Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ theo Đông y và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đúng cách

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Các cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền trong dân gian được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn nhẹ hiệu quả. Ưu điểm của cách chữa này là lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và dễ thực hiện. Tuy nhiên, những mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam chỉ mang lại hiệu quả khi áp dụng đúng cách và đúng liều lượng.

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian
Các cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền trong dân gian được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn nhẹ hiệu quả

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Bệnh trĩ đặc trưng bởi tình trạng đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, đặc biệt là đại tiện ra máu. Nguyên nhân khởi phát bệnh lý chủ yếu là do táo bón, tiêu chảy mãn tính, chế độ ăn uống không khoa học, thừa cân – béo phì, thói quen nhịn đại tiện, lười vận động,…

Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng các triệu chứng bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất học tập – làm việc cũng như tâm lý. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ không thể tự khỏi mà cần phải tiến hành điều trị. Bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ, nhiều người bệnh còn tìm đến những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian.

Ưu điểm của những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ là lành tính, an toàn, dễ thực hiện và hạn chế phát sinh tác dụng phụ khi áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, những cây thuốc Nam thường có dược tính thấp nên phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiêng trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, những bài thuốc dân gian thường phù hợp với những trường hợp bệnh lý mới khởi phát ở giai đoạn 1 và 2 và không thể thay thế biện pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, người bệnh tránh tình trạng phụ thuộc vào mẹo chữa.

Dưới đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực:

1. Cây lược vàng chữa bệnh trĩ hiệu quả

Cây lược vàng được biết đến là một trong những vị thuốc nam hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp. Theo Y học cổ truyền, thảo dược này có tính mát, vị hơi chua, mang lại tác dụng trong việc cải thiện tình trạng sưng viêm, giải độc, kháng khuẩn nên được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ.

Trong khi đó, các nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, dược liệu này chứa lượng lớn vitamin PP,  B2, Liquid, nhóm acid béo có khả năng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm búi trĩ, giảm phù nề, ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, thành phần Kaempferol còn mang lại hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động tiêu hóa,  Flavonoid, Steroid hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, kháng khuẩn, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Cách 1: Bài thuốc đắp từ cây lược vàng cải thiện bệnh lý

  • Chuẩn bị vài lá lược vàng tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất gây hại
  • Cho dược liệu vào cối và giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì đắp hỗn hợp lên và dùng băng gạc cố định
  • Đến sáng hôm sau thì vệ sinh sạch lại với nước
  • Thực hiện đều đặn sau 3 – 5 ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm

Cách 2: Ngâm rửa với nước sắc lá lược vàng

Cây lược vàng chữa bệnh trĩ hiệu quả
Cây lược vàng được biết đến là một trong những vị thuốc nam hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp
  • Chuẩn bị lượng dược liệu vừa đủ, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì vớt ra để ráo
  • Vò nát lá lược vàng và cho vào nồi đun sôi với 2 lít, thêm một ít muối hạt
  • Đun đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp và chờ nước nguội
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành ngâm rửa
  • Áp dụng đều đặn để đạt kết quả cải thiện tốt nhất

Cách 3: Nước ép lá lược vàng chữa bệnh trĩ hiệu quả

  • Chuẩn bị 2 lá lược vàng mang đi ngâm rửa sạch với nước muối
  • Cho vào máy ép lấy nước hoặc giã nát rồi lọc lấy phần nước
  • Pha với một ít nước ấm và muối rồi uống trực tiếp
  • Áp dụng đều đặn mỗi tuần từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với cách 1 hoặc 2 nhằm tăng cường tác dụng chữa trị toàn diện.

2. Rau diếp cá hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, vị hơi chua mang lại tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu nên thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ. Nhờ vào các dược tính này, vị thuốc nam này còn có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng hậu môn và búi trĩ, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu.

Trong các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy trong rau diếp cá có chứa Decanonyl acetaldehyde (chiếm 21%) có tác dụng ức chế quá trình phát triển của tụ cầu vàng, cầm máu, chống viêm tại vùng hậu môn. Chất Isoquercetin và Quercetin còn giúp tăng cường độ bền của thành mạch, phòng ngừa tình trạng nứt vỡ khi đại tiện.

Cách 1: Sử dụng nước ép rau diếp cá

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo
  • Cho dược liệu vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát với một ít nước lọc và lọc lấy nước cốt
  • Mỗi ngày uống từ 1 – 2 ly nước ép rau diếp cá đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.

Cách 2: Bài thuốc xông hơi từ rau diếp cá

  • Chuẩn bị 1 bó rau diếp cá tươi, 1 củ nghệ tươi, 5 quả sung và một ít muối hạt
  • Các dược liệu sau khi ngâm rửa sạch với nước muối và để ráo
  • Quả sung bổ làm đôi, nghệ cạo sạch vỏ rồi giã nát
  • Sau đó cho tất cả dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước và cho thêm một ít muối hạt vào
  • Đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành xông hơi. Bạn có thể tận dụng phần nước để rửa hậu môn
Rau diếp cá hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, vị hơi chua mang lại tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu nên thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ

Cách 3: Đắp rau diếp cá chữa bệnh lý

  • Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn
  • Cho dược liệu vào cối giã nát
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì đắp hỗn trợ lên, giữ khoảng 15 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào niêm mạc và phát huy tác dụng
  • Cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm lần nữa và lau khô bằng khăn bông sạch

Bên cạnh các mẹo chữa trên, người bệnh cũng có thể bổ sung rau diếp cá vào thực đơn ăn hàng ngày hoặc dùng dược liệu dưới dạng bột để tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

3. Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Lá trầu không

Lá trầu không là một trong những vị thuốc nam thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Nhờ vào khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức nên dược liệu này sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu tại vùng hậu môn do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy trong lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu betel phenol có tác dụng cầm máu và hỗ trợ làm co búi trĩ ở giai đoạn mới khởi phát. Ngoài ra, một số thành phần hoạt chất khác được tìm thấy trong dược liệu còn mang lại hiệu quả trong việc kích thích tiêu hóa, hạn chế áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng, ngăn ngừa tăng kích thước ở búi trĩ.

Cách 1: Bài thuốc xông hơi từ lá trầu không chữa bệnh lý

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì vớt ra để ráo
  • Vò nát dược liệu và cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong vòng 10 phút thì tắt bếp
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành xông hơi. Bạn có thể tận dụng phần nước đã nguội vệ sinh hậu môn lần nữa

Cách 2: Chữa bệnh trĩ bằng mẹo đắp lá trầu không

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, sau khi ngâm rửa sạch thì mang đi giã nát với một ít muối hạt
  • Vệ sinh vùng hậu môn với nước muối sinh lý rồi đắp hỗn trợ trực tiếp lên
  • Để yên khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm
Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những vị thuốc nam thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Cách 3: Kết hợp lá trầu không với những dược liệu khác

  • Chuẩn bị các dược liệu: Lá trầu không, quả bồ kết, hạt gấc mỗi loại 10 gam, 1 quả cau
  • Các nguyên liệu mang đi rửa sạch, quả cau bổ thành các múi nhỏ
  • Cho toàn bộ vào nồi đun sôi với 3 lít nước đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành xông hơi. Người bệnh có thể tận dụng nước để vệ sinh tại chỗ

4. Tỏi – Vị thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Tỏi không chỉ được biết đến là loại gia vị mà còn là dược liệu hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Theo một số nghiên cứu hiện đại nhận thấy, trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn hỗ trợ phục hồi, tái tạo các vùng niêm mạc hậu môn bị tổn thương do bệnh lý gây ra, giúp co búi trĩ.

Theo ghi nhận Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, nồng có khả năng tiêu viêm, khử hàn, kích thích tuần hoàn máu hiệu quả. Do đó, nhân dân thường tận dụng vị thuốc này vào chữa trị bệnh trĩ.

Cách 1: Uống nước ép tỏi

  • Chuẩn bị 5 tép tỏi, bóc vỏ, rửa sạch và để ráo nước
  • Cho dược liệu vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc thấy phần nước cốt
  • Pha với một ít nước ấm và uống trực tiếp
  • Mỗi ngày uống từ 1 – 2 ly nước ép tỏi giúp cải thiện bệnh lý rõ rệt

Cách 2: Nước cốt tỏi giúp sát khuẩn

  • Người bệnh cần chuẩn bị 1 tép tỏi đã được bóc vỏ rửa sạch rồi mang đi giã nát
  • Cho tỏi đã được giã đun sôi với một ít nước trong 10 phút
  • Sau khi vệ sinh vùng hậu môn với nước muối sinh lý thì dùng tăm bông thấm với nước tỏi và thoa lên búi trĩ
  • Để yên khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm

Lưu ý: Tránh thoa nước cốt tỏi trực tiếp lên vùng hậu môn, bởi điều này có thể dẫn đến nóng rát, kích ứng, thậm chí là nứt hậu môn

Tỏi - Vị thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ
Theo ghi nhận Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, nồng có khả năng tiêu viêm, khử hàn, kích thích tuần hoàn máu hiệu quả

Cách 3: Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả

  • Chuẩn bị 500 gam tỏi tươi và 200ml rượu trắng từ 30 – 40 độ
  • Tỏi sau khi bóc vỏ, rửa sạch thì đập dập và cho vào bình thủy tinh có nắp đậy
  • Sau đó đổ rượu vào và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Ngâm khoảng vài tuần thì có thể sử dụng. Mỗi lần lấy một ít rượu vệ sinh hậu môn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

5. Cây lá bỏng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Cây lá bỏng là một trong những vị thuốc nam thường được nhân dân tận dụng cải thiện những triệu chứng như sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu ngoài da. Thảo dược này có vị nhạt, tính mát, tác dụng giảm sưng tấy, tiêu viêm, phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, cây lá bỏng thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất như axit pyruvic, axit succinic, axit fumaric, axit izoxitric,…. có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn. Từ đó hạn chế tình trạng chảy máu khi đại tiện. Bên cạnh đó, Bryophylin có trong cây thuốc nam này còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn mạnh.

Cách 1: Dùng độc vị cải thiện bệnh lý

  • Chuẩn bị 1 – 2 lá bỏng, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì để ráo
  • Vệ sinh hậu môn với nước muối sinh lý và dùng khăn sạch thấm khô nước
  • Cho dược liệu vào cối giã nát với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ
  • Dùng băng gạc cố định khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm

Cách 2: Lá bỏng kết hợp với các dược liệu khác

  • Chuẩn bị các dược liệu: Lá bỏng 30 gam, ngải cứu, nhọ nồi, trắc bá mỗi loại 10 gam
  • Toàn bộ dược liệu sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo
  • Cho dược liệu vào nồi đun sôi với 1 lít nước
  • Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày

6. Cây rau mùi hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả

Cây rau mùi hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả
Với tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa nên rau mùi thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Theo ghi chép Y học cổ truyền, rau mùi có tính ấm, vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng. Với tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa nên thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Trong khi đó, những nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, hàm lượng tinh dầu coriander dồi dào trong dược liệu này có tác dụng giảm chướng bụng, đau rát khó chịu ở vùng hậu môn.

Cách 1: Bài thuốc xông hơi với rau mùi chữa trĩ

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá rau mùi tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất
  • Cho dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn và tiến hành xông hơi. Người bệnh tận dụng phần nước đã nguội để rửa sạch vùng hậu môn lại lần nữa

Cách 2: Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá rau mùi

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm dược liệu, sau khi ngâm rửa với nước muối thì vớt ra để ráo
  • Dùng dao thái nhỏ ra mùi và đun sôi với một ít giấm khoảng 7 phút
  • Sau khi rửa hậu môn với nước muối sinh lý thì lấy tăm bông thấm vào hỗn hợp và thoa đều
  • Để khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm

7. Cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ bằng cây dầu tía

Cây dầu tía còn có tên gọi khác là tỳ ma tử thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ. Theo ghi chép Y học cổ truyền, cây thuốc nam này có tính bình, vị ngọt, tác dụng tiêu thũng, chống ngứa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả.

Cách 1: Sử dụng hạt dầu tía

  • Chuẩn bị lượng lớn hạt dầu tía, sau khi rửa sạch thì mang đi sấy khô hoặc phơi khô
  • Sau đó tán hạt thành bột mịn và bảo quản trong bình thủy tinh để dùng dần
  • Mỗi lần lấy một ít bột pha với nước ấm để uống

Cách 2: Lá dầu tía xông hơi chữa bệnh lý

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm dầu tía, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo
  • Kế đến cho dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước khoảng 10 phút. Kế đến thêm một ít muối hạt vào và tắt bếp
  • Sau khi vệ sinh vùng hậu môn với nước muối sinh lý thì tiến hành xông hơi
  • Áp dụng đều đặn mỗi lần đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm
Cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ bằng cây dầu tía
Cây dầu tía còn có tên gọi khác là tỳ ma tử thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ

Cách 3: Kết hợp hạt dầu tía với giấm

  • Chuẩn bị 9 hạt dầu tía và 9 muỗng giấm ăn
  • Cho các nguyên liệu vào chảo xào đến khi nóng lên thì cho vào miếng vải mỏng sạch
  • Sau khi vệ sinh hậu môn với nước muối sinh lý thì dùng hỗn hợp khi còn ấm đắp vào búi trĩ
  • Cuối cùng rửa lại với nước ấm và lau khô

8. Tận dụng lá lốt cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Theo ghi nhận từ Y học cổ truyền, lá lốt có tính mát, vị cay và mùi thơm đặc trưng mang lại tác dụng kháng viêm, giảm sưng và hỗ trợ cầm máu hiệu quả. Người bệnh có thể dùng vị thuốc nam này nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ theo một số mẹo sau:

  • Nước ép lá lốt cải thiện bệnh lý: Chuẩn bị khoảng 100 gam lá lốt mang đi rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn gây hại. Cho dược liệu vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát rồi lọc lấy phần nước. Mỗi ngày áp dụng đều đặn 2 lần không chỉ cải thiện bệnh lý mà còn hỗ trợ phục hồi, làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương.
  • Xông hơi bằng lá lốt chữa bệnh: Để thực hiện mẹo chữa này, người bệnh cần chuẩn bị lá lốt, cúc tần, nghệ tươi, ngải cứu mỗi loại 50 gam. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước và thêm một ít muối hạt. Dùng nước đun xông hơi ở vùng hậu môn thường xuyên nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Bài viết đã tổng hợp 8 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, phần lớn những bài thuốc trên vẫn chưa được kiểm chứng về độ an toàn cũng như hiệu quả trên phương diện khoa học. Để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón trong thời gian dài khiến các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng - hậu...

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

10 Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Xông hơi chữa bệnh trĩ từ các thảo dược tự nhiên là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý có độ an toàn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn