Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần và cách khắc phục
Đi tiểu đêm nhiều lần được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ. Hội chứng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, một số trường hợp tiểu đêm có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng.
Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Tiểu đêm còn gọi là đa niệu về đêm là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đi tiểu với tần suất cao vào ban đêm. Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ có xu hướng tạo ra lượng nước tiểu ít hơn và cô đặc hơn. Chính vì vậy, hầu hết mọi người không phải thức dậy và đi tiểu vào ban đêm, có thể ngủ liên tục từ 6 – 8 giờ đồng hồ.
Những trường hợp thức dậy từ 2 lần trở lên để đi vệ sinh thì có thể đã mắc phải chứng tiểu đêm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ra nhiều phiền toái mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây đi tiểu đêm nhiều lần
Tình trạng tiểu đêm khiến người bệnh thường xuyên thức giấc, gây gián đoạn giấc ngủ và nhiều phiền toái khác. Theo các chuyên gia đầu ngành, hội chứng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
1. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng tiểu đêm mất ngủ. Đặc biệt là những loại thuốc có tác dụng lợi tiểu thường được chỉ định với những trường hợp bị tăng huyết áp, điều trị phù ngoại biên ở mắt cá và bàn chân như Furosemide (Lasix); Lithium; Demeclocycline; Methoxyflurane; Phenytoin; Propoxyphene,…
Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên sử dụng thuốc ít nhất 6 tiếng trước khi đi ngủ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những loại thuốc gây lợi tiểu có thể khiến người bệnh đi tiểu cả ngày lẫn đêm.
2. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích
Theo các chuyên gia đầu ngành, những chất kích thích như caffeine hay cồn (bia rượu) đều có tính lợi tiểu. Việc lạm dụng các chất này có thể gây áp lực lên thận, kích thích quá tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể.
Do đó, những đối tượng thường xuyên sử dụng các loại thức uống chứa các chất kíc thích có thể làm tăng nguy cơ tiểu đêm nhiều lần. Ngoài ra, những trường hợp uống nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể dẫn đến tiểu đêm.
3. Mắc phải các vấn đề về giấc ngủ
Với những đối tượng thường tỉnh ngủ giữa đêm, khi đó bạn sẽ cảm giác rằng mình cần đi tiểu hơn. Do đó, đôi khi bạn thức giấc không vì nhu cầu đi vệ sinh mà do những nguyên nhân khác. Điển hình là tình trạng ngưng thở khi ngủ, đây là hiện tượng xảy ra khi bạn không thể thở được khi ngủ và khiến bạn thức giấc.
Trong một số nghiên cứu cần đây cũng đã chỉ ra, nếu bạn có thể khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề phổ biến khi ngủ thì sẽ cải thiện được tình trạng tiểu đêm thường xuyên. Để có một giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn, bạn nên xây dựng thói quen ngủ đúng giờ và hạn chế làm việc online hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
4. Phụ nữ mang thai
Triệu chứng đi tiểu đêm nhiều lần có thể xảy ra ở đối tượng phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể xuất hiện ở trong thời gian đầu mang thai và tần suất cao hơn ở những tháng kế tiếp. Bởi khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ có xu hướng giãn ra và chèn ép lên bàng quang.
5. Các bệnh lý tiềm ẩn
Ngoài những tác nhân trên, tình trạng tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong đó, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu và các triệu chứng thận yếu, suy thận là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này.
Những bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng có thể kèm theo các biểu hiện nóng rát, kích thích đi tiểu cả ngày và đêm khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, triệu chứng còn có thể khởi phát bởi các bệnh lý sau:
- Bị viêm và phì đại tuyến tiền liệt
- Sa bàng quang
- Bàng quang hoạt động quá mức
- Xuất hiện khối u trong tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc vùng chậu
- Lo âu
- Bệnh đái tháo đường
- Nhiễm trùng thận
- Sưng hoặc phù nề cẳng chân
- Rối loạn thần như bệnh Parkinson, đa xơ cứng (MS), chèn ép tủy sống
Triệu chứng tiểu đêm thường có nguy cơ khởi phát cao ở những đối tượng bị suy cơ quản, điển hình là suy gan, suy tim và những trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Để khắc phục tình trạng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả cũng như giúp sớm phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?
Triệu chứng tiểu đêm nhiều lần thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược và tác động đến hiệu suất học tập, làm việc.
Tuy nhiên, với những trường hợp đi tiểu đêm nhiều lần khởi phát bởi những bệnh lý tiềm ẩn, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là những người lớn tuổi, mắc các bệnh lý nền.
Do đó, khi nhận thấy biểu hiện đi tiểu đêm xuất hiện thường xuyên, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ bệnh lý để được điều trị đúng cách, tránh phát sinh rủi ro.
Cách khắc phục hội chứng đi tiểu đêm nhiều lần
Để giúp kiểm soát tình trạng đi tiểu đêm hiệu quả, bạn cần xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát. Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe sẽ áp dụng những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Thông thường, những trường hợp tiểu đêm do sinh hoạt kém khoa học, sử dụng các chất kích thích,… sẽ được kiểm soát khi thay đổi lối sống tích cực. Tuy nhiên, với những trường hợp khởi phát triệu chứng do các bệnh lý tiềm ẩn thì cần áp dụng biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng đi tiểu đêm được nhiều người áp dụng:
1. Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Đối với những trường hợp tiểu đêm nhiều lần cho chế độ sinh hoạt không lành mạnh có thể cải thiện thông qua một số biện pháp sau:
- Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng đi tiểu vào đêm. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thức uống, chứa cồn, chất kích thích để cải thiện triệu chứng.
- Hạn chế tiêu thụ những nhóm thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, kích thích tiểu đêm như thức ăn cay nóng, chocolate, các chất tạo ngọt nhân tạo,…
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường cơ ở vùng chậu, đồng thời tăng khả năng kiểm soát của bàng quang. Bạn có thể áp dụng một số bài tập yoga, kegel,… mỗi ngày theo hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, những sinh hoạt khiến tình trạng đi tiểu đêm trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, thay đổi các thói quen phù hợp giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
2. Áp dụng một số mẹo chữa dân gian cải thiện triệu chứng
Chữa chứng tiểu đêm bằng những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Bởi đây là một trong những biện pháp có tính an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng khi thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp triệu chứng tiểu đêm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát và không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào cách chữa này.
Dùng quả bưởi chữa đi tiểu đêm nhiều lần
Trong một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, quả bưởi có chứa lượng hoạt chất Detoxes dồi dào, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đêm hiệu quả. Thành phần này có khả năng chống oxy hóa, cải thiện hoạt động tuần hoàn máu, thanh lọc máu và hỗ trợ chức năng bài tiết. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng, đẹp da, giữ dáng.
Bạn chỉ cần tách lấy múi bưởi cho vào máy ép lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả. Lưu ý, nên dùng nước ép bưởi ngay sau khi ép, bởi nếu để lâu có thể gây đắng, khó uống và mất đi một số dưỡng chất thiết yếu.
Râu ngô kết hợp với kim tiền thảo
Râu ngô kết hợp với kim tiền thảo là một trong những mẹo chữa chứng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả. Râu ngô mang lại hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ đào thải độc tố, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh viêm thận, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang,.. Trong khi đó, kim tiền thảo là một trong những dược liệu có tác dụng điều trị sỏi thận, thận yếu, sỏi tiết niệu. Việc kết hợp 2 vị thuốc này sẽ giúp khắc phục chứng tiểu đêm hiệu quả.
- Chuẩn bị 30 gam kim tiền thảo và 30 gam râu ngô, tất cả mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng thì để ráo
- Cho tất cả vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
- Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn trong vòng 2 tuần để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm.
Giá đỗ cải thiện chứng tiểu đêm
Dùng giá đỗ cải thiện tình trạng tiểu đêm là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Không chỉ chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe, thực phẩm này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ khắc phục chứng tiểu rắc, tiểu đêm nhiều lần hiệu quả.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 500 gam giá đỗ, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Sau đó cho tất cả vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ khoảng 10 phút thì tắt bếp. Có thể uống thay nước lọc hàng ngày và dùng cả phần cái để mang lại hiệu quả cải thiện tốt nhất.
3. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Tình trạng tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Để xác định nguyên nhân cụ thể gây khởi phát cũng như mức độ triệu chứng. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng biện pháp y tế phù hợp.
Trong trường hợp mắc chứng tiểu đêm nhiều lần do tác dụng của thuốc điều trị. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thay thế một số loại thuốc khác phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong cải thiện triệu chứng tiểu đêm nhiều lần:
- Nhóm thuốc kháng cholinergic, acetylcholin: Các thành phần hoạt chất có trong thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn của bàng quang hoạt động quá mức, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu đêm hiệu quả.
- Nhóm thuốc antimuscarinic (Oxybutynin, Darifenacin, Solifenacin,…): Trong các loại thuốc này có chứa một số kháng thụ thể như muscarinic acetylcholine, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa chứng tiểu đêm nhiều lần.
- Thuốc chẹn alpha-1: Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc với những trường hợp mắc chứng tiểu đêm thường xuyên. Các thành phần hoạt chất có trong thuốc hoạt động theo cơ chế giảm trương lực, đồng thời giúp cổ bàng quang được giãn rộng hơn. Nhờ đó, cải thiện hoạt động tiểu tiện và người bệnh cũng sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
- Các loại thuốc an thần: Tình trạng tiểu đêm trong thời gian dài có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, uể oải,… Các loại thuốc an thần có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt là người cao tuổi. Triệu chứng khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và thường không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, một số trường hợp tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn, cần được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!