Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày có nên uống thuốc?

Đang cho con bú bị đau dạ dày có nên uống thuốc không là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Vì trong thời gian này, thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và tác động đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị nếu lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ và rủi ro tiềm tàng. 

Mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày có nên uống thuốc
Mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày có nên uống thuốc?

Đau dạ dày ở phụ nữ cho con bú có nên uống thuốc không?

Phụ nữ cho con bú là một trong những đối tượng nhạy cảm bên cạnh phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có các bệnh lý nội khoa,… Thực tế cho thấy, đa phần các loại thuốc đều có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, người đang cho con bú cần phải thận trọng khi dùng thuốc.

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do căng thẳng, mất ngủ, ăn uống quá mức,… Đau dạ dày khiến mẹ bỉm mệt mỏi, thường xuyên nôn mửa, đầy hơi và chướng bụng.

Nếu không khắc phục, tình trạng này có thể bùng phát với tần suất – mức độ thường xuyên. Mẹ bỉm rơi vào trạng thái mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và suy nhược. Đồng thời gián tiếp tác động đến chất lượng nguồn sữa và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Vì vậy trong trường hợp đau dạ dày nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị. Thuốc được sử dụng cho mẹ bỉm phải đảm bảo không bài tiết qua sữa mẹ hoặc có bài tiết nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trên thực tế, nhiều loại thuốc chưa có nghiên cứu đầy đủ về lợi ích – nguy cơ đối với phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, việc sử dụng trong thời gian này cần phải thật sự cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên chú ý biểu hiện của cơ thể trong thời gian điều trị và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dành cho phụ nữ cho con bú

Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, chỉ có một số ít được chứng minh an toàn với mẹ đang cho con bú. Dưới đây là một số loại thuốc chữa đau dạ dày mẹ bỉm có thể sử dụng:

1. Thuốc trung hòa axit dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau như đau dạ dày do stress, căng thẳng, do viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Cơ chế chính của thuốc là làm tăng độ pH trong dịch vị, đồng thời tạo màng bảo vệ ổ viêm loét và giảm ảnh hưởng của HCl trong dịch vị lên niêm mạc.

Ngoài ra, thuốc trung hòa axit dạ dày còn hạn chế tình trạng dạ dày co bóp quá mức, tăng trương lực cơ vùng thực quản dưới (ngăn trào ngược). Vì làm thay đổi độ pH của dạ dày nên thuốc trung hòa axit dạ dày có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các loại thuốc khác. Do đó, nên sử dụng các loại thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Thuốc đau dạ dày dành cho phụ nữ cho con bú
Thuốc trung hòa axit là nhóm thuốc chữa đau dạ dày an toàn với phụ nữ cho con bú

Thuốc trung hòa axit dạ dày chủ yếu cho tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu và không gây ra tác dụng toàn thân. Chính vì vậy, đây là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, các hoạt chất kháng axit chủ yếu là muối nhôm (Aluminium phosphate/ Aluminium hydroxide) và magie (Magnesium hydroxide) nên cần theo dõi nồng độ magie và nhôm trong máu nếu sử dụng lâu dài.

Một số loại thuốc trung hòa axit an toàn cho mẹ đau cho con bú:

Thuốc thường được sử dụng 3 – 4 lần/ ngày vào thời điểm trước/ sau khi ăn và trước khi đi ngủ (tùy theo trường hợp cụ thể). Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là tiêu chảy, táo bón và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

2. Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một trong những nhóm thuốc chữa đau dạ dày được sử dụng phổ biến. PPI đã được chứng minh có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Trong đó, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Omeprazol. Các PPI khác như Pantoprazol, Rabeprazol và Lansoprazol chưa có đủ dữ liệu chứng minh an toàn tuyệt đối với người đang cho con bú.

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chính giảm bài tiết HCl (axit dạ dày) bằng cách ức chế men H+/K+ ATP, qua đó ức chế hoạt động bơm H+ của tế bào viền. Nhóm thuốc này ức chế sản xuất dịch vị nhanh, mạnh và hiệu quả kéo dài khoảng 24 giờ đồng hồ nên thường được sử dụng 1 lần/ ngày.

Thuốc đau dạ dày dành cho phụ nữ cho con bú
Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol) có thể dùng cho mẹ bỉm trong trường hợp cần thiết

Thuốc Omeprazol thường được sử dụng để giảm đau dạ dày trong những trường hợp như:

  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Liều lượng dùng thuốc Omeprazol cho người đang cho con bú:

  • Sử dụng 20mg/ lần/ ngày (trường hợp nặng có thể được chỉ định 40mg)
  • Thời gian dùng thuốc kéo dài từ 4 – 8 tuần
  • Trường hợp đau dạ dày do Hội chứng Zollinger-Ellison dùng từ 20 – 120mg, nếu dùng từ 80mg trở lên cần chia đều thành 2 lần uống

Đối với đau dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ thường chỉ định thuốc ức chế bơm proton cùng với kháng sinh.

3. Thuốc kháng histamine H2 (chủ yếu Ranitidin)

Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng ức chế tiết dịch vị dạ dày, nhưng hiệu quả kém và thời gian hiệu quả ngắn hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng ngăn bài tiết dịch vị tốt vào ban đêm nên chủ yếu được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamine H2 cho mẹ bầu. Nghiên cứu cho thấy, thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Tuy nhiên, nhờ có hiệu lực và thời gian bán thải ngắn nên nguy cơ tích lũy thuốc ở trẻ bú mẹ tương đối thấp.

thuốc giảm đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú
Thuốc kháng histamine H2 được sử dụng cho mẹ bỉm bị đau dạ dày do trào ngược thực quản

Khi chỉ định thuốc cho mẹ bỉm, bác sĩ thường ưu tiên dùng Ranitidin với liều thấp trong thời gian ngắn. Đây là loại thuốc kháng histamine H2 duy nhất đã có nhiều bằng chứng khẳng định mức độ an toàn và tính hiệu quả đối với phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ được thực hiện trên trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, không áp dụng cho trẻ sinh non, thiếu tháng và sức khỏe kém.

Ngoài ra để giảm nguy cơ tích lũy thuốc ở trẻ, bác sĩ sẽ dặn dò thời điểm vắt sữa/ cho trẻ bú trong thời gian dùng Ranitidin. Vì vậy nếu có ý định dùng nhóm thuốc này, mẹ bỉm nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Ranitidin:

  • Yếu mệt
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Ban đỏ
  • Tiêu chảy

4. Kháng sinh – Dùng trong trường hợp (+) vi khuẩn Hp

Đối với người đang cho con bú bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, điều trị bao gồm sử dụng kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bài tiết dịch vị (thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2).

Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh trong giai đoạn này không được khuyến khích. Bởi một lượng nhỏ kháng sinh có thể đi vào sữa mẹ và gây ra hiện tượng dị ứng hoặc làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày uống thuốc gì
Kháng sinh chỉ được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú khi thực sự cần thiết

Vì vậy nếu đau dạ dày ở phụ nữ đang cho con bú không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ trì hoãn bằng cách sử dụng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của ổ viêm, loét. Đến thời điểm phù hợp, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị vi khuẩn Hp tùy theo mức độ nhạy cảm của vi khuẩn trong cơ thể mẹ.

Với mẹ đang cho trẻ bú, loại kháng sinh thường được sử dụng chủ yếu là Amoxicillin, Clarithromycin,… Các loại kháng sinh khác hầu như không được sử dụng vì nguy cơ cao hơn lợi ích mang lại. Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian cho trẻ bú phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.

5. TPCN hỗ trợ giảm đau dạ dày

Trong trường hợp đau dạ dày chủ yếu do căng thẳng, thói quen ăn uống và sinh hoạt, bác sĩ sẽ chỉ định TPCN hỗ trợ và một số loại thuốc điều trị khác. TPCN là sản phẩm có khả năng cải thiện triệu chứng đau dạ dày và một số biểu hiện kèm theo như ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng,…

Hầu hết các loại TPCN chữa đau dạ dày đều có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như chiết xuất Curcumin từ nghệ, chiết xuất cam thảo, bạch truật, bạc hà,… Nếu sử dụng trong thời gian cho con bú, nên trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể về sản phẩm an toàn, phù hợp.

Tuy nhiên, TPCN hỗ trợ giảm đau dạ dày không thể kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, mẹ bỉm nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn đau dạ dày kéo dài, tái phát thường xuyên.

Đối với những trường hợp đau dạ dày nặng phải sử dụng thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng cho bé bú trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc đau dạ dày khi đang cho con bú

Như đã đề cập, mẹ đang cho con bú là đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc chữa đau dạ dày. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc và TPCN khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng. Không tự ý hiệu chỉnh liều, ngưng hoặc gia tăng thời gian dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa.
  • Chú ý các biểu hiện trong thời gian dùng thuốc và thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
  • Không tự ý phối hợp các loại thuốc với nhau nếu chưa có chỉ định. Tình trạng này có thể làm tăng/ giảm hiệu quả của thuốc và tác động không nhỏ đến sức khỏe của bé.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, cần chú ý uống nhiều nước, bổ sung rau xanh và thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn) nhằm hạn chế tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…
  • Mẹ đang cho con bú cũng có thể dùng thuốc nam và thuốc Đông y chữa đau dạ dày. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh những tình huống đáng tiếc.

Biện pháp kiểm soát đau dạ dày ở mẹ đang cho con bú

Ngoài sử dụng thuốc, mẹ đang cho con bú cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Một số biện pháp an toàn, hiệu quả mẹ bỉm có thể áp dụng bao gồm:

mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày uống thuốc gì
Ngoài sử dụng thuốc, mẹ bỉm nên điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm
  • Có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau dạ dày cấp tốc như uống nước ấm, dùng trà mật ong, trà gừng, trà hoa cúc,… để hỗ trợ trung hòa dịch vị và làm dịu niêm mạc bị viêm, loét.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Trong thời gian chăm sóc con cái, mẹ bỉm chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ/ ngày, hạn chế làm việc quá mức khiến não bộ căng thẳng và kích thích dạ dày tăng tiết axit.
  • Thay đổi chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với bệnh đau dạ dày. Vì vậy, mẹ bỉm nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp và thay đổi một số thói quen xấu như bỏ bữa, ăn uống quá mức, vận động mạnh sau khi ăn,… để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao. Hoạt động thể chất giúp mẹ bỉm phục hồi thể trạng sau khi sinh, đồng thời điều hòa nhu động và hoạt động bài tiết axit của dạ dày. Qua đó có thể giảm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi,… rõ rệt.

Bài viết đã đề cập đến vấn đề “Mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày có nên dùng thuốc không?”. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có ý định sử dụng thuốc, mẹ bỉm nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chuyên môn.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Nhất Nam Bình Vị Khang - Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Nhất Nam Y Viện kết hợp cùng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc...

Hay bị đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau dạ dày vào ban đêm là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số...

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bị đau dạ dày nên ăn và kiêng loại trái cây (hoa quả) gì là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào...

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt - dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện được biết đến là địa chỉ khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền có tiếng vang lớn trong nhiều năm qua. Đơn vị...

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

Chữa dạ dày bằng lá vú sữa là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Theo ghi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn