Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đúng cách

Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản bạn nên thử

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

Bệnh trĩ ngoại đặc trưng bởi tình trạng các tĩnh mạch nằm dưới đường lược phình giãn, ứ huyết, hình thành búi trĩ. Đối lập với bệnh trĩ nội, các triệu chứng bệnh trĩ ngoại thường dễ dàng nhận biết ở giai đoạn mới khởi phát. Căn cứ vào mức độ các triệu chứng, đối tượng và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các biện pháp y tế phù hợp.

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn
Bệnh trĩ ngoại đặc trưng bởi tình trạng các tĩnh mạch nằm dưới đường lược phình giãn, ứ huyết, hình thành các búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một trường hợp phổ biến của bệnh trĩ, thuật ngữ này chỉ tình trạng phình giãn ở các đám rối tĩnh mạch nằm ở dưới đường lược. Lâu lần sẽ gây ra tình trạng ứ huyết, xuất hiện các búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Đối lập với trĩ nội – hiện tượng tĩnh mạch phình giãn xuất hiện ở đường lược và nằm sâu trong ống hậu môn.

Theo các chuyên gia đầu ngành, các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại thường dễ dàng nhận biết hơn so với triệu chứng bệnh trĩ nội, ngay khi mới khởi phát. Khi đó, các búi trĩ xuất hiện ở vùng trực tràng – hậu môn sẽ tác động trực tiếp đến sinh hoạt, đại tiện cũng như hiệu suất học tập, làm việc. Tuy không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của người bệnh.

Với những trường hợp chủ quan, không tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như thiếu máu mãn tính, tăng nguy cơ mắc những vấn đề liên quan đến hậu môn – trực tràng.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ ngoại

Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ ngoại thông qua các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Đại tiện ra máu được xem là biểu hiện điển hình của người mắc bệnh trĩ và bệnh trĩ ngoại nói riêng. Thời gian đầu, máu có thể lẫn với phân hoặc nhỏ giọt. Tuy nhiên, khi bệnh lý tiến triển nặng nề, khi đi ngoài máu có thể chảy thành tia và mất khá nhiều thời gian kiểm soát.
  • Khu vực hậu môn có cảm giác nặng, vướng víu, khó chịu và đau rát.
  • Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm. Lúc đầu, búi trĩ sa có thể tự động co lại khi người bệnh đứng lên. Tuy nhiên, lâu dần mức độ sa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, bắt buộc người bệnh nhờ đến tác động của tay để đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn.
  • Khi bệnh lý chuyển biến sang giai đoạn nặng nề, búi trĩ sẽ có kích thước lớn, sa ra ngoài hoàn toàn và gần như không thể co lại vào trong ống hậu môn, cả khi dùng tay đẩy.
  • Khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy các búi trĩ có màu đỏ sẫm và phồng lên như mẩu thịt thừa. Nhìn kỹ sẽ thấy những tĩnh mạch được chồng chéo lên nhau.
  • Khu vực hậu môn bị viêm đỏ, thường xuyên tiết dịch ẩm ướt và gây ngứa ngáy, khó chịu.

Phân loại bệnh lý

Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh trĩ ngoại được chia thành các cấp độ khác nhau. Cụ thể:

  • Trĩ ngoại độ 1: Lúc này, búi trĩ mới hình thành, thường gây nặng, đau rát hậu môn và xuất huyết khi đi ngoài.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ có xu hướng ra ngoài ống hậu môn khi vận động mạnh hoặc rặn và có thể tự co lại mà không cần tác động.
  • Trĩ ngoại độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ sẽ sa ra ngoài khi người bệnh ngồi xổm, rặn đại tiện nhưng không thể tự co lại mà cần dùng tay đẩy vào.
Phân loại bệnh lý 
Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh trĩ ngoại được chia thành các cấp độ khác nhau
  • Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài ống hậu môn thường xuyên ngay cả khi người bệnh đi bộ hay vận động. Trong một số trường hợp tiến triển nặng nề, búi trĩ không thể tự co vào ống hậu môn ngay cả khi bạn dùng tay đẩy vào.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng là do tăng áp lực ở các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng sau thời gian dài. Từ đó gây ra tình trạng phình giãn và ứ đọng máu, hình thành các búi trĩ.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh lý cũng như khiến bệnh trĩ ngoại trở nên nặng nề hơn:

  • Táo bón mãn tính: Tình trạng táo bón kéo dài được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khởi phát bệnh trĩ ngoại. Táo bón có thể làm tăng áp lực, ma sát lên các tĩnh mạch khiến vùng hậu môn bị giãn, ứ đọng máu và hình thành những cấu trúc ở dạng búi trĩ.
  • Ngồi nhiều: Số liệu thống kê cho thấy, người mắc bệnh trĩ ngoại và trĩ nội xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng thường xuyên ngồi lâu, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Tư thế này có thể làm tăng áp lực tại vùng hậu môn và thắt lưng. Từ đó gây ra những vấn đề khác như bệnh thoái hóa cột sống, táo bón, bệnh trĩ,…
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, gia vị cay nóng, dầu mỡ nhưng ít chất xơ, tiêu thụ nhiều cồn và cafein có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón. Điều này gián tiếp làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Vận động mạnh trong thời gian dài: Luyện tập quá mức hay lao động nặng nhọc trong thời gian dài được xem là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Những hoạt động này có thể khiến cơ thắt, tĩnh mạch vùng hậu môn bị áp lực đè nén quá mức và tăng nguy cơ phình giãn.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh trĩ còn có nguy cơ cao bởi những yếu tố như mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, di truyền, yếu tố chủng tộc, rối loạn nội tiết tố, giai đoạn hành kinh và mang thai.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Thực chất, trĩ ngoại chính là hiện tượng phình giãn tĩnh mạch và ứ máu, sau đó tạo thành những cấu trúc ở dạng búi trĩ. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh lý không thể tự khỏi nếu không được can thiệp biện pháp y tế. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh lý không phát sinh triệu chứng rõ rệt, bác sĩ chuyên khoa sẽ không khuyến cáo tiến hành điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Trĩ ngoại là một trong những bệnh lý liên quan đến trực tràng – hậu môn khá lành tính và ít phát sinh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc chủ quan không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể khiến búi trĩ phát triển lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trĩ ngoại tắc mạch: Biến chứng xuất hiện khi những mạch máu trên trong búi trĩ bị vỡ, máu chảy và hình thành các cục máu đông. Tình trạng này sẽ làm cản trở tuần hoàn máu gây sưng viêm, phù nề và đau nhức dữ dội.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?
Trĩ ngoại là một trong những bệnh lý liên quan đến trực tràng – hậu môn khá lành tính và ít phát sinh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
  • Thiếu máu mãn tính: Thực tế cho thấy, tần suất và mức độ sa của búi trĩ ngoại thường xuyên hơn so với trĩ nội. Chính vì vậy, bên cạnh triệu chứng xuất huyết đại tiện, tình trạng này còn có thể gây ra do ma sát với quần áo. Hiện tượng chảy máu búi trĩ kéo dài không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí là thiếu máu mãn tính.
  • Nghẹt búi trĩ: Đây là biến chứng thường xuất hiện ở những trường hợp bị trĩ ngoại cấp độ 4. Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài lâu dần có thể gây cơ thắt ở hậu môn co thắt mạnh, nghẽn mạch máu và gây ra tình trạng đau đớn, phù nề.
  • Hoại tử búi trĩ: Biến chứng hoại tử búi trĩ xuất hiện khi búi trĩ bị nghẹt và tắc mạch trĩ ngoại không được điều trị triệt để. Các búi trĩ hoại tử này có thể gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài những biến chứng thường gặp trên, bệnh trĩ ngoại còn gây ra nhiều trở ngại cũng như phiền toái trong cuộc sống. Tình trạng bệnh kéo dài không chỉ tác động đến thể trạng mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh.

Các cách chữa trị bệnh trĩ ngoại an toàn

Trước khi tiến hành can thiệp điều trị, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn những phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng phổ biến:

1. Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ 1, mới khởi phát các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà như sau:

  • Liệu pháp chườm lạnh: Việc thực hiện chườm lạnh lên vùng hậu môn từ 5 – 10 phút sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng nóng, viêm và đau rát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm mát sau khi đi ngoài nhằm làm dịu niêm mạc ở vùng trực tràng – hậu môn cũng như cầm máu hiệu quả.
  • Ngâm với nước ấm: Trước khi đại tiện, người bệnh có thể ngâm hậu môn với nước ấm giúp làm giảm không gian bên trong. Đồng thời hỗ trợ làm mềm niêm mạc và giúp phân đào thải dễ dàng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm giảm tình trạng chảy máu, khó chịu, đau rát sau khi đi ngoài.
  • Tận dụng lá diếp cá cải thiện bệnh lý: Với hàm lượng quercetin dồi dào có trong rau diếp cá có khả năng tăng độ bền và bảo vệ thành mạch hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong dược liệu này có chứa decanonyl acetaldehyde hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày hoặc giã và đắp trực tiếp lên vùng hậu môn sau khi được vệ sinh sạch.

2. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc Tây được chỉ định với những trường hợp bệnh lý xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khó chịu như đau rát, nặng, chảy máu vùng hậu môn,…

Các loại thuốc Tây được chỉ định với những trường hợp bệnh lý xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khó chịu như đau rát, nặng, chảy máu vùng hậu môn,… Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại:

  • Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột: Thuốc thường được dùng khi bệnh trĩ ngoại khởi phát do các biểu hiện rối loạn tiêu hóa mãn tính (tiêu chảy, táo bón). Những thành phần hoạt chất trong thuốc có công dụng làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột, giúp phân được đào thải dễ dàng. Với trường hợp bị tiêu chảy, các loại thuốc này còn có tác dụng làm chậm nhu động ruột, hạn chế áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, giảm tần suất đi tiêu,…
  • Nhóm thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm (NSAID, Corticoid) được chỉ định nhằm làm giảm đau rát, viêm nhiễm búi trĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm NSAID (Diclofenac, Piroxicam, Ibuprofen,…). Tuy nhiên, trường hợp bệnh tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc dùng Corticoid ở liều thấp với liệu trình ngắn.
  • Thuốc đạn/ thuốc mỡ: Thuốc được dùng điều trị tại chỗ giúp làm dịu búi trĩ, trơn ống hậu môn, giảm viêm hiệu quả. Hiện nay có nhiều loại thuốc mỡ/ thuốc đạn được bổ sung kháng sinh, hydrocortisone,… giúp làm giảm tình trạng phù nề và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc giúp làm bền thành mạch: Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định nhóm thuốc này giúp làm tăng trương lực của tĩnh mạch, hạn chế tình trạng ứ huyết và làm giảm tính thấm của mao mạch. Mục đích của việc sử dụng nhóm thuốc này là hạn chế gia tăng kích thước của búi trĩ và ngăn ngừa phát sinh biến chứng vỡ búi trĩ.

Thực tế, căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ các triệu chứng của bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một số loại thuốc khác giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

3. Phương pháp phẫu thuật và thủ thuật xâm lấn

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại đều không đáp ứng hoàn toàn với các loại thuốc Tây. Thuốc chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa búi trĩ tăng kích thước. Chính vì vậy, trên 80% số bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại đều phải can thiệp các thủ thuật xâm lấn.

Những thủ thuật xâm lấn thường được áp dụng trong chữa trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

Phương pháp phẫu thuật và thủ thuật xâm lấn
Trên 80% số bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại đều phải can thiệp các thủ thuật xâm lấn
  • Tiêm xơ búi trĩ: Thủ thuật này được tiến hành bằng cách sử dụng lượng dung dịch có chứa phenol, hoặc dung dịch Quinin – ure 5% tiêm trực tiếp vào búi trĩ giúp thúc đẩy phản ứng xơ hóa. Tiêm xơ búi trĩ được tiến hành giúp làm giảm hiện tượng sa búi trĩ và xuất huyết.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng kỹ thuật nội soi hậu môn. Kế đến đưa vòng cao su vào và thắt chặt ở cổ búi trĩ. Sau một thời gian sẽ gây gián đoạn tuần hoàn máu, gây thiếu máu cục bộ, búi trĩ sẽ có xu hướng hoại tử.
  • Thủ thuật áp lạnh: Đây là một trong những biện pháp gây hoại tử búi trĩ thông qua sử dụng nito lỏng hóa băng các búi trĩ. Sau 6 – 8 tuần thực hiện, các tổ chức búi trĩ sẽ có hiện tượng xơ hóa, hoại tử và rụng dần.

So với việc sử dụng các loại thuốc Tây y, những thủ thuật xâm lấn mang lại hiệu quả rõ rêt. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này không được áp dụng với những trường hợp bệnh trĩ ngoại ở mức độ 2 và 3. Trường hợp chỉ ngoại bị sa ra ngoài ống hậu môn hoàn toàn. Đồng thời phát sinh các biến chứng nặng nề, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.

Những kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định trong phẫu thuật chữa bệnh trĩ ngoại như:

  • Phẫu thuật cắt trĩ ở dưới niêm mạc
  • Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín
  • Phẫu thuật Whitehead
  • Phẫu thuật Milligan Morgan

Theo đó, phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ ngoại chỉ được bác sĩ cân nhắc khi những biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Tuy có thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn nhưng phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như són phân, hẹp hậu môn, rối loạn tiểu tiện, lộn niêm mạc trực tràng ra ngoài, xuất huyết kéo dài,…

Các biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa trĩ ngoại hiệu quả

Chế độ chăm sóc đúng cách, khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại. Điều này không chỉ làm giảm nhẹ những triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa các biến chứng mà còn dự phòng tái phát trong thời gian dài.

Dưới đây là chế độ chăm sóc dành cho người mắc bệnh trĩ ngoại:

  • Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng, đồng thời hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
Các biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa trĩ ngoại hiệu quả
Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ và kiêng dùng các loại bia rượu, trà đặc, cà phê và đồ uống có gas
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ và kiêng dùng các loại bia rượu, trà đặc, cà phê và đồ uống có gas.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp điều hòa nhu động ruột, giảm cân và cải thiện hoạt động tuần hoàn máu hiệu quả. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý cũng như các chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…
  • Hạn chế những bộ môn vận động có cường độ mạnh, hoạt động quá sức hoặc mang vác nặng.
  • Với những đối tượng bị thừa cân – béo phì nên thực hiện giảm cân khoa học, điều chỉnh chỉ số cân nặng phù hợp giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.
  • Xây dựng thói quen đại tiện theo khung giờ nhất định và tránh tình trạng nhịn đi vệ sinh.
  • Tích cực và chủ động chữa trị tận gốc các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại như bệnh gút, tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch,…

Trĩ ngoại là bệnh lý khá lành tính và gần như không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, việc chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến thể trạng, sinh hoạt cũng như tâm lý. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Xông hơi chữa bệnh trĩ từ các thảo dược tự nhiên là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý có độ an toàn...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn