Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Bị chàm khi mang thai – Cách xử lý, điều trị cho mẹ bầu

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

“Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những căn bệnh ngoài da có cơ chế khởi phát phức tạp. Các triệu chứng bệnh lý tiến triển, kéo dài dai dẳng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, chức năng thẩm mỹ của người bệnh.

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?
“Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không?

Bệnh chàm – Eczema là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da dạng mãn tính và kèm theo những biểu hiện da khô ráp, bong bóng, nứt nẻ gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, bệnh lý chỉ tác động đến tầng thượng bì và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Bệnh chàm có cơ chế khởi phát khá phức tạp, hiện các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này. Do đó, việc chữa bệnh chàm tận gốc còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng khắc phục các triệu chứng lâm sàng và tổn thương da do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề và phát sinh những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh lý sớm và chủ động thăm khám, điều trị cũng như áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp kiểm soát các biểu hiện bệnh nhanh chóng và phòng ngừa tái phát lâu dài.

Trên thực tế cho thấy, bệnh chàm thường tiến triển, kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần. Theo thống kê cho thấy, các triệu chứng bệnh lý có xu hướng thuyên giảm sau khi trưởng thành khoảng 50% trường hợp khởi phát bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh chàm có thể phát triển và kéo dài suốt đời.

Tuy vẫn chưa thể điều trị cũng như phòng ngừa bệnh chàm tái phát hoàn toàn. Nhưng đây là một trong những bệnh da liễu lành tính, chỉ gây tổn thương bề mặt da và hầu như không tác động xấu đến sức khỏe tổng thể. Việc chủ động điều trị và áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát lâu dài.

Các biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả

Do cơ chế khởi phát khá phức tạp nên vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, việc chủ động thăm khám, điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, tổn thương da kèm theo các biểu hiện khô ráp, bong tróc, nứt nẻ khó chịu,… Bên cạnh đó, chữa trị đúng phương pháp còn làm giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo, bội nhiễm da và lichen hóa.

Dưới đây là các biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa các triệu chứng bệnh chàm tái phát được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả:

1. Cách ly những yếu tố thuận lợi

Theo các chuyên gia da liễu, các trường hợp mắc bệnh chàm có liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa. Tổn thương do bệnh lý gây ra thường bùng phát sau khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố kích thích như hóa mỹ phẩm, lông động vật, mủ thực vật, ánh nắng, tác động cơ học, phấn hoa,…

Ngoài ra, bệnh chàm có thể khởi phát bởi những yếu tố bên trong như hệ thống miễn dịch suy giảm, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài, thể trạng suy nhược, dị ứng thức ăn, nhiễm trùng, tác dụng phụ các loại thuốc điều trị,…

Chính vì vậy, để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý cũng như phòng ngừa tái phát trong thời gian dài, người bệnh cần cách lý với những yếu tố thuận lợi sau:

Cách ly những yếu tố thuận lợi
Tránh xa những nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao hoặc có tiền sử dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, sữa, mè,…
  • Tránh xa những nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao hoặc có tiền sử dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, sữa, mè,…
  • Hạn chế chọn mặc những trang phục có chất liệu cứng, thô như vải len, đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nọc độc côn trùng, mủ nhựa thực vật, dung môi công nghiệp, xà phòng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất,…
  • Hạn chế những tác động vật lý lên da như cào gãi, chà xát, đè nén lên da. Hành động này chỉ có thể cải thiện cơn ngứa ngáy tạm thời nhưng có thể gây trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm tấn công làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Kiểm soát những yếu tố nội sinh như suy nhược thể trạng, căng thẳng thần kinh trong thời gian dàu, rối loạn nội tiết tố, nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch suy giảm,…
  • Chủ động thông báo với bác sĩ điều trị về tiền sử dị ứng cũng như tình trạng sức khỏe. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp với từng trường hợp, hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
  • Người bệnh có thể dùng máy lọc không khí, vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ các bụi bẩn, những dị nguyên trong không khí,…

Những yếu tố này là một trong những tác nhân khiến các triệu chứng bệnh chàm trở nên nặng nề hơn hoặc làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý. Do đó, người bệnh cần chủ động cách ly những yếu tố thuận lợi để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, đồng thời làm giảm tần suất bùng phát bệnh lý.

2. Áp dụng chế độ chăm sóc khoa học

Hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ địa dị ứng và làn da thường xuyên khô ráp, bong tróc là những yếu tố thuận lợi cho những tác nhân xâm nhập và gây bùng phát triệu chứng bệnh lý. Bên cạnh cách ly những yếu tố thuận lợi, người bệnh cần thiết lập chế độ chăm sóc khoa học bên cạnh giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý bùng phát thì còn hỗ trợ nâng cao thể trạng.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc dành cho người mắc bệnh chàm:

  • Ưu tiên chọn lựa những sản phẩm có tác dụng làm sạch, chăm sóc da có chiết xuất từ tự nhiên, có độ pH phù hợp với làn da, không chứa những thành phần gây kích ứng, chứa hương liệu,… Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để được tư vấn những sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Đa số các trường hợp mắc bệnh chàm đều bị thiết hụt filaggrin tại tầng thượng bì khiến da bị mất nước và luôn trong trạng thái bong tróc, khô ráp,… Do đó, người bệnh cần thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da đều đặn 2 lần/ ngày sau khi tắm.
  • Sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng. Không chỉ gây tăng sắc tố melanin, các tia UV có trong ánh nắng còn làm tăng nguy cơ thoái hóa tế bào, khiến làn da dễ bị tổn thương khi bị tác động.
  • Trong thời gian điều trị bệnh chàm, người bệnh nên hạn chế trang điểm nếu không cần thiết.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và uống nhiều nước nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể, cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, cải thiện hệ thống miễn dịch trong làn da.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên kết hợp sinh hoạt điều độ giúp nâng cao thể trạng, kiểm soát căng thẳng thần kinh. Từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ngăn ngừa bệnh lý tái phát trong thời gian dài.

3. Tận dụng các mẹo chữa dân gian cải thiện bệnh lý

Với những trường hợp mắc bệnh chàm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát có thể áp dụng các bài thuốc chữa dân gian, tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp chữa trị này là có độ lành tính, an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không được biết đến là một trong những vị thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, ngứa ngáy hiệu quả. Người bệnh chàm có thể dùng khoảng một nắm lá trầu không ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng, vò nát đến khi tiết tinh dầu. Sau đó, dùng tinh dầu thoa lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch. Giữ khoảng 20 phút và rửa sạch lại với mát.
Tận dụng các mẹo chữa dân gian cải thiện bệnh lý
Lá trầu không được biết đến là một trong những vị thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, ngứa ngáy hiệu quả
  • Tận dụng nghệ tươi cải thiện bệnh lý: Trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy trong nghệ tươi có chứa lượng hoạt chất curcumin dồi dào có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm. Để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm, bạn cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, mang đi rửa sạch và giã nát vắt lấy nước cốt. Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị, dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ bôi lên da. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.
  • Rau sam chữa bệnh chàm: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 50 gam tươi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho dược liệu vào máy xay cùng với 100ml nước ấm. Sau đó bôi hỗn hợp lên vùng da cần điều trị sau khi đã được rửa sạch. Để yên khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước mát. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Ngoài những mẹo chữa trên, người bệnh có thể tận dụng một số dược liệu khác để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm như cây đàn hương, dưa leo, lá trà xanh, nha đam,… Mặc dù biện pháp có độ lành tính cao, đơn giản nhưng các cách trị bệnh chàm tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu.

4. Điều trị bệnh chàm bằng phương pháp Tây y

Với những trường hợp các triệu chứng bệnh chàm tiến triển nặng nề. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc Tây điều trị giúp khắc phục các triệu chứng lâm sàng, hạn chế tổn thương da và làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng do bệnh lý gây ra.

Dưới đây là các nhóm thuốc Tây chữa bệnh chàm thường được bác sĩ sử dụng:

  • Các loại thuốc điều trị tại chỗ: Để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi như dung dịch Jarish, dung dịch hồ nước, thuốc bôi chống viêm chứa corticoid, thuốc ức chế calcineurin, thuốc bạt sừng acid salicylic,…
  • Thuốc uống: Trường hợp bệnh chàm tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể kết hợp chỉ các loại thuốc uống để kiểm soát các triệu chứng như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin H1 và một số viên uống giúp bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị thường được chỉ định với những trường hợp bị bệnh chàm ở mức độ nặng, các loại thuốc Tây không đáp ứng điều trị. Phương pháp này sẽ sử dụng các tia UVA, UVB có khả năng biệt hóa tế bào, ức chế hoạt động của những tế bào tiền viêm và hạn chế sản xuất những chất hóa học trung gian, từ đó làm giảm những tổn thương da.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?”. Theo nhận định của các chuyên gia da liễu, bệnh chàm rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh lý sớm và chủ động trong việc điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa bùng phát trong thời gian dài.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Chàm thể tạng là gì? Giải pháp điều trị và phòng ngừa

Chàm thể tạng là loại chàm phổ biến nhất trong các loại bệnh chàm. Đây là một tình trạng da mãn tính, gây ngứa rất phổ biến ở trẻ em nhưng...

Dùng kem Cetaphil Baby dưỡng ẩm trị chàm cho bé?

Kem Cetaphil Baby là sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm Cetaphil, có tác dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị chàm và các bệnh da liễu thường gặp...

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi cực đơn giản

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi cực đơn giản

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm của...

Bị chàm ở tay chân và cách trị hiệu quả, nhanh khỏi

Tay và chân là vị trí dễ bị chàm (eczema) do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, nấm mốc,... Tương tự như chàm ở...

Chàm – Eczema là bệnh gì? Nguyên nhân & giải pháp điều trị

Bệnh chàm - Eczema là bệnh mãn tính. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp, bệnh sẽ lan rộng sang những vùng da xung quanh...

Bị chàm da ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị mau khỏi

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng bị chàm da ở mặt đặc biệt khó chịu, đau đớn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn