8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ theo Đông y và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 50% bà bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, đại tiện ra máu,… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do áp lực của thai nhi tác động các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn. Các triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai thường có xu hướng bùng phát 3 tháng cuối thai, khi bà bầu chuyển dạ hoặc sau sinh.

Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn
Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 50% bà bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, đại tiện ra máu,…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát khi các đám rối tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn bị phình giãn trong thời gian dài, ứ máu và hình thành các kết cấu dạng búi trĩ. Theo các chuyên gia đầu ngành, hầu hết các trường hợp mắc bệnh trĩ là do tình trạng tiêu chảy, táo bón mãn tính, rặn khi đại tiện, thói quen nhịn đi vệ sinh, uống ít nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, thừa cân – béo phì,…

Tuy nhiên, với những trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Áp lực tử cung: Theo đó, tử cung của mẹ bầu thường nở rộng nhằm đáp ứng đủ không gian để thai nhi được phát triển. Tuy nhiên, việc tử cung giãn nở và cân nặng của thai nhi có thể tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, từ đó khởi phát các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Tăng tuần hoàn máu: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của mẹ bầu thường có xu hướng tăng tuần hoàn máu, đặc biệt là ở vùng bụng dưới nhằm cung cấp các dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Tuy nhiên, khi lượng máu tăng lên đột ngột có thể làm tăng nguy cơ phình giãn tĩnh mạch, ứ máu và hình thành các búi trĩ.
  • Ảnh hưởng bởi Hormone progesterone: Khi loại hormone này có nhiệm vụ giữ bào thai trong tử cung, đồng thời làm giãn mau mạch máu và chậm nhu động ruột, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Trên thực tế, đa số chị em khi mang thai đều cố gắng bổ sung nhiều nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dồi dào để giúp thai nhi khỏe mạnh cũng như phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng quá độ có thể tác động tiêu cực đến hiệu tiêu hóa, giảm hoạt động nhu động ruột, dẫn đến chứng táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài: Ở giai đoạn mang thai, nhất là những người mang thai lần đầu thường lo lắng, căng thẳng về vấn đề sinh nở, cách chăm sóc trẻ,… Tâm lý căng thẳng có thể làm giảm nhu động ruột, hoạt động tiêu hóa trì trệ, gây táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Những nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh trĩ khi mang thai còn có thể khởi phát bởi chứng rối loạn tiêu hóa mãn tính, thói quen rặn khi đi tiêu, nhịn đại tiện, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ,…

Các biểu hiện nhận biết bệnh trĩ khi mang thai

Theo số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn so với bệnh trĩ nội. Các triệu chứng bệnh lý thường có những biểu hiện nhận biết đặc trưng, do đó người bệnh có thể chủ động trong việc thăm khám cũng như áp dụng các biện pháp khắc phục sớm.

Dưới đây là các triệu chứng bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ khi mang thai:

  • Đi ngoài ra máu (máu có màu đỏ tươi, lẫn vào phân hoặc chảy thành từng tia, có thể nhỏ giọt ở cuối bãi phân)
  • Với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, các búi trĩ thường xuyên chảy máu, nhất là khi ma sát hoặc gắng sức
Các biểu hiện nhận biết bệnh trĩ khi mang thai
Với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, các búi trĩ thường xuyên chảy máu, nhất là khi ma sát hoặc gắng sức
  • Hiện tượng chảy máu thường kéo dài làm tăng nguy cơ thiếu máu mãn tính (theo ghi nhận cho thấy có khoảng 34.5% người bệnh bị thiếu máu và các trường hợp bị chảy máu hậu môn chiếm 96.9%)
  • Vùng hậu môn thường bị đau rát, khó chịu, nhất là sau khi đi ngoài
  • Lâu dần, búi trĩ có xu hướng phát triển kích thước và sa ra ngoài khi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm.
  • Trong giai đoạn đầu, các búi trĩ có thể thụt lại, co vào bên trong ống hậu môn. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng thường sa ra ngoài và chỉ thụt vào khi dùng tay hoặc thậm chí không có khả năng co lại.

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý thường ảnh hưởng đến sinh hoạt, đại tiện, hiệu suất làm việc cũng như tâm sinh lý. Đặc biệt ở những mẹ bầu, việc không chủ động thăm khám và điều trị bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nặng nề sau:

  • Tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi: Với những trường hợp mẹ bầu mắc bệnh trĩ do táo bón mãn tính, lượng phân sẽ không được đào thải ra bên ngoài, lâu dần những độc tố này sẽ tích tụ bên trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ, cơ thể người mẹ thường giữ lượng nước cao, tình trạng này có thể khiến các cơ quan bị nhão và dẫn đến chứng sinh khó.
  • Thiếu máu mãn tính: Hiện tượng chảy máu khi đại tiện trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Tình trạng này nếu không được kiểm soát nhanh chóng và xử lý đúng cách có dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, xanh xao.
  • Vỡ búi trĩ: Các triệu chứng bệnh trĩ tiến triển trong thời gian dài có thể dẫn đến lượng máu tồn đọng trong tĩnh mạch tăng lên đáng kể. Khi đến mức độ nhất định, các búi trĩ có thể bị vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu cấp tính, đau đớn dữ dội.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Tình trạng chảy máu búi trĩ trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch trĩ, ứ đọng máu. Biến chứng có thể làm giảm tuần hoàn máu ở các búi trĩ gây đau nhức, khó chịu trong vài ngày.
  • Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn: Đây là cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động đại tiện. Tuy nhiên, tình trạng sa búi trĩ trong thời gian dài có thể khiến chức năng cơ thắt hậu môn bị rối loạn, suy yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng mất tự chủ đại tiện, xì hơi.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ở vùng trực tràng – hậu môn: Các triệu chứng bệnh trĩ mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan như áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm hậu môn – trực tràng ở những hốc tuyến, nứt hậu môn.

Các cách chữa trị bệnh trĩ cho mẹ bầu an toàn

Bệnh trĩ ở mẹ bầu được xem là một căn bệnh lành tính, không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, đau rát, đại tiện ra máu, khó chịu vùng hậu môn tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Để cải thiện bệnh lý ở giai đoạn mới khởi, các mẹ bầu có thể thực hiện một số cách chữa an toàn sau:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
Cân chỉnh nhóm thực phẩm giàu đạm và nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, tinh bột, chất xơ và vitamin

Thói quen dung nạp lượng đạm cao, ít chất xơ được xem là nguyên nhân chính làm chậm nhu động ruột, dẫn đến táo bón và mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu. Do đó, trong giai đoạn mang thai, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn cũng như ngăn ngừa tăng kích thước búi trĩ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh còn hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng, giảm chảy máu khi đi ngoài cũng như các biểu hiện đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra..

Chế độ ăn uống phù hợp dành cho mẹ bầu mắc bệnh trĩ:

  • Tránh dung nạp lượng thức ăn lớn cùng lúc. Thay vào đó, mẹ bầu cần chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày và tăng dần lượng thức ăn giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thích nghi, đồng thời tránh tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn.
  • Cân chỉnh nhóm thực phẩm giàu đạm và nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, tinh bột, chất xơ và vitamin. Tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm gây tăng cân nhanh, áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng và khiến kích thước búi trĩ tăng nhanh.
  • Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung từ 2.5 – 3 lít nước nhằm duy trì lượng nước ối của bào thai, làm mềm phân và hỗ trợ cân bằng điện giải.
  • Nên bổ sung những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như hạnh nhân, dầu ô liu, dầu đậu nành, quả bơ, cá thu,… giúp tăng cường sự phát triển não bộ của thai nhi. Bên cạnh đó, chất béo lành mạnh này còn mang lại hiệu quả trong việc làm trơn ống hậu môn, giảm áp lực khi đi ngoài.
  • Người bệnh nên hạn chế dùng những món ăn làm tăng nguy cơ táo bón như xào, chiên, nướng, sấy,… Thay vào đó, nên ưu tiên các món ăn ở dạng canh, hấp, hầm, luộc hoặc cháo hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, đồng thời tránh hiện tượng mất vi chất dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chủ động trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những nhóm thực phẩm cần bổ sung theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Việc bổ sung những thực phẩm một cách chọn lọc sẽ làm giảm nguy cơ tăng cân quá mức, tăng kích thước búi trĩ cũng như táo bón kéo dài.

2. Thay đổi những thói quen xấu

Việc duy trì những thói quen xấu sẽ khiến bệnh trĩ tiến triển theo hướng tiêu cực, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, cũng như kiểm soát tiến triển, người bệnh cần chủ động thay đổi những thói quen xấu như sau:

  • Tránh tình trạng ngồi hoặc nằm quá lâu. Bởi thói quen này có thể dẫn đến tăng áp lực tại vùng hậu môn – trực tràng, làm chậm hoạt động tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ dưỡng chất bên trong đường ruột. Thay vào đó, các mẹ bầu dành khoảng 20 phút để thực hiện một số bài tập đơn giản giúp tăng nhu động ruột, thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Không ngồi quá lâu khi đại tiện, tránh mót rặn.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Thói quen nhịn đại tiện trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực tại các tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn, từ đó làm tăng kích thước của búi trĩ.
  • Trường hợp gặp khó khăn khi đại tiện, các mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp ngâm hậu môn với nước ấm giúp làm giãn nở không gian bên trong ống hậu môn, hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn.
  • Người bệnh tránh tình trạng thức khuya, không ngủ đủ giấc và căng thẳng, lo lắng quá mức. Những thói quen này có thể làm giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón và khiến các triệu chứng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại nặng nề hơn.
  • Phụ nữ mang thai cần tránh mang vác, khiêng những vật nặng. Bởi thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh lý mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà cải thiện bệnh trĩ khi mang thai

Áp dụng các mẹo chữa tại nhà cải thiện bệnh trĩ khi mang thai
Dầu dừa được biết đến là một trong những loại tinh dầu tự nhiên, lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế gây kích ứng, phù hợp với phụ nữ mang thai

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh có thể làm giảm những biểu hiện khó chịu do bệnh lý gây ra cũng như tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, những biện pháp này thường không mang lại hiệu quả nhanh chóng, người bệnh cần phải kiêng trì thực hiện trong thời gian dài.

Do đó, các mẹ bầu có thể áp dụng song song với những mẹo chữa tại nhà nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt hơn.

Tận dụng dầu dừa chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu

Dầu dừa được biết đến là một trong những loại tinh dầu tự nhiên, lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế gây kích ứng, phù hợp với phụ nữ mang thai. Những acid béo mang lại tác dụng giảm ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm và làm dịu niêm mạc vùng hậu môn nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc áp dụng cách chữa này còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh vùng hậu môn nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn bông sạch lau khô
  • Dùng một lượng dầu dừa thoa đều vào vùng hậu môn
  • Để yên khoảng 15 phút rồi lấy khăn giấy thấm bớt lượng dầu
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần giúp làm dịu vùng hậu môn, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dầu dừa trước khi đi ngoài. Cách này sẽ hỗ trợ bôi trơn vùng hậu môn, làm giảm áp lực lên búi trĩ, hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra tốt hơn.

Vừng đen chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu an toàn

Theo ghi chép Y học cổ truyền, vùng đen có công dụng nhuận tràng, bổ can thận, bồi bổ sức khỏe và lưu thông khí huyết. Từ lâu, nhân dân thường dùng vừng đen để chữa bệnh trĩ, chứng táo bón và những bệnh lý liên quan vùng trực tràng, hậu môn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…

Bên cạnh đó, một số phân tích Y học hiện đại cũng nhận thấy, chất chống oxy hóa, acid béo trong vừng còn trị táo bón, kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng khi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng dầu vừng bôi lên vùng hậu môn thực hiện tương tự như dầu dừa
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn cháo vùng 2 lần mỗi ngày. Áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng để cảm nhận cải thiện chứng táo bón, đồng thời ngăn ngừa tăng kích thước của búi trĩ.

Rau diếp cá hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở mẹ bầu

Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, thanh nhiệt nên thường được tận dụng để hạ sốt, cải thiện những vấn đề ngoài da do nhiệt độc. Bên cạnh đó, trong loại rau này còn chứa hàm lượng lớn isoquercetin và quercetin có công dụng ngăn ngừa tình trạng ứ máu ở những tĩnh mạch phình giãn, làm bên mao mạch. Bên cạnh đó, hoạt chất acetaldehyde có trong rau diếp cá còn có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn mạnh.

Diếp cá là một trong những thảo dược tự nhiên lành tính, có độ an toàn cao. Do đó, mẹ bầu có thể tận dụng nhằm làm giảm tình trạng nóng rát, chảy máu đại tiện, ngứa ngáy, khó chịu do bệnh lý gây ra.

Rau diếp cá hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở mẹ bầu
Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, thanh nhiệt nên thường được tận dụng để hạ sốt, cải thiện những vấn đề ngoài da do nhiệt độc

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200 gam lá diếp cá tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối khoảng 15 phút và vớt ra để ráo
  • Cho dược liệu vào cối giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì dùng bã đắp trực tiếp lên và giữ trong 15 phút
  • Cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm
  • Mỗi ngày áp dụng thực hiện từ 1 – 2 lần để cải thiện bệnh lý hiệu quả

Những lưu ý trong quá trình chữa bệnh trĩ khi mang thai

Phụ nữ mang thai được xem là đối tượng đặc biệt. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

  • Không sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Những mẹo chữa bệnh trĩ từ các thảo dược tự nhiên mặc dù có độ an toàn nhưng không mang lại tác dụng nhanh chóng so với thuốc Tây. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Trong thời gian áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà như nổi mề đay, phát ban, xuất hiện mẩn đỏ vùng hậu môn. Người bệnh cần ngưng áp dụng ngay, trường hợp cần thiết hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử lý đúng cách.
  • Một thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc sinh nở, giảm nguy cơ bệnh tật. Chính vì vậy, bạn nên ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý và tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bệnh trĩ khi mang thai – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh trĩ thường không đe dọa sức khỏe tổng thể của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng búi trĩ, tắc mạch, hoại tử, vỡ,…

Do đó, mẹ bầu cần chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Các triệu chứng bệnh lý không thuyên giảm khi áp dụng những biện pháp chữa trị tại nhà hoặc tiến triển nặng nề hơn.
  • Sau khi đại tiện, máu chảy thành tia và mất rất nhiều thời gian để cầm máu
  • Các búi trĩ lòi ra ngoài toàn bộ, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
  • Cơn đau do bệnh lý gây ra kéo dài cả ngày và đêm, gây mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược cơ thể.

Bệnh trĩ khi mang thai hầu hết không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề, bắt buộc can thiệp những biện pháp y tế.

5/5 - (6 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến trực tràng - hậu môn. Các biểu hiện bệnh lý thường xuất hiện chủ yếu ở...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn