Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mẩn đỏ (dạng đốm) trên da: Nguyên nhân và cách trị

Nổi mẩn đỏ trên da có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm nấm hoặc một số bệnh lý liên quan khác. Một số trường hợp, tình trạng này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

nổi chấm đỏ trên da
Tình trạng nổi đốm đỏ trên da có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân gây nổi đốm đỏ trên da

Các đốm đỏ trên da có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và tình trạng liên quan. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:

1. Vết cắn của bọ chét

Vết cắn của một số loại côn trùng nhỏ, đặc biệt là bọ chét, có thể gây nổi mẩn đỏ trên da xung quanh vị trí vết cắn. Người bệnh có thể cảm thấy rất ngứa ở xung quanh vết cắn và có thể bị đau nhẹ. Các triệu chứng phổ biến thường gây hình thành những nốt sưng nhỏ, màu đỏ. Người bệnh cũng có thể nhận thấy một vầng da đỏ xung quanh vết cắn.

Những nơi dễ bị bọ chét cắn là khu vực xung quanh chân hoặc mắt cá chân. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở eo, nách, ngực, háng, các nếp gấp khuỷu tay và đầu gối.

2. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh lý do virus gây ra có thể dẫn đến nổi đốm đỏ trên da phổ biến ở cánh tay, chân và má. Tình trạng này tương đối phổ biến và không nghiêm trọng ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.

nổi hột đỏ trên da
Ban đỏ nhiễm khuẩn thường phổ biến ở trẻ em và gây nổi hột đỏ trên da

Các triệu chứng phổ biến của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Nổi ban đỏ, thường là dạng đốm
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Buồn nôn
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi

3. Chứng đỏ mặt

Chứng đỏ mặt, hay bệnh hồng ban có tên khoa học là Rosacea. Tình trạng dẫn đến việc nổi đốm đỏ trên da. Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị chứng đỏ mặt.

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng đỏ mặt thường bao gồm hình thành các nốt sưng nhỏ, màu đỏ, chứa mủ trên da. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến da mũi, má và trán. Ngoài ra, các triệu chứng thường có xu hướng tái phát theo chu kỳ. Điều này có nghĩ là các triệu chứng có thể biến mất và trở lại trong một khoảng thời gian nhất định.

4. Nhiễm nấm da

Tình trạng nhiễm trùng nấm trên da có thể dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ hoặc các đốm đỏ trên da. Các loại nấm phổ biến thường bao gồm Dermatophyte, Dermatophytosis hoặc Tinea.

nổi đốm đỏ trên da
Bệnh hắc lào gây nổi đốm đỏ hình đồng tiền trên da

Bệnh lý nhiễm nấm da phổ biến là bệnh chàm đồng tiền hay còn gọi là hắc lào. Tình trạng này khiến da hình thành tổn thương màu đỏ, có hình đồng tiền, thường phổ biến ở da đầu, bàn chân, móng tay, háng và một số bộ phận khác trên cơ thể.

Các triệu chứng thường phụ thuộc vào loại nấm da và vị trí nhiễm nấm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nổi đốm đỏ trên da
  • Ngứa
  • Các mảng da tổn thương có xu hướng hình thành mụn nước hoặc xuất hiện dịch mủ
  • Vùng da xung quanh mụn nước có thể hình thành một vầng màu đỏ nhạt trông giống như đồng tiền

Nếu bị nấm ở móng tay hoặc móng chân, móng có xu hướng trở nên dày hơn hoặc đổi màu. Đôi khi móng có xu hướng bị nứt nẻ, gây đau đớn.

5. Viêm da tiếp xúc

Tình trạng viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (như sản phẩm chăm sóc da hoặc một số loại thực vật). Hầu hết các phản ứng viêm da tiếp xúc không nghiêm trọng. Nhưng các dấu hiệu thường gây khó chịu và ngứa ngáy dữ dội.

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường bao gồm nổi mẩn đỏ và có xu hướng xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày kể từ lúc tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khu vực tổn thương thường có đường viền rõ ràng, tách biệt với vùng da xung quanh.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ngứa, đỏ, đóng vảy và bong tróc da. Khi các mụn nước vỡ ra, da trở nên giòn, khô và thô ráp.

6. Bệnh chàm – Eczema

Bệnh chàm – Eczema là một thuật ngữ chỉ các tình trạng gây viêm và ngứa da thường phổ biến ở trẻ em.

Triệu chứng chính của bệnh chàm là gây ngứa, khô da, sần sùi, bong tróc, viêm và kích thích bề mặt da. Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường phổ biến ở cánh tay, mặt trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, má và da đầu.

hiện tượng nổi mẩn đỏ
Bệnh chàm gây nổi mẩn đỏ, viêm và ngứa da

Các triệu chứng khác thường bao gồm:

  • Nổi mẩn đỏ gây ngứa dữ dội
  • Xuất hiện các đốm da màu đỏ hoặc nâu xám
  • Da dày hoặc có vảy

7. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một dạng rối loạn da mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh gây ra các mảng da có màu bạc, hoặc đỏ và có thể gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu. Các triệu chứng này có thể xuất hiện và tự biến mất trong vài ngày hoặc một tháng.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vẩy nến có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Nổi hột đỏ trên da gây ngứa ngáy
  • Sưng, cứng hoặc đau khớp, tình trạng này được gọi là viêm khớp vẩy nến
  • Xuất hiện vảy da màu bạc

Có nhiều loại vẩy nến và dẫn đến các tổn thương khác nhau. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các loại vảy nến để có cách khắc phục hợp lý.

8. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan của cơ thể, bao gồm cả da. Bệnh thường dẫn đến việc nổi đốm đỏ trên da, thường có hình bướm và phát triển ở hai bên má.

da nổi nốt đỏ như muỗi đốt
Lupus ban đỏ gây phát ban dạng đốm hình cánh bướm ở hai bên má

Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Đau khớp, sưng khớp
  • Đau đầu
  • Rụng tóc
  • Thiếu máu hoặc gặp các vấn đề về sự đông máu
  • Ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc xanh và ngứa ran khi bị lạnh

Các triệu chứng Lupus ban đỏ hệ thống có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

9. Bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng gây nổi mẩn đỏ trên da và đau cục bộ ở một số vị trí cụ thể. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể bị ngứa, nóng rát và đau sâu ở bên dưới lớp biểu bì da.

Thông thường các triệu chứng Zona thần kinh kéo dài trong 2 – 4 tuần và hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh Zona thần kinh thường bao gồm phát sốt và nổi nhiều mụn nước dễ vỡ. Các nốt mụn nước thường phát triển xung quanh xương sườn hoặc lưng nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực khác, bao gồm cả mặt.

10. Bệnh sởi

Bệnh sởi hay Rubella là một bệnh nhiễm trùng do virus phát triển trong các tế bào lót cổ họng và phổi. Bệnh rất dễ lây lan trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi bao gồm:

  • Sốt, đau họng, đỏ và chảy nước mắt
  • Ho, sổ mũi
  • Chán ăn
  • Nổi hột đỏ trên da lan từ mặt đến toàn bộ cơ thể
  • Xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu đỏ với trung tâm màu trắng xanh bên trong miệng

Nếu không được điều trị kịp lúc, bệnh sởi có thể gây nhiễm trùng tai, viêm phổi hoặc viêm não.

11. Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki hay Hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc, là bệnh lý gây viêm bên trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và dẫn đến các triệu chứng ở mũi, miệng và cổ họng.

bị nổi vòng tròn đỏ trên da
Bệnh Kawasaki gây nổi đốm đỏ trên da và thường phổ biến ở trẻ em

Bệnh Kawasaki thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Lưỡi đỏ, sưng
  • Sốt cao
  • Sưng lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Mắt đỏ ngầu
  • Nổi mẩn đỏ trên da, thường kéo dài từ 5 ngày trở lên

Bệnh Kawasaki được xem là một tình trạng nghiêm trọng, cần cấp cứu y tế. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng về tim. Do đó, đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da có nguy hiểm không?

Hầu hết các tình trạng nổi mẩn đỏ trên da đều không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

nổi mẩn đỏ trên da
Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Đau đớn ở khu vực nổi mề đay
  • Co thắt hoặc ngứa cổ họng
  • Khó thở
  • Sưng mặt hoặc tứ chi
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Chóng mặt, đau đầu, mất ý thức
  • Nôn hoặc tiêu chảy nhiều lần

Biện pháp xử lý tình trạng nổi đốm đỏ trên da

Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, người bệnh cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Ngoài ra, để xử lý các triệu chứng tạm thời, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ trên da, người bệnh có thể giảm bớt sự khó chịu và tăng tốc độ hồi phục da thông qua một số biện pháp như:

nổi mẩn đỏ
Tắm nước ấm có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên da
  • Vệ sinh vùng da bệnh bằng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không chứa mùa thơm hoặc các chất gây kích ứng khác.
  • Sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm thay vì dùng nước nóng.
  • Mặc quần áo thích hợp, thoáng mát, làm bằng chất liệu tự nhiên như cotton, hạn chế quần áo gò bó, chật, ma sát da.
  • Tránh gãi hoặc làm trầy xước da. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắm với bột yến mạch hoặc baking soda có thể làm dịu da và cải thiện các cơn ngứa liên quan đến bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.
  • Sử dụng kem dưỡng da không kê đơn như Hydrocortisone 1% vào khu vực bị ảnh hưởng để cải thiện tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ.

2. Thuốc điều trị

Trong các trường hợp đau nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc, vì thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc gây lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn