Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

11 Loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

5 Loại thuốc bôi trĩ được đánh giá tốt nhất hiện nay

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà thường được áp dụng với những trường hợp khởi phát các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể thực hiện một số mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà như dùng gel nha đam, chườm đá, thay đổi các thói quen xấu, ăn uống khoa học, sử dụng thuốc,.. Việc áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả
Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà thường được áp dụng với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát ở mức độ nhẹ

Một số thông tin về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong các bệnh lý phổ biến liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn hoặc trực tràng bị phình giãn, ứ máu dẫn đến đau nhức, sưng viêm. Tình trạng này có thể làm tăng lượng máu dồn về tĩnh mạch và hình thành kết cấu dạng búi trĩ.

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính:

  • Bệnh trĩ ngoại: Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các búi trĩ hình thành ở phần rìa hậu môn và có xu hướng lòi ra bên ngoài khi đại tiện, ngồi xổm hoặc mót rặn.
  • Bệnh trĩ nội: Ngược lại với bệnh trĩ ngoại, các triệu chứng bệnh trĩ nội thường xuất hiện bên trong ống hậu môn. Lúc này, các búi trĩ ở giai đoạn 1 và 2 thường nằm bên trong hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là trường hợp người bệnh mắc cùng lúc bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Các triệu chứng bệnh lý thường diễn biến phức tạp và có mức độ nghiêm trọng hơn nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy, tiết dịch, khó khăn trong việc đi ngoài và xuất huyết đại tiện,… Bên cạnh đó, bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rò hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, thiếu máu, tăng nguy cơ ung thư hậu môn,…

Do đó, sau khi được chẩn đoán, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chữa trị cũng như chăm sóc nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển hiệu quả.

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội và trĩ nội mới khởi phát, ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng, người bệnh có thể thực hiện các mẹo chữa tại nhà để cải thiện. Những cách chữa này có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, sưng nóng, ngừa viêm nhiễm, tăng cường độ bền của thành mạch.

1. Ngâm nước mát/ Chườm đá

Ngâm nước mát hoặc chườm đá được xem là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng nóng ở vùng hậu môn do bệnh lý gây ra. Nhiệt độ thấp có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ sưng nóng, đau nhức. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và sát trùng hiệu quả.

Ngâm nước mát/ Chườm đá
Ngâm nước mát hoặc chườm đá được xem là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng nóng ở vùng hậu môn do bệnh lý gây ra

Tuy nhiên, trước khi thực hiện người bệnh cần vệ sinh hậu môn thật sạch với nước muối sinh lý để là giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm một ít muối biển vào nước để ngâm nhằm tăng khả năng sát trùng.

2. Dùng gel nha đam cải thiện bệnh lý

Để cải thiện tình trạng sưng đau, khó chịu do bệnh trĩ gây ra, người bệnh có thể dùng gel nha đam. Đây được xem là một trong những thảo dược chứa nhiều khoáng chất, nước cùng những hợp chất thực vật. Những thành phần có trong gel nha đam có tác dụng giảm sưng nóng, hỗ trợ phục hồi da, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ, rửa sạch và lấy phần gel trong suốt
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì dùng khăn bông lau khô
  • Kế đến lấy một lượng gel thoa lên và đợi đến khi khô hoàn toàn thì mặc quần vào
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, trước và sau khi đi ngoài giúp làm giảm khó chịu, đau rát.

3. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Số liệu thống kê cho thấy có hơn 80% người mắc bệnh trĩ do thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh. Việc lạm dụng bia rượu, dung nạp nhiều chất xơ, các thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị,… Có thể gây táo bón, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng, hậu môn.

Do đó, trong thời gian điều trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội, người bệnh cần chủ động thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, giúp làm giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn. Từ đó cải thiện tình trạng táo bón, khó khăn trong việc đại tiện hoặc đi ngoài ra máu.

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung trái cây và rau xanh: Lượng chất xơ dồi dào có trong các loại thực phẩm này giúp làm mềm phần, giảm áp lực khi đại tiện. Ngoài ra, các khoáng chất, vitamin có trong trái cây, rau xanh còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột kết.
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Trong thời gian điều trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội, người bệnh cần chủ động thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, giúp làm giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn
  • Sữa chua: Đây được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, sữa chua còn cung cấp lượng vi khuẩn có lợi cho đường hỗ, giúp ổn định tiêu hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Nước: Những người mắc bệnh trĩ nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp cung cấp lượng chất lỏng ổn định trong ruột, điều hòa nhu động ruột và làm giảm nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước còn làm giảm áp lực khi đại tiện, ngăn ngừa tình trạng đau rát, nứt hậu môn.
  • Những loại gia vị lành mạnh: Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi, người bệnh có thể bổ sung một số loại gia vị lành mạnh vào chế độ ăn hàng ngày giúp giảm viêm, lành bền thành mạch, sưng đau ở búi trĩ như đinh hương, nghệ, thì là,…

Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm, đồ uống sau:

  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, cay nóng
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói chứa chất bảo quản
  • Bia rượu, cà phê, trà đặc và những loại đồ uống chứa cồn khác

Những loại thực phẩm và đồ uống này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và giảm nguy cơ mắc chứng táo bón.

4. Rau diếp cá chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả

Rau diếp cá hay còn gọi ngư tinh thảo là một trong những loại rau quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Việt. Theo ghi chép Y học cổ truyền, ngư tinh thảo có tính mát, vị chua, công dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong rau diếp cá chứa hoạt chất decanoyl acetaldehyd có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm và ức chế hoạt động của vi khuẩn. Do đó, người bệnh thường tận dụng loại thảo dược này trong chữa trị bệnh trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn thì vớt ra để ráo
  • Cho dược liệu vào cối cùng với một ít muối vào và giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì đắp hỗn hợp lên và dùng băng gạc cố định đến sáng hôm sau
  • Rửa sạch lại vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý và lau khô

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn hàng ngày giúp tăng độ bền của thành mạch, cải thiện chứng táo bón, giảm sưng viêm, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

5. Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện bệnh lý

Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, các triệu chứng bệnh trĩ còn chịu tác động trực tiếp từ chế độ sinh hoạt. Do đó, để bệnh lý tiến triển tốt hơn, người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh tình trạng nhịn đại tiện trong thời gian dài. Bởi thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón, gây áp lực lên búi trĩ.
Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện bệnh lý
Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh tình trạng nhịn đại tiện trong thời gian dài. Bởi thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón, gây áp lực lên búi trĩ
  • Người bệnh nên xây dựng thói quen đi ngoài vào thời điểm nhất định trong ngày. Điều này sẽ hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, đảm bảo chức năng hoạt động tiêu hóa.
  • Để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh lý lâu dài, người bệnh cần cân chỉnh thời gian làm việc, nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, kiểm soát tâm lý, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, tránh mang vác, vận động mạnh hoặc tập luyện với cường độ cao.
  • Những trường hợp bị thừa cân, béo phì cần chủ động kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn.
  • Kiêng hút thuốc và khói thuốc thụ động, bởi lượng nicotin có trong khói thuốc có thể gây tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ phình giãn trở nên nặng nề hơn.
  • Người bệnh nên lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút tốt, đặc biệt là quần lót. Thói quen này sẽ giúp làm giảm áp lực tại vùng hậu môn – trực tràng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.

6. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Theo các nghiên cứu cho thấy, việc tập luyện thể thao mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ. Cụ thể, những động tác có cường độ phù hợp không chỉ giúp nâng cao thể trạng mà còn giúp tăng tuần hoàn máu, điều hòa nhu động ruột, đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc luyện tập mỗi ngày còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa ứ máu ở các tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn bị phình giãn. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng búi trĩ bị sưng đau, sa búi trĩ, người bệnh cần hạn chế những bộ môn có cường độ cao như đánh bóng, chạy bộ, đạp xe,… Thay vào đó, bạn có thể ưu tiên những bộ môn có cường độ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga.

7. Tận dụng dầu dừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Để cải thiện các biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, khô hậu môn,… do bệnh trĩ gây ra, người bệnh có thể tận dụng dầu dừa cải thiện. Với các khoáng chất dồi dào, acid béo có trong dầu dừa mang lại hiệu quả trong việc làm dịu niêm mạc bị tổn thương, dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng nứt nẻ, giảm đau rát nhanh chóng. Ngoài ra, những hợp chất có trong dầu dừa còn có khả năng chống oxy hóa, chống viêm nhẹ và tiêu trừ gốc tự do.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trước khi thực hiện mẹo chữa, người bệnh cần vệ sinh hậu môn với nước muối sinh lý và dùng khăn bông sạch lau khô
  • Sau đó lấy một lượng dầu dừa thoa trực tiếp với búi trĩ, đợi đến khi khô hoàn toàn thì mặc quần
  • Người bệnh có thể thực hiện trước khi đại tiện nhằm làm giảm tình trạng đau rát, sưng viêm và chảy máu đại tiện.

8. Lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả

Lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả
Lá trầu không được biết đến với công dụng cầm máu, sát trùng, tiêu viêm nên thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ở mức độ nhẹ

Lá trầu không được biết đến với công dụng cầm máu, sát trùng, tiêu viêm nên thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Việc thường xuyên ngâm rửa hậu môn với lá trầu không sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm, ngứa ngáy, đi tiêu ra máu và khó chịu ở vùng hậu môn.

Bên cạnh đó, mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không còn hỗ trợ làm mềm niêm mạc hậu môn và giãn nở không gian bên trong trực tràng. Điều này hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng, không gây chảy máu hoặc đau rát.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên lá
  • Vò xát lá trầu để tận dụng toàn bộ tinh dầu trong lá. Kế đến cho dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước
  • Đến khi sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp và để nguội
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành ngâm rửa
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngoài khoảng 20 phút để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

9. Sử dụng các loại thuốc Tây kiểm soát bệnh lý

Bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ tại nhà, trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây điều trị. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm ngứa và hạn chế tình trạng táo bón.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ:

  • Thuốc có tác dụng nhuận tràng: Thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ do táo bón mãn tính gây ra. Những thành phần có trong thuốc có khả năng tăng nhu động ruột, giảm chứng chướng bụng, ăn uống kém và gặp khó khăn trong việc đi ngoài,…
  • Các loại thuốc bôi tại chỗ: Đa số các loại thuốc bôi dành cho người mắc bệnh trĩ thường có công dụng bôi trơn hậu môn, làm mát, hạn chế hiện tượng chảy máu, đau rát hậu môn khi đại tiện. Bên cạnh đó, các loại thuốc bôi điều trị bệnh trĩ còn chứa những hoạt chất có khả năng chống viêm, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau: Với những trường hợp búi trĩ gây sưng viêm, đau nhức khó chịu. Lúc này, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau hoặc chống viêm không steroid như Acetaminophen, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…
Sử dụng các loại thuốc Tây kiểm soát bệnh lý
Bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ tại nhà, trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây điều trị
  • Những loại thuốc khác: Căn cứ vào mức độ bệnh lý, nguyên nhân khởi phát và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc điều trị như thuốc làm bền mạch máu, thuốc corticoid, thuốc co mạch, thuốc kháng nấm,….

Các loại thuốc Tây thường phát huy tác dụng nhanh, giúp người bệnh kiểm soát tình trạng đau rát, sưng nề, khó chịu ở búi trĩ và vùng hậu môn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến vùng gan, thận, dạ dày, do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

10. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ chống chỉ định sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn những bài thuốc Đông y chữa trị. Các bài thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm, không giảm nhanh triệu chứng lâm sàng nhưng sẽ tác động đến căn nguyên khởi phát, nhờ đó ngăn ngừa cơn đau nhức ở búi trĩ và kiểm soát bệnh lý lâu dài.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ nội:

  • Chuẩn bị các dược liệu: Bạch linh, bạch truật, thương truật, ngải diệp thán, tiêu khương, trần bình, và xuyên quy mỗi loại 12 gam, đỗ trọng (sao xém cháy), sinh địa, sinh hoàng kỳ, địa du mỗi loại 16 gam, đại hoàng (chế) 6 gam, trắc bá diệp (thời sao) 30 gam.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia lượng nước thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ ngoại:

  • Chuẩn bị các dược liệu: Sinh hoàn kỳ, nhân sâm, thăng ma, đương quy, bạch truật, trần bì, gia địa du, thạch xương bồ, ngải diệp thán, kim ngân hoa, sinh địa, đỗ trọng, tiêu khương mỗi loại 12 gam, sài hồ 6 gam, chích cam thảo 4 gam, trắc bá diệp than 20 gam, đại hoàng (chế) 6 gam.
  • Thực hiện: Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ. Chia lượng nước thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Bài viết trên đây đã tổng hợp 10 cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa búi trĩ tăng kích thước. Tuy nhiên, với những trường hợp búi trĩ phát triển kích thước lớn, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị đúng cách. Tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (5 bình chọn)

Cùng chuyên mục

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Xông hơi chữa bệnh trĩ từ các thảo dược tự nhiên là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý có độ an toàn...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn