8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ theo Đông y và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?

“Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?” là câu hỏi được hầu hết người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống hàng ngày khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng mà còn góp phần cải thiện, phòng ngừa chứng táo bón, làm dịu búi trĩ sưng viêm, điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện bệnh lý hiệu quả.

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?
“Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?” là câu hỏi được hầu hết người bệnh quan tâm

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị bệnh trĩ

Việc ăn uống hàng ngày không chỉ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến vùng trực tràng – hậu môn. Chính vì vậy, người mắc bệnh trĩ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp làm giảm áp lực lên búi trĩ, giảm đau nhức, chảy máu đại tiện, khó chịu. Đồng thời góp phần ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề.

Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp nâng cao thể trạng và phòng ngừa những tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống hàng ngày còn đóng vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh lý tiến triển cũng như kiểm soát cơ chế khởi phát. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp biện pháp y tế với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học lành mạnh giúp làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát vùng hậu môn, hạn chế hiện tượng chảy máu khi đi tiêu cũng như ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Ngược lại, với những trường hợp có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên dung nạp những nhóm thực phẩm giàu đạm, cay nóng ảnh hưởng đến tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón. Từ đó kích thích triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề và gây khó khăn trong việc điều trị.

Dưới đây là một vài nguyên tắc trong việc xây dựng chế độ ăn uống cho người mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại được chuyên gia khuyến cáo:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao: Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa nói chung và người mắc bệnh trĩ nói riêng. Việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dồi dào chất xơ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình là táo bón.
  • Tránh tiêu thụ những thực phẩm khó tiêu, có kết cấu cứng vì thói quen này có thể làm tăng áp lên đường ruột. Từ đó gây ra chứng táo bón, ma sát ở búi trĩ khi đại tiện. Bên cạnh đó, các loại thức uống, thực phẩm này còn tạo điều kiện phát sinh những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, đau thượng vị,…
  • Chú ý thói quen ăn uống: Những thói quen xấu như thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, ăn quá mức,… có thể gây rối loạn đường ruột, gây ra tiêu chảy – táo bón. Điều này khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng khem quá mức sẽ gây thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, gây suy nhược, mệt mỏi. Do đó, bạn cần đa dạng các món ăn trong thực đơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần duy trì 3 bữa ăn chính/ ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như duy trì thể trạng khỏe mạnh.

Người bị bệnh trĩ nên ăn gì để nhanh khỏi?

Ngoài khả năng cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cùng nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động hàng ngày. Một số thực phẩm còn có khả năng làm tăng độ bền của các thành mạch, chống oxy hóa và điều hòa nhu động ruột. Việc tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

1. Các loại rau xanh

Các loại rau xanh
Đây được xem là một trong những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng

Đây được xem là một trong những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Cùng với lượng chất xơ dồi dào có trong các loại rau xanh có tác dụng cải thiện, ngăn ngừa chứng táo bón, từ đó làm giảm áp lực, ma sát lên búi trĩ khi đại tiện và điều hòa nhu động ruột.

Hơn nữa, các thành phần dưỡng chất có trong các loại rau xanh còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, trung hòa lượng dịch vị ở dạ dày và làm sạch ống tiêu hóa. Do đó, người bệnh có thể bổ sung một số loại rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày như rau diếp cá, cải thìa, rau má, rau dền, rau mồng tơi, rau lang,… Những loại rau này còn mang lại hiệu quả trong việc tăng khả năng phục hồi những mô niêm mạc hậu môn bị tổn thương, làm bền mạch máu.

2. Các loại củ tốt cho người mắc bệnh trĩ

Các loại củ như khoai lang, cà rốt, khoai tây, củ dền, củ cải trắng,… không chỉ có tác dụng tăng hoạt động tiêu hóa mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người bị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào, những loại củ còn bổ sung lượng tinh bột thiết yếu cho cơ thể, từ đó làm giảm áp lực lên hậu môn khi đại tiện.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa lượng magie dồi dào, giúp nhu đường ruột, làm giảm chứng táo bón và chảy máu khi đi tiêu. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong các loại củ như selen, polyphenol, flavonoid, beta-carotene, vulgaxanthin, betanin,…Thường có khả năng chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện thị lực cũng như độ bền của thành mạch.

Trong một số nghiên cứu khoa học đã ghi nhận, các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật còn giúp duy trì chỉ số cân nặng ổn định, điều hòa huyết áp, đường huyết và ngăn ngừa mỡ tích tụ ở gan.

3. Bị bệnh trĩ nên ăn gì để nhanh khỏi? Các loại trái cây

Giống với các loại rau xanh, trái cây là một trong những nhóm thực phẩm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng cho những trường hợp bị bệnh trĩ. Hơn nữa, các loại trái cây còn cung cấp cho cơ thể lượng khoáng chất, acid amin và vitamin cần thiết, nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và làm giảm mệt mỏi.

Một số nghiên cứu hiện địa cũng nhận thấy, những hợp chất chống oxy hóa có trong những loại trái cây như beta-caroten, proanthocyanidin, vitamin C, anthocyanin, flavonoid,… có khả năng ngăn ngừa viêm mũi, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Người bệnh bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, làm giảm những triệu chứng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại khó chịu do bệnh lý gây ra. Đồng thời mang lại hiệu quả trong việc củng cố thành mạch và dự phòng các biến chứng nguy hiểm như trĩ huyết khối, vỡ búi trĩ,…

4. Các thực phẩm giàu acid béo lành mạnh

Các acid béo lành mạnh như Omega 6, vitamin E, Omega 3,… không chỉ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm dịu các triệu chứng bệnh trĩ cũng như một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Thành phần hoạt chất này sẽ giúp làm mềm phần, hỗ trợ bôi trơn ống tiêu hóa, từ đó khiến hoạt động đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.

Các thực phẩm giàu acid béo lành mạnh
Theo đó, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo lành mạnh như cá hồi, quả bơ, hạt hướng dương, dầu ô liu,… Nhằm cải thiện một số biểu hiện bệnh lý

Theo đó, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo lành mạnh như cá hồi, quả bơ, hạt hướng dương, dầu ô liu,… Nhằm cải thiện một số biểu hiện ngứa ngáy, đau rát, chảy máu khi đi tiêu do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc duy trì chức năng của tim mạch, chống viêm, làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tăng cường hoạt động của não bộ, làm bền thành mạch. Ngoài hỗ trợ làm dịu những biểu hiện của bệnh lý, những thực phẩm chứa hàm lượng acid béo lành mạnh còn giúp ngăn ngừa những bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa khớp,…

5. Nhóm thực phẩm chứa chất sắt dồi dào

Bệnh trĩ đặc trưng bởi tình trạng chảy máu khi đại tiện. Triệu chứng này kéo dài lâu dần có thể gây ra tình trạng sưng viêm, đau rát vùng hậu môn và thiếu máu mãn tính. Mặc dù không nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng hiện tượng thiếu máu có thể khiến người bệnh suy giảm đề kháng, suy nhược, mệt mỏi, sụt cân mất kiểm soát,..

Do đó, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp kích thích sản sinh hồng cầu, làm giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu và ngăn ngừa cơ thể suy nhược. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa lượng chất sắt cao như hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, cá ngừ, gan, củ dền, hạt điều, hạt hạnh nhân, nấm mèo, mè đen,…

6. Các loại gia vị giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người bệnh hạn chế sử dụng các loại gia vị vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, gây táo bón. Tuy nhiên, một số loại gia vị như gừng, nghệ, tỏi,… đều được đánh giá cao trong việc làm dịu những triệu chứng bệnh trĩ nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn.

  • Nghệ: Nhờ vào lượng hoạt chất curcumin dồi dào có trong nghệ có khả năng làm giảm sưng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi những niêm mạc bị tổn thương nên được tận dụng cải thiện bệnh trĩ. Việc bổ sung gia vị này vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp làm giảm chứng đau nhức, sưng viêm ở vùng hậu môn và làm co búi trĩ.
  • Bạc hà: Lượng tinh dầu được tìm thấy trong lá bạc hà không chỉ có công dụng làm giảm buồn nôn, căng thẳng thần kinh mà còn điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Người mắc bệnh trĩ có thể ăn bạc hà để ngăn ngừa chứng tiêu chảy – táo bón, từ đó làm giảm áp lực tại vùng trực tràng – hậu môn.
  • Gừng tươi: Bổ sung gừng tươi vào các món ăn không chỉ tăng thêm hương vị, kích thích vị giác mà còn thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra, một số thành phần hoạt chất có trong loại gia vị này còn giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, chống viêm hiệu quả.
  • Tỏi: Hàm lượng allicin dồi dào trong tỏi có khả năng chống oxy hóa mạnh, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, một số hoạt chất có trong tỏi còn mang lại hiệu quả trong việc tăng tuần hoàn máu, cân bằng cholesterol trong máu và giảm phù nề ở búi trĩ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung lượng tỏi vừa đủ vào chế độ ăn hàng ngày. Việc sử dụng quá mức có thể gây nóng rát dạ dày, khó chịu và dẫn đến táo bón.
Các loại gia vị giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý
Một số loại gia vị như gừng, nghệ, tỏi,… đều được đánh giá cao trong việc làm dịu những triệu chứng bệnh trĩ nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn

Ngoài những gia vị trên, người bệnh cũng có thể bổ sung một số loại gia vị khác có tác dụng cải thiện những triệu chứng của bệnh trĩ vào chế độ ăn như hoa hồi, bạch đậu khấu, xô thơm, ngò rí, hương nhu tía, lá hương thảo, kinh giới,…

7. Bổ sung nhiều nước

Cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể là một trong những cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài. Ngoài tác dụng thanh lọc cơ thể, điều hòa thân nhiệt, cân bằng điện giải thì nước lọc còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân, trung hòa dịch vị.

Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung những loại nước ép rau củ, trái cây giúp cung cấp những thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ nhuận tràng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống một số loại trà thảo mộc, không chứa cafein như trà hoa cúc, trà atiso, trà bạc hà nhằm hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, tăng chức năng gan và phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Bị bệnh trĩ kiêng gì để nhanh khỏi?

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn nếu người bệnh dung nạp những thực phẩm, thức uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, thói quen này còn được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tiêu hóa, tăng ma sát gây áp lực tại vùng hậu môn khi đại tiện, từ đó làm tăng kích thước búi trĩ.

Bên cạnh bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ thì người bệnh cần lưu ý kiêng các nhóm thực phẩm, thức uống sau giúp ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề.

1. Kiêng thức ăn có tiền sử dị ứng

Việc dung nạp những thực phẩm có nguy cơ dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng có thể gây chảy nước mũi, nổi mề đay, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,… Đặc biệt, tình trạng tiêu chảy trong trường hợp dị ứng thức ăn có thể kéo dài đến vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần kèm theo những biểu hiện như chảy máu khi đi tiêu, đau rát hậu môn và làm tăng kích thước búi trĩ.

Ngoài ra, khi bị dị ứng thực phẩm, cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng các histamin dưới da vào niêm mạc, bao gồm vùng hậu môn. Điều này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và viêm nhiễm. Do đó, người bệnh tránh ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng, có tiền sử dụng ứng như hải sản, đậu phộng, mè đen,…

Kiêng thức ăn có tiền sử dị ứng
Việc dung nạp những thực phẩm có nguy cơ dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng có thể gây chảy nước mũi, nổi mề đay, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,…

2. Các loại gia vị cay nóng, muối, đường

Thói quen sử dụng muối, đường hay gia vị cay nóng vào các bữa ăn hàng ngày có thể gây ra chứng táo bón, khó chịu, nóng rát ở hậu môn khi đi tiêu. Bên cạnh đó, những loại gia vị này còn kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, tăng nguy cơ bị đau vùng thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Bên cạnh đó, với trường hợp sử dụng lượng muối quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh trĩ cũng như các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại gia vị như ớt, tiêu, mù tạt, đường, muối,…

3. Các loại bia rượu, thức uống có gas

Việc lạm dụng bia rượu, thường xuyên dùng cà phê và các thức uống có gas có thể khiến cơ thể bị mất nước, tăng nguy cơ mắc chứng táo bón, đau rát và khó chịu khi đại tiện. Ngoài ra, các loại thức uống này còn giúp tăng tiết dịch vị và gây trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn nhu động ruột,…

Bên cạnh đó, những loại thức uống có gas còn làm tăng nguy cơ chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi và làm tăng áp lực ở khung ruột, từ đó khiến các triệu chứng bệnh trĩ chuyển biến nặng nề hơn.

4. Thực phẩm dễ gây táo bón

Tình trạng táo bón được xem là một trong những nguyên nhân gây khởi phát bệnh trĩ và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây khó tiêu, kết cấu cứng và làm tăng nguy cơ mắc táo bón như thực phẩm giàu đạm, chất béo no, thức ăn đóng hộp, bánh kẹo, socola,…

Theo đó, các loại thực phẩm này không chỉ kích thích gia tăng áp lực lên ống hậu môn mà còn dẫn đến ma sát các búi trĩ khi đại tiện. Từ đó kích thích các phản ứng viêm ở vùng niêm mạc hậu môn.

5. Những loại rau cần kiêng dành cho người bệnh trĩ

Rau xanh vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm lành mạnh, bổ sung lượng chất xơ, khoáng chất và những vitamin cần thiết khác cho cơ thể. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, một số loại rau xanh có thể tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý và hạn chế tiêu thụ những loại rau sau:

  • Măng tây: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng tây có chứa lượng độc tố glucozit ở mức cao, có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, táo bón sau khi sử dụng. Do đó, trong thời gian điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần kiêng loại thực phẩm này.
  • Rau muống: Trong rau muống có chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất và các vitamin dồi dào. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt chất madecassol trong loại rau này có thể khởi phát biểu hiện ngứa ngáy hậu môn và khiến mức độ sa búi trĩ nặng nề hơn. Ngoài ra, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành vết sẹo lồi ở vùng hậu môn.
Những loại rau cần kiêng dành cho người bệnh trĩ
Dưa cải muối, dưa leo muối hay kim chi đều không được khuyến khích cho người mắc bệnh trĩ
  • Các loại dưa muối: Dưa cải muối, dưa leo muối hay kim chi đều không được khuyến khích cho người mắc bệnh trĩ. Bởi nhóm thực phẩm này thường gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng áp lực tại ống hậu môn khi đại tiện.

Những lưu ý trong điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến trực tràng – hậu môn. Bệnh lý mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng có tính chất mãn tính và có thể tái phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp kiểm soát và phòng ngừa tái phát trong thời gian dài.

  • Tuân thủ các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo chuyên khoa. Bởi điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn trong việc điều trị.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời thay đổi các thói quen xấu nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.
  • Người mắc bệnh trĩ nên xây dựng thói quen ăn chín, uống chín, tránh sử dụng những thực phẩm chứa hàm lượng độc tố như măng, cóc, cá nóc,… và thực phẩm nhiễm bẩn, không rõ nguồn gốc.
  • Cần loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến bệnh trĩ như nhịn đi vệ sinh, rặn khi đi tiêu, thức khuya, căng thẳng thần kinh, ngồi xổm, lao động nặng, tập luyện cường độ cao,…
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả, từ đó tác động tích cực đến quá trình chữa trị. Ưu tiên các bộ môn vận động có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ,…
  • Trong quá trình điều trị bệnh lý, người bệnh tránh thực hiện quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?”. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xây dựng thực đơn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón trong thời gian dài khiến các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng - hậu...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn