Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

8 Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ lưu truyền dân gian

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu đặc trưng và cách chữa trị an toàn

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đúng cách

Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản bạn nên thử

Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?

“Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?” được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ mặc dù không có khả năng lây nhiễm do cơ chế phát sinh không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy các triệu chứng bệnh lý có nguy cơ cao ở những trường hợp có người cận huyết mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh trĩ còn bị tác động bởi những thói quen xấu, chế độ ăn uống ít chất xơ, lười vận động,…

Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ mặc dù không có khả năng lây nhiễm do cơ chế phát sinh không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm

Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh trĩ đặc trưng bởi tình trạng phình giãn các đám rối tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn. Lâu dần, lượng máu sẽ ứ đọng ở tĩnh mạch và hình thành ở dạng cấu trúc búi trĩ hay còn được gọi là búi trĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường do tăng áp lực ở vùng trực tràng – hậu môn như tiêu chảy, táo bón mãn tính, ít vận động, ngồi nhiều, thừa cân, béo phì, thói quen nhịn đại tiện,…

Lúc mới khởi phát, bệnh lý thường gây ra tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu ở vùng hậu môn kèm theo hiện tượng chảy máu sau khi đi tiêu. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh trĩ nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nghẹt búi trĩ, tắc mạch búi trĩ, rối loạn cơ thắt hậu môn, viêm nhiễm.

Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất học tập – làm việc cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Do đó, rất nhiều người bệnh thắc mắc liệu “Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?”

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trĩ khởi phát không có sự tham gia của vi khuẩn, virus hay nấm nên không có nguy cơ lây nhiễm. Thay vào đó, nguyên nhân trực tiếp gây khởi phát các triệu chứng bệnh lý là do rối loạn nội tiết tố, sinh hoạt kém khoa học, phụ nữ mang thai, trong giai đoạn hành kinh, ăn uống thiếu hụt chất xơ,… Tuy nhiên, một số nghiên cứu về di truyền học cho thấy, ở nhóm đối tượng có người thân (ba mẹ, ông bà, chị em,…) mắc bệnh trĩ, thường sẽ có nguy cơ cao hơn so với những nhóm đối tượng khác.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, di truyền không được xem là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cơ chế hình thành bệnh trĩ. Theo đó, bệnh lý thường khởi phát từ những tác động bên ngoài. Yếu tố di truyền chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như khiến các biểu hiện của bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến trực tràng – hậu môn. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh trĩ mang tính chất mãn tính, tác động tiêu cực đến sinh hoạt và tâm sinh lý của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nếu không được khắc phục, kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc kiểm soát triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài. Cụ thể:

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Người bệnh cần tăng cường các loại thực phẩm giàu khoáng chất, chất xơ, vitamin như trái cây tươi, rau củ,…

Việc ăn uống hàng ngày được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến trực tràng – hậu môn. Thói quen ăn thiếu chất xơ, tiêu thụ nhiều đạm, các gia vị chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến táo bón mãn tính, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 80% đối tượng mắc bệnh trĩ do rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, mót rặn,… Để làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh lý cũng như những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học theo các nguyên tắc như sau:

  • Cần giảm lượng đạm, chất béo và một số gia vị cay nóng vào thực đơn ăn hàng ngày. Thay vào đó, người bệnh cần tăng cường các loại thực phẩm giàu khoáng chất, chất xơ, vitamin như trái cây tươi, rau củ,…
  • Cung cấp đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh tác dụng cân bằng điện giải, hỗ trợ thải độc thì nước còn giúp duy trì chất lỏng trong đường ruột, làm mềm phần và giúp quá trình đảo thải diễn ra dễ dàng.
  • Trường hợp thường xuyên bị táo bón, người bệnh có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm giúp làm mềm phân, giảm áp lực tại vùng hậu môn như chuối, khoai lang, đậu bắp, rau dền, cá hồi, dầu ô liu, bơ,…
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống dễ gây táo bón và có tính háo nước như cà phê, trà đặc, bia rượu, nước có gas và những loại đồ uống chứa cồn khác.
  • Người bệnh cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tươi sạch. Thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, gia vị và làm tăng nguy cơ táo bón, khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn.
  • Tập thói quen nhai kỹ, ăn chậm và ăn đủ no. Việc ăn uống quá mức có thể làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu hóa, mất kiểm soát cân nặng và làm tăng nguy cơ béo phì.

2. Thay đổi các thói quen xấu

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Người bệnh cần chú ý đến lối sống sinh hoạt, bởi đây được xem là một trong những tác nhân gây khởi phát triệu chứng bệnh lý. Để ngăn ngừa bệnh trĩ nói riêng và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa nói chung, bạn cần điều chỉnh, thay đổi các thói quen xấu như sau:

Thay đổi các thói quen xấu
Hạn chế lao động nặng nhọc và thực hiện các tư thế làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch ở vùng trực tràng như mang vác nặng, ngồi xổm, ngồi quá lâu,…
  • Kiêng hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích. Bởi thực tế, những thói quen này có thể làm tổn thương mạch máu, khiến tĩnh mạch có nguy cơ phình giãn khi gặp yếu tố tác động.
  • Hạn chế lao động nặng nhọc và thực hiện các tư thế làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch ở vùng trực tràng như mang vác nặng, ngồi xổm, ngồi quá lâu,…
  • Tránh tình trạng ngồi một chỗ quá lâu. Những đối tượng làm công việc văn phòng có thể đi lại nhẹ nhàng sau 2 giờ làm việc. Thói quen này sẽ làm giảm độ chèn ép lên vùng hậu môn.
  • Bạn có thể xây dựng thói quen đại tiện theo khoảng thời gian nhất định và đi vệ sinh khi có nhu cầu. Việc nhịn đi tiêu có thể khiến phân khô cứng, làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón, dẫn đến tổn thương các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, ổn định chỉ số cân nặng. Đồng thời hạn chế tích tụ máu ở các tĩnh mạch trực tràng, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột. Do đó, người bệnh cần tập luyện ít nhất 3 buổi/ tuần nhằm phòng ngừa các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ có lây nhiễm hay di truyền không?” và một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ lâu dài.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến trực tràng - hậu môn. Các biểu hiện bệnh lý thường xuất hiện chủ yếu ở...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản rẻ tiền

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Bởi đây được xem là một trong những biện pháp dân gian hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn