Bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ và cách xử lý
Người bị dị ứng với thời tiết lạnh là người có cơ địa không tương thích với môi trường có nhiệt độ thấp, thời điểm giá rét trong năm. Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, người bị dị ứng sẽ bị nổi mẩn đỏ, viêm mũi cấp tính. Mẩn đỏ dị ứng chính là triệu chứng nổi mề đay, người bệnh không cần lo lắng vì có thể dễ dàng khắc phục tại nhà.

Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là bệnh gì?
Dị ứng thời tiết lạnh là một hiện tượng không quá xa lạ. Khi bạn có thể trạng yếu, cơ địa không chịu được lạnh, bạn sẽ bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh, những lúc giao mùa.
Một số biểu hiện của dị ứng thời tiết là:
- Viêm mũi dị ứng: sổ mũi, ngạt mũi;
- Mệt mỏi, uể oải;
- Da nổi mẩn ngứa
- Đau mắt, ngứa mắt.
Da nổi mẩn ngứa là một trong những triệu chứng mà nhiều người thường gặp khi bị dị ứng thời tiết. Khi ấy, da sẽ nổi những mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù. Chúng xuất hiện trong vòng mươi phút, sau đó lại biến mất. Sẩn phù ngứa ngáy sẽ xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, tái xuất nhiều lần.

Các bác sĩ Da liễu gọi hiện tượng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết là chứng nổi mề đay.
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này cho bạn biết, cơ địa của bạn không phù hợp với thời tiết lạnh, cần phải có biện pháp bảo vệ cơ thể để chứng mề đay không trở nặng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

7 Cách xử lý nổi mẩn khi bị dị ứng thời tiết lạnh
1. Giữ ấm cơ thể
Đối với chứng dị ứng thời tiết, nguyên nhân chính gây ra những đám mề đay là do thời tiết lạnh gây ra. Do đó, người bệnh có thể xử lý bằng cách giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp. Một số biện pháp giữ ấm cơ thể bạn có thể làm là:
- Mặc áo khoác, áo len giữ nhiệt, sử dụng găng tay, tất,…;
- Sử dụng lò sưởi và hơ tay bên lò sưởi sau đó xoa ấm vùng da bị mề đay;
- Uống nước ấm;
- Mặc ấm cơ thể trước khi đi ra ngoài trời lạnh.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bị dị ứng với thời tiết lạnh cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Người bệnh cần tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tạo ra năng lượng, tạo ra nhiệt lượng giữ ấm cơ thể.
Một số loại thực phẩm giúp khắc phục tình trạng nổi mề đay là:
- Cà rốt;
- Rau cải xanh;
- Cà chua;
- Bí, bầu;
- Rau đay;
- Rau dền;
- Bắp cải;
- Táo;
- Bưởi;
- Lê;
- Mận;
- Thịt nạc.
Người bị mề đay nên kiêng dùng hải sản, rượu bia, thực phẩm lạnh như kem, nước đá,… để triệu chứng sẩn ngứa không biến chuyển nặng nề hơn.
3. Chăm sóc cơ thể đúng cách
Bên cạnh biện pháp mặc ấm và chế độ ăn uống đầy đủ chất, người bệnh nổi mề đay cũng có thể khắc phục bằng cách chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.
Một số cách giúp mẩn ngứa mề đay mau chóng thuyên giảm là:
- Tắm nước ấm, tránh tắm nước lạnh và tắm quá lâu;
- Sử dụng loại xà phòng, sữa tắm an toàn cho da;
- Dùng kem dưỡng ẩm da để da không bị khô;
- Uống nhiều nước ấm để vừa giữ ấm cơ thể, vừa để thận bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể;
- Hạn chế cọ gãi vì càng gãi, histamin dưới da sẽ càng bị kích thích, chứng mề đay sẽ trở nên nặng nề hơn. Gãi ngứa mạnh tay gây trầy xước da dễ khiến da bị bội nhiễm, viêm sưng;
- Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

4. Đắp lô hội
Đắp lô hội là một trong những cách giúp tình trạng mề đay thuyên giảm. Lô hội có chứa các dược chất sát khuẩn, tẩy độc, đồng thời có chứa nhiều vitamin. Người bị mề đay do dị ứng thời tiết có thể lấy gel của cây lô hội để bôi lên vùng da bị mề đay.
Cách này giúp những đám mề đay mau chóng biến mất, giảm ngứa ngáy và ngăn chặn mề đay lan sang vùng da khác.
5. Uống thuốc Tây
Dùng thuốc Tây chống dị ứng cũng là một cách giúp xử lý nhanh chóng tình trạng dị ứng mề đay. Các loại thuốc uống này thường có có tác dụng kháng histamin, chúng ức chế histamin giúp da giảm sẩn ngứa. Thuốc chống dị ứng cũng sẽ làm giảm ngay những triệu chứng khác của dị ứng thời tiết như: ngứa mắt, hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi,…
Một số loại thuốc uống cải thiện tình trạng mề đay do dị ứng thời tiết là:
- Thuốc Cetirizin;
- Thuốc Fexofenadine;
- Thuốc Loratadine;
- Thuốc Hydroxyzine;
- Thuốc Dexchlophrniramin;
- Thuốc Chlopheniramin.
Lưu ý, một số loại thuốc điều trị giảm dị ứng mề đay có thể gây ra tác dụng buồn ngủ khi dùng.
Người bị mề đay do thời tiết lạnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể bị sốc thuốc nếu dùng sai liều.

6. Bôi thuốc
Bên cạnh phương pháp uống thuốc giảm dị ứng, người bị mề đay cũng có thể xử lý tình trạng ngứa ngáy bằng cách bôi một số loại thuốc bôi giúp giảm ngứa.
Các loại thuốc bôi tại chỗ giúp giảm mề đay, mẩn ngứa là: thuốc Phenergan, thuốc Eumovate,…
7. Dùng thuốc Nam
Một trong những biện pháp xử lý mề đay do dị ứng thời tiết là dùng thuốc Nam.
Một số bài thuốc Nam chữa dị ứng mề đay được nhiều người áp dụng là:
- Bài thuốc từ mật ong: Hòa 2 thìa cà phê mật ong với nước ấm để uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối;
- Bài thuốc từ gừng: Cắt một lát gừng mỏng, đắp lên vùng da đang bị mề đay, xoa nhẹ để tinh dầu trong gừng lan ra. Gừng giúp làm ấm, sát khuẩn, cải thiện chứng ngứa ngáy và sẩn phù trên da;
- Bài thuốc từ kinh giới: Sắc 12g kinh giới với 6g ma hoàng, 12g bạch thược, 8g phòng phong 8g quế chi, 12g tử tô, 6g tế tân, 12g gừng tươi, 8g bạch chỉ. Lấy nước để uống trong ngày.

Tóm lại, ở một số người có cơ địa không phù hợp với thời tiết lạnh, dễ bị nổi mề đay khi nhiệt độ môi trường hạ thấp đột ngột. Người bị dị ứng với thời tiết lạnh có thể xử lý bằng cách: giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, ăn uống đầy đủ chất, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm, đắp mủ nha đam,…
Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!