8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ theo Đông y và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón trong thời gian dài khiến các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng – hậu môn sưng viêm, hình thành cấu trúc dạng búi trĩ. Các triệu chứng bệnh trĩ khiến trẻ bị đau rát, sưng viêm, ngứa ngáy vùng hậu môn và đi ngoài ra máu. Trĩ ở trẻ em nếu không được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
Bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón trong thời gian dài khiến các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng – hậu môn sưng viêm

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là do các tĩnh mạch vùng hậu môn hoặc trực tràng bị phình giãn trong thời gian dài, ứ máu và hình trạng kết cấu dạng búi trĩ. Các triệu chứng bệnh trĩ thường khởi phát do chế độ ăn thiếu chất xơ, táo bón/ tiêu chảy mãn tính, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,…

Trong khi đó, bệnh trĩ ở trẻ em thường xảy ra do tình trạng táo bón kéo dài, không được kiểm soát hoàn toàn cũng như chế độ ăn uống, vận động không khoa học, lành mạnh. Những yếu tố này khiến phân khô cứng, gây khó khăn trong việc đào thải. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau rát, sưng nề, ngứa ngáy khó chịu và đại tiện ra máu.

Tương tự với như bệnh trĩ ở người trưởng thành, bệnh trĩ ở trẻ em được chia thành những dạng sau:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nội xuất hiện bên trong ống hậu môn nên rất khó quan sát. Do đó, ba mẹ có thể nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ nội ở trẻ thông qua những biểu hiện ngứa ngáy, đau rát hậu môn và đi ngoài ra máu.
  • Trĩ ngoại: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng những búi trĩ xuất hiện ở ngoài ống hậu môn. Ngược lại với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại thường dễ dàng nhận biết, quan sát hơn.
  • Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là tình trạng trẻ mắc trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc. Bệnh lý ở dạng này có mức độ nghiêm trọng, khiến bé vô cùng khó chịu và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa mãn tính, di truyền, những thói quen xấu, vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách,… được xem là những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ em phổ biến. Cụ thể:

  • Tình trạng trẻ ngồi trên bề mặt thô cứng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân làm tăng áp lực các tĩnh mạch tại vùng trực tràng – hậu môn và tăng nguy cơ khởi phát bệnh trĩ
  • Thói quen ngồi đại tiện kéo dài hơn 10 phút. Điều này có thể dẫn đến phân bị dồn nén ở hậu môn, ứ huyết ở khu vực xương chậu và dẫn đến khởi phát bệnh lý.
  • Chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo khoa học, lành mạnh, ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước hoặc dung nạp quá nhiều đạm vào thực đơn hàng ngày.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, căng thẳng có thể làm tăng áp lực máu đến vùng xương chậu. Lâu dần máu sẽ bị ứ đọng dẫn đến phình giãn những tĩnh mạch ở vùng hậu môn và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Với những trường hợp trẻ xuất hiện khối u bên trong trực tràng có thể gây ứ huyết ở tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn và dẫn đến hình thành búi trĩ.
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc mắc những bệnh lý nên ở vùng trực tràng thường có nguy cơ phát sinh các triệu chứng bệnh trĩ nội cao hơn so với người bình thường.

Theo các chuyên gia đầu ngành, một số trẻ em có thể mắc bệnh trĩ bẩm sinh, các triệu chứng bệnh lý xuất hiện vài ngày sau khi sinh. Tình trạng này có thể gây ra những nốt xuất huyết bên ngoài ống hậu môn khi trẻ đi ngoài gây khó chịu, đau rát. Theo đó, hiện tượng này có thể liên quan đến những bệnh lý tĩnh mạch di truyền.

Các biểu hiện nhận biết bệnh lý phổ biến

Các biểu hiện nhận biết bệnh lý phổ biến
Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những trường hợp dưới 3 tuổi, bệnh trĩ thường không phát sinh các triệu chứng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những trường hợp dưới 3 tuổi, bệnh trĩ thường không phát sinh các triệu chứng. Thông thường, việc phát hiện bệnh là do ba mẹ tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ  mắc bệnh lý sẽ có những biểu hiện như:

  • Vùng hậu môn hơi nhô ra, sưng, nhất là khi trẻ đi ngoài
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu khi đại tiện
  • Khi trẻ ngưng đại tiện, vùng bị sưng ở hậu môn sẽ thuyên giảm
  • Xuất hiện máu lẫn trong phân hoặc đại tiện ra máu (tình trạng này thường không xảy ra phổ biến).

Đối với những trường hợp trẻ trên 3 tuổi, các triệu chứng bệnh trĩ được biểu hiện rõ ràng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể mô tả những đau đớn, khó chịu ở vùng hậu môn khi đại tiện. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết thường gặp:

  • Ngứa ngáy, đau rát, khó chịu vùng hậu môn và chảy máu từ trực tràng, đặc biệt là khi đại tiện.
  • Xuất hiện máu lẫn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Điều này thường liên quan đến các mạch máu vùng hậu môn vỡ, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trực tràng. Tình trạng này cần tiến hành điều trị y tế kịp thời, tránh phát sinh rủi ro nguy hiểm.
  • Dịch nhầy tiết ra ở vùng hậu môn gây ẩm ướt, khó chịu và gây mùi hôi. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Thời gian đi ngoài kéo dài, gây đau rát, khó chịu. Chính vì vậy, nhiều trẻ khi mắc bệnh thường né tránh, ngại đại tiện để làm giảm cơn đau.
  • Với những trường hợp trẻ em mắc bệnh trĩ ngoại sẽ hình thành các búi trĩ ở vùng hậu môn. Việc không tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề.

Bệnh trĩ ở trẻ em nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá lành tính và hầu như không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ em mắc bệnh trĩ thường gây ra tình trạng đau rát, sưng nề, khó chịu, xuất huyết đại tiện,… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cũng như tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, việc ba mẹ chủ quan không tiến hành thăm khám và điều trị cho trẻ kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như mất máu, sa búi trĩ, nhiễm trùng nặng,…

  • Tắc nghẽn hậu môn: Trường hợp búi trĩ phát triển quá mức có thể dẫn đến chèn ép ống hậu môn hoàn toàn. Điều này gây tắc nghẽn hậu môn, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đại tiện. Do phân không được đào thải ra ngoài nên có xu hướng tái hấp thu các độc tố, vi khuẩn ở ruột già. Một vài trường hợp khác, biến chứng tắc nghẽn hậu môn có thể gây tắc nghẽn trực tràng, từ đó gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn kèm theo sốt cao.
  • Bội nhiễm: Bệnh trĩ thường gây ngứa ngáy, tiết dịch khó chịu ở vùng hậu môn. Thông thường, trẻ sẽ có thói quen cào gãi, chà xát. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, sưng đỏ thậm chí là chảy máu và gây bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh trĩ ở trẻ em nguy hiểm không?
Với trường hợp trẻ em mắc bệnh trĩ thường gây ra tình trạng đau rát, sưng nề, khó chịu, xuất huyết đại tiện,… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cũng như tâm lý của trẻ

Ngoài ra, bệnh trĩ ở trẻ em còn có thể liên quan đến một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác. Cụ thể:

  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở nước ta ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau. Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng thường xuyên, đi tiêu nhiều lần, đầy hơi, khó chịu,…
  • Viêm loét đại tràng: Các triệu chứng bệnh lý có thể dẫn đến viêm ruột già hoặc trực tràng. Viêm loét đại tràng thường xuất hiện những biểu hiện nhận biết như đau bụng, đi ngoài ra máu, căng thẳng, khó chịu khi đi ngoài,…
  • Hội chứng polyp ở vị thành niên: Hội chứng này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em mắc bệnh trĩ mãn tính. Hội chứng polyp ở vị thành niên có thể hình thành những khối u ở ruột già, ruột non và dạ dày. Đồng thời kèm theo các biểu hiện như thiếu máu, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Bệnh crohn: Các triệu chứng bệnh lý xuất hiện khi vùng niêm mạc ở đường tiêu hóa bị viêm nhiễm. Bệnh crohn đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy, đau bụng, sụt cân, sốt cao, đại tiện ra máu,…

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em mới khởi phát ở giai đoạn nhẹ thường được cải thiện bằng các biện pháp chữa trị tại nhà như thay đổi các thói quen xấu, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và một số mẹo dân gian. Những loại thuốc Tây cũng như biện pháp điều trị ngoại khoa lúc này không được khuyến khích vì có thể phát sinh rủi ro ở trẻ nhỏ.

1. Áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà

Để làm dịu tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn cũng như hỗ trợ làm co búi trĩ do bệnh lý gây ra, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau cho trẻ:

  • Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 15 phút trước khi đại tiện sẽ giúp làm giãn nở ống hậu môn, hỗ trợ quá trình đào thải phân dễ dàng. Từ đó cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở trẻ mỗi khi đi ngoài.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách: Ba mẹ cần hướng dẫn cho trẻ vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đại tiện, sử dụng khăn giấy mềm, không mùi thơm và ẩm để lau. Bên cạnh đó, khi lau hậu môn cần thao tác nhẹ nhàng, tránh tình trạng trầy xước vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm mát: Để làm giảm tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn. Ba mẹ có thể tiến hành chườm mát cho trẻ, biện pháp này còn hỗ trợ sát khuẩn. Tuy nhiên, cần chú ý độ lạnh vì có thể gây bỏng lạnh, khiến tình trạng đau rát dữ dội hơn.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ: Việc tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ sẽ ngăn ngừa tình trạng táo bón, điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng, giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, hạn chế tăng kích thước búi trĩ. Theo đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây và uống nhiều nước.
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm, thức uống làm tăng nguy cơ táo bón: Ba mẹ không cho trẻ uống nước ngọt chứa gas, ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, dễ gây táo bón, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vận động thường xuyên: Việc vận động, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp tuần hoàn máu, điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, từ đó giúp làm giảm triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Ba mẹ nên khuyến khích con vận động những bài tập nhẹ nhàng, tránh những bộ môn vận động có cường độ cao, quá sức vì có thể làm tăng áp lực đến búi trĩ.
Áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà
Để làm giảm tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn. Ba mẹ có thể tiến hành chườm mát cho trẻ, biện pháp này còn hỗ trợ sát khuẩn

2. Mẹo dân gian cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Việc giúp trẻ thay đổi những thói quen xấu, thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của các triệu chứng bệnh lý, giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, biện pháp này thường không đạt được hiệu quả nhanh chóng, cần áp dụng lâu dài để cải thiện tốt nhất.

Do đó, ba mẹ có thể thực hiện song song một số mẹo chữa bệnh trĩ ở trẻ em từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ

Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ cầm máu, giảm sưng viêm, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu, đồng thời hỗ trợ làm co búi trĩ. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có khả năng kích thích tiêu hóa, hạn chế áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, ngăn chặn búi trĩ tăng kích thước.

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Cho dược liệu vào cối giã nát với một ít muối hạt
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn cho trẻ thì dùng hỗn hợp đắp trực tiếp
  • Giữ khoảng 15 phút thì rửa lại và dùng khăn sạch lau khô

Lá diếp cá giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả

Lá diếp cá có tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, thanh nhiệt nên thường được tận dụng để giúp hạ sốt, đồng thời cải thiện các bệnh lý ngoài da do nhiệt động. Theo Y học hiện đại, loại rau này có chứa  isoquercetin và quercetin dồi dào còn có tác dụng làm bền mao mạch, ngăn ngừa ứ máu ở tĩnh mạch bị phình giãn.

Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt chất khác có trong dược liệu còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Dược liệu này có độ lành tính, an toàn cao nên ba mẹ có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em.

  • Chuẩn bị 200 gam dược liệu, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối để để ráo
  • Kế đến cho lá diếp cá vào cối giã nát
  • Sau khi vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ với nước muối sinh lý thì đắp hỗn hợp lên
  • Để yên khoảng 15 phút thì rửa lại lần nữa với nước ấm
  • Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1 – 2 lần để cải thiện bệnh lý rõ rệt.

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Với những trường hợp trẻ mắc bệnh trĩ tiến triển nặng, các biện pháp cải thiện tại nhà và mẹo chữa dân gian lúc này không đáp ứng điều trị. Bác sĩ có thể căn cứ vào mức độ triệu chứng, cân nặng, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp.

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Một số loại thuốc acetaminophen, ibuprofen, naproxen,… thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ở trẻ em. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm dịu đau rát, ngứa ngáy, tổn thương ở hậu môn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng và tần suất sử dụng hợp lý.
  • Các loại thuốc bôi tại chỗ: Những loại thuốc bôi chữa trĩ thường được sử dụng cho trẻ em như preparation H, titanoreine, hemopropin, mỡ sinh cơ… giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm co búi trĩ.
  • Các loại thuốc đặt điều trị bệnh trĩ ở trẻ em: Với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc đặc như aremta, avenoc, proctolog,… Những thành phần trong thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu qua niêm mạc vùng hậu môn, từ đó phát huy tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Với những trường hợp, búi trĩ phát triển với kích thước lớn, những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật, nhất là những trường hợp bệnh trĩ liên quan đến tĩnh mạch di truyền. Tuy nhiên, đa số những trường hợp trẻ em mắc bệnh trĩ đều không cần phẫu thuật.

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả
Chủ động xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khoáng chất cùng các vitamin khác như trái cây, rau xanh, ngũ cốc,…

Nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát bệnh trĩ ở trẻ em là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt không khoa học. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cải thiện tại nhà. Ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát ở trẻ lâu dài.

  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khoáng chất cùng các vitamin khác như trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… Đồng thời, giúp trẻ tránh xa những thức uống có gas, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ dễ gây táo bón.
  • Ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ nhằm làm giảm áp lực lên ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa cũng như hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất. Thói quen này còn giúp làm giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, hạn chế tình trạng đau rát, khó chịu khi đại tiện.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Bởi thói quen này sẽ giúp bù nước, điều hòa nhu động ruột, làm mềm phân.
  • Chủ động theo dõi cân nặng của trẻ, tránh ép con ăn quá nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó, với những trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì cần áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học. Điều này giúp hạn chế áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn, phòng ngừa búi trĩ.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày.

Bệnh trĩ ở trẻ em có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, việc ba mẹ không chủ động đưa trẻ đến bệnh viện chẩn đoán và chữa trị có thể khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề và phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ, phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (5 bình chọn)

Cùng chuyên mục

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Xông hơi chữa bệnh trĩ từ các thảo dược tự nhiên là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý có độ an toàn...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn