Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Mề đay – Phù mạch là gì? Cách phân biệt, chữa trị

Mề đay phù mạch là hiện tượng nổi mẩn ngứa do giãn mạch và thoát dịch bên dưới da gây ra. Trong một số trường hợp mề đay phù mạch có thể dẫn đến sốc phản vệ và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Mề đay phù mạch là gì
Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình trạng mề đay phù mạch

Mề đay – phù mạch là gì?

Nổi mề đay là một phản ứng gây nổi mẩn đỏ và ngứa trên da. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, thực phẩm, thuốc và một số nguyên nhân khác.

Phù mạch là tình trạng gây sưng ở các lớp da sâu hơn, thường là xung quanh mặt hoặc môi. Trong một số trường hợp phù mạch có thể gây ảnh hưởng đến tay, chân và cả bộ phận sinh dục.

Thông thường tình trạng mề đay – phù mạch không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến sưng cổ họng hoặc lưỡi và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

dị ứn nổi mề đay
Mề đay – Phù mạch có thể dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa tính mạng của người bệnh

Các phân biệt mề đay – phù mạch

Mề đay và phù mạch là tình trạng xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đây là hai dạng phản ứng và có thể dẫn đến các rủi ro khác nhau. Do đó, người bệnh nên có tìm hiệu cách phân biệt và điều trị phù hợp.

  • Mề đay: Là tình trạng sưng, nổi mẩn đỏ gây ngứa trên bề mặt da hoặc có thể gây châm chích hoặc nóng rát trên da. Bệnh mề đay có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả mặt, môi, lưỡi, cổ họng, tai. Tình trạng này có thể tồn tại trong nhiều giờ, nhiều tuần, thậm chí vài năm.
  • Phù mạch: Là tình trạng sưng phù nề sâu dưới các biểu bì da, không phải trên bề mặt da. Các triệu chứng phổ biến thương bao gồm gây sưng sâu xung quanh mắt, môi, thậm chí là tay, chân và cả bộ phận sinh dục. Phù mạch có xu hướng kéo dài hơn mề đay những thường biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, phù mạch có thể gây ảnh hưởng đến cổ họng, lưỡi hoặc phế quản. Điều này có thể gây tắc đường thở, khiến người bệnh khó thở và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Cả mề đay và phù mạch đều có thể liên quan đến phản ứng dị ứng, không dung nạp với thức ăn, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do phản ứng với một số tác nhân khác trong môi trường. Hầu hết các trường hợp mề đay – phù mạch không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị.

Triệu chứng mề đay – phù mạch

Trong hầu hết các trường hợp mề đay – phù mạch dẫn đến các triệu chứng tương tự và rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh thông qua các biểu hiện như:

– Nổi mề đay:

Mề đay dẫn đến các triệu chứng như:

  • Nổi mẩn ngứa màu đỏ hoặc hơi hồng
  • Ngứa da nhẹ hoặc nghiêm trọng
  • Các mảng da mề đay có thể có nhiều kích thước và hình dạng, thường có hình bầu dục hoặc trông giống như một con sâu và kích thước từ một đến vài inch
  • Mề đay có thể tự cải thiện trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm
nổi mề đay sưng môi
Mề đay – Phù mạch dẫn đến các triệu chứng như đỏ, sưng và nổi mẩn ngứa trên da

– Phù mạch:

Phù mạch là một phản ứng ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da. Tình trạng này có thể xuất hiện kèm với mề đay mẩn ngứa hoặc xuất hiện độc lập. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:

  • Sưng đỏ trên một vùng da lớn
  • Khu vực sưng phồng có thể nổi nhiều mẩn đỏ li ti và thường có màu đỏ nhạt
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Phù mạch có thể gây ngứa nhẹ hoặc thậm chí là không gây ngứa

Các triệu chứng khác của phù mạch thường bao gồm đau nhói ở bụng. Trong một số ít trường hợp, phù mạch có thể gây sưng họng, khàn giọng và khó thở. Gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây mề đay – phù mạch

Mề đay – phù mạch có thể liên quan đến các phản ứng dị ứng, hóa chất trong thực phẩm, vết cắn của côn trùng, ánh sáng mặt trời và một số loại thuốc. Các tác nhân này có thể khiến cơ cơ thể tiết ra một hóa chất gọi là Histamine. Đây là hóa chất dẫn đến rò rỉ huyết tương ra khỏi các mạch máu nhỏ. Điều này dẫn đến việc nổi mề đay và phù mạch trên da.

hình ảnh phù mạch
Dị ứng và một số tác nhân khác trong môi trường có thể làm gia tăng nguy cơ mề đay phù mạch

Một số chất và tác nhân có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Thực phẩm: Có nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mề đay – phù mạch như động vật có vỏ, cá, đậu phộng, đậu nành, trứng, sữa và một số loại quả mọng như dâu tây.
  • Một số thuốc: Nhiều loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mề đay – phù mạch như Aspirin, Ibuprofen, thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị huyết áp cao.
  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Phấn hoa và các chất gây dị ứng trong môi trường có thể gây phát ban, nổi mề đay, gây phù mạch và các bệnh viêm da khác như bệnh chàm. Đôi khi các chất dị ứng trong không khí gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và dưới, gây hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Các yếu tố tác động từ môi trường: Các yếu tố kích ứng từ môi trường như như ánh sáng mặt trời, tắm nước quá nóng hoặc các hoạt động ma sát gây tổn thương da đều có thể làm tăng nguy cơ mề đay phù mạch.
  • Các vấn đề sức khỏe: Mề đay và phù mạch đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm da cơ địa, chàm, nhiễm vi khuẩn, virus, viêm gan hoặc HIV.

Thông thường các nguyên nhân và yếu tố cụ thể gây ra mề đay phù mạch rất khó xác định, đặc biệt là trong các trường hợp mề đay mãn tính. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán mề đay – phù mạch

Để chẩn đoán mề đay và phù mạch, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, các triệu chứng liên quan và lịch sử bệnh lý của người bệnh.

Việc chẩn đoán mề đay phù mạch thường khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các chất đã tiếp xúc, ăn hoặc có thể gây dị ứng đã biết trước đó. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân cụ thể gây dị ứng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm liên quan như:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm ức chế Esterase C1
  • Kiểm tra mức độ của các thành phần bổ xung
  • Đo lường mức độ và chức năng của một số loại protein trong máu

Biện pháp điều trị mề đay – phù mạch

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng mề đay phù mạch là xác định và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này thường khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do đó, để hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay phù mạch, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:

1. Thuốc trị mề đay – phù mạch

Các loại thuốc điều trị mề đay – phù mạch có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng Histanine: Các loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị các bệnh về da như bệnh chàm, nổi mề đay. Thuốc có tác dụng chống ngứa, giảm sưng và hạn chế các triệu chứng dị ứng khác. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Loratadine, Cetirizine.
  • Thuốc chống viêm Corticosteroid đường uống: Thường được chỉ định cho các trường hợp mề đay – phù mạch nghiêm trọng để giảm sưng, đỏ da và hạn chế ngứa.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Thường được chỉ định khi thuốc kháng Histamine và thuốc chống viêm không mang lại hiệu quả điều trị.
  • Epinephrine: Thường được chỉ định cho các trường hợp khẩn cấp để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng gây khó thở hoặc sốc phản vệ. Nếu người bệnh từng bị sốc phản vệ hoặc có các phản ứng dị ứng thái quá trước đây, hãy trao đổi với bác sĩ về việc giữ một liều tiêm Epinephrine bên người.
thuốc trị nổi mề đay phù mạch
Sử dụng thuốc trị nổi mề đay phù mạch theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Trong các trường hợp mề đay phù mạch không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên hỗ trợ điều trị như:

  • Tránh các yếu tố gây dị ứng: Các yếu tố phổ biến thường bao gồm thực phẩm, thuốc, phấn hoa, lông thú cưng, nhựa cao su hoặc các vết cắn của côn trùng. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mề đay phù mạch.
  • Chườm lạnh: Chườm khu vực mề đay mẩn ngứa bằng khăn lạnh hoặc đá lạnh có thể làm dịu da, ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ phục hồi làn da tổn thương.
  • Tắm nước mát: Điều này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hạn chế các triệu chứng mề đay phù mạch. Người bệnh có thể thâm bột yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm để tăng hiệu quả chống ngứa và làm dịu da.
  • Mặc quần áo phù hợp: Tránh mặc quần áo quá chật hoặc được làm từ các loại chất liệu thô. Điều này có thể gây kích ứng, trầy xước, tổn thương và gây nổi mề đay, phù mạch.
  • Tránh ánh sáng mặt trời: Thoa kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn cẩn thận khi làm việc ngoài trời. Điều này có thể hạn chế khó chịu và tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Mề đay - Phù mạch
Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa và một số loại thuốc

Biện pháp phòng ngừa mề đay – phù mạch

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng mề đay và phù mạch là tránh các chất gây dị ứng đã biết và nghi ngờ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Ngoài ra, tắm và thay quần áo ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật hoặc các tác nhân khác.

Mề đay – phù mạch thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong 24 giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức. Các dấu hiệu sốc phản vệ phổ biến bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Co thắt ở ngực
  • Sưng lưỡi, môi hoặc mặt
5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn