trị nào khác.

2. Điều trị y tế

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mề đay mãn tính vô căn thường bao gồm:

– Thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc kháng Histamine thường được sử dụng để điều trị mề đay và một số bệnh lý ngoài da khác, bao gồm viêm da cơ địa, chàm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

  • Cetirizin
  • Desloratadin
  • Fexofenadine
  • Loratadin
  • Levocetirizin
  • Rupatadine
triệu chứng mề đay mãn tính vô căn
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng nổi mề đay

– Kháng thể đơn dòng Omalizumab:

Omalizumab là một kháng thể đơn dòng hoàn toàn ở người có liên kết chọn lọc với IgE tự do và có thể làm giảm lượng IgE có sẵn trong máu và da. Do đó, việc sử dụng Omalizumab có thể điều hòa giảm các thụ thể IgE, cải thiện các phản ứng viêm và triệu chứng mề đay mẩn ngứa.

Omalizumab đã được chứng minh là có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị nổi mề đay mãn tính vô căn. Bên cạnh đó, thuốc cũng được cho là có thể cải thiện các tình trạng phù mạch và một số triệu chứng có liên quan khác.

– Chất ức chế Ciclosporin:

Ciclosporin là một chất ức chế Calcineurin để kiểm soát các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn.

Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, Ciclosporin thường chỉ được sử dụng khi các loại thuốc và phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

– Thuốc Corticosteroid đường uống:

Một số loại thuốc Corticosteroid đường uống có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng mề đay, sưng mắt, môi, cổ họng. Tuy nhiên, thuốc Corticosteroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

– Các loại thuốc khác:

Một số loại thuốc không phổ biến khác có thể được sử dụng để điều trị tình trạng mề đay mãn tính vô căn. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene
  • Dapsone
  • Sulfasalazine
  • Hydroxychloroquine
  • Plasmapheresis
  • Mycophenolate
  • Methotrexate

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Trong một số trường hợp, sử dụng các sản phẩm gây dị ứng có thể khiến tình trạng mề đay bùng phát và trở nên nghiêm trọng. Do đó hạn chế hoặc ngừng sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm trứng, động vật có vỏ, đậu phộng và một số loại hạt.

Mề đay mãn tính vô căn
Thay đổi chế độ ăn uống có thể kiểm soát các triệu chứng mề đay

Nếu nghi ngờ mề đay có liên quan đến dị ứng thực phẩm, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để xác minh tình trạng. Ngoài ra, đôi khi người bệnh sẽ được yêu cầu giữ lại nhật ký các loại thực phẩm đã sử dụng.

Mề đay mãn tính vô căn là một tình trạng khó chịu, ngứa ngáy nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị thường bao gồm thuốc kháng Histamine và một số loại thuốc liên quan khác. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể tái phát nếu ngưng sử dụng thuốc.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn