Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng lá muồng trâu trị chàm đúng cách rất hiệu quả

Bị chàm da ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị mau khỏi

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng bị chàm da ở mặt đặc biệt khó chịu, đau đớn vì da mặt thường rất nhạy cảm. Do đó, để tránh các ảnh hưởng và biến chứng không mong muốn, người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản và cách khắc phục trong bài viết.

trị chàm trên mặt
Chàm da ở mặt thường gây khó chịu, đau đớn và gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh

Các loại chàm da ở mặt

Bệnh chàm – Eczema là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các tình trạng gây phát ban da, ngứa, viêm và đỏ. Một số loại bệnh chàm da có nhiều khả năng ảnh hưởng đến da mặt bao gồm:

  • Viêm da dị ứng: Đây là bệnh chàm da ở mặt phổ biến nhất, thường gây ảnh hưởng đến má và cằm (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh). Ngoài ra, bệnh cũng gây ảnh hưởng đến xung quanh mắt, mí mắt và xung quanh môi (thường phổ biến ở người trưởng thành). Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Viêm da tiếp xúc: Thường phổ biến xung quanh mắt, chân tóc và các khu vực tiếp xúc với đồ trang sức như dái tai và cổ. Tương tự như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Viêm da tiết bã: Thường gây ảnh hưởng đến chân tóc, lông mày, quanh tai và hai bên cánh mũi.
chàm ở mặt
Chàm ở mặt thường bao gồm viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã nhờn

Dấu hiệu nhận biết bị chàm da ở mặt

Các dấu hiệu nhận biết có thể không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, người bệnh chàm da ở mặt có các dấu hiệu như:

  • Đỏ hoặc đau ở bọng mắt
  • Ngứa da mặt và khu vực lân cận, đôi khi cơn ngứa có thể trở nên nghiêm trọng
  • Sốt hoặc cảm thấy nóng trong người
  • Kho và bong tróc da mặt (những vảy da này có thể có màu vàng ở các trường hợp viêm da tiết bã)
  • Da sần sùi hoặc thiếu sự mịn màng
  • Viêm hoặc sưng ở mí mắt
  • Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, đôi khi có thể bị rò rỉ dịch
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh chàm da có thể bị nứt nẻ gây chảy máu

Ngoài ra, da mặt cũng có thể cảm thấy đau, khô trong các đợt bùng phát của bệnh chàm da mặt. Nếu bệnh chàm kéo dài mà không được điều trị phù hợp, da có thể trở nên dày, đổi màu hoặc để lại sẹo.

Nguyên nhân gây chàm da ở mặt

Hiện tại các bác sĩ không biết chắc chắn nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến tình trạng chàm ở mặt trở nên nghiêm trọng.

bị bệnh chàm ở mặt
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị chàm ở mặt

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh chàm da thường bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh chàm: Nguy cơ bị chàm da ở mặt thường cao hơn nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm da hoặc các bệnh viêm da khác.
  • Bệnh hen suyễn hoặc dị ứng: Người bệnh hen suyễn hoặc dị ứng thường có nguy cơ bệnh chàm cao hơn người khác.
  • Mắc các bệnh tự miễn: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có các bệnh tự miễn khác thường có nguy cơ mắc bệnh chàm và các bệnh ngoài da khác tương đối cao.
  • Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị chàm da ở mặt. Bệnh thường có xu hướng cải thiện khi trẻ trường thành. Tuy nhiên, bệnh chàm da ở mặt có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, da mặt đặc biệt mỏng manh và dễ bị kích ứng. Do đó, một số tác nhân chung có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Chất gây kích ứng và dị ứng môi trường: Việc tiếp xúc với các chất như xà phòng, khói thuốc lá, nước hoa, kim loại, vải, thuốc nhuộm vải và các loại hóa chất khác cũng làm tăng khả năng bị chàm da ở mặt. Các chất dị ứng phổ biến khác có thể bao gồm nấm mốc, vảy da (lông) thú nuôi, bụi hoặc phấn hoa.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể bị chàm da ở mặt sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm dễ bị dị ứng bao gồm các loại hạt, động vật có vỏ, sữa và trứng.
  • Căng thẳng: Mặc dù căng thẳng không thể gây ra bệnh chàm – Eczema. Tuy nhiên, tránh căng thẳng và thư giãn có thể hạn chế tình trạng bùng phát và nghiêm trọng của bệnh chàm.
  • Nhiệt độ môi trường: Đối với một số người, nhiệt độ (do môi trường, tắm nước nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều) có thể gây ra tình trạng chàm ở da mặt. Ngoài ra, da khô thường có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Việc thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ thường dễ bị chàm da ở mặt. Ngoài ra, sự tăng và giảm một số hormone khi mang thai cũng dẫn đến bệnh chàm.

Khi bị chàm da ở mặt, người bệnh cần chú ý đến việc tiếp xúc da, như trang điểm, đắp mặt nạ, sử dụng thuốc, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm chăm sóc da mặt khác. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp điều trị, phòng ngừa hợp lý.

Biện pháp chẩn đoán bệnh chàm da ở mặt

Hiện tại không có biện pháp cụ thể để chẩn đoán bệnh chàm da ở mặt. Thay vào đó, các bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử y tế của người bệnh và gia đình cũng như tiến hành một số thử nghiệm da.

bệnh chàm da mặt
Để chẩn đoán tình trạng chàm da mặt bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử bệnh án và thực hiện một số xét nghiệm

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm phổ biến thường bao gồm:

  • Test áp bì (Patch Testing): Đây là xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm. Bác sĩ sẽ để da người bệnh tiếp xúc với các chất dị ứng khác nhau để kiểm tra tình trạng.
  • Thử nghiệm KOH (KOH Prep Test): Đây là một thủ tục đơn giản, không xâm lấn thường được sử dụng để chẩn đoán nhiễm nấm da hoặc nấm móng. Các tế bào sẽ được lấy từ khu vực da bệnh và được kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Sinh thiết da: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da để loại bỏ các nguyên nhân nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số tình trạng tương tự thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm da ở mặt bao gồm:

  • Chứng đỏ mặt (bệnh Rosacea): Đây là bệnh lý ngoài da có thể gây sưng, đỏ ở má và cằm. Sự khác biệt duy nhất với bệnh chàm ở mặt là chứng đỏ mặt thường không gây ngứa.
  • Bệnh khô da (bệnh Xerosis): Đây là tình trạng khô da gây bong tróc, đôi khi có thể gây đỏ và bong tróc da. Bệnh có thể gây ngứa những không nghiêm trọng như khi bị chàm da ở mặt. Ngoài ra, bệnh khô da có thể được cải thiện một cách nhanh chóng bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Mụn trứng cá: Tình trạng da này có thể gây sưng, đỏ, đau đớn và khó chịu trên da mặt.

Biện pháp điều trị khi bị chàm da ở mặt

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh chàm da ở mặt, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể chăm sóc da tại nhà và giữ ẩm để điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị khi bị chàm da ở mặt thường bao gồm:

1. Chăm sóc da

Chăm sóc, bảo vệ da là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để điều trị bệnh chàm da ở mặt. Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không có mùi thơm và không gay dị ứng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

chàm da mặt
Chăm sóc da mặt bằng các sản phẩm phù hợp để tránh gây kích ứng da

Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Sử dụng sữa mặt nhẹ nhàng: Các loại xà phòng và sản phẩm chăm sóc da nhiều hóa chất có thể làm khô da và khiến bệnh chàm da trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên xem xét sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không gây dị ứng.
  • Rửa mặt và tắm bằng nước ấm: Nước nóng có thể khiến bệnh chàm trở nên nghiêm trọng. Do đó, để tránh nhiệt độ làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, hãy sử dụng nước mát hoặc nước ấm để vệ sinh cơ thể.
  • Giữ ẩm làn da: Người bị chàm da ở mặt nên giữ ẩm cho làn da. Sử dụng các sản phẩm cấp ẩm nhẹ nhàng, không có mùi thơm để giảm kích ứng da.
  • Che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Khi cần ra ngoài hãy che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da.
  • Trang điểm phù hợp: Bị chàm da ở mặt không có nghĩa là người bệnh không được trang điểm. Sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần dưỡng ẩm như Axit Hyaluronic và bơ hạt mỡ. Ngoài ra, tránh các loại mỹ phẩm có chứa Paraben (một nhóm chất bảo quản), Axit Salicylic, Glycolic, Retinol và các sản phẩm có mùi thơm. Các thành phần này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

2. Thuốc điều trị chàm da ở mặt

Trong các trường hợp bệnh chàm da ở mặt nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị.

bị chàm ở mặt
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị chàm ở mặt

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

– Kem Steroid:

Đây là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh chàm da. Các loại kem không kê đơn có thể điều trị tình trạng da đỏ và ngứa một cách nhanh chóng.

Kem thường được sử dụng 2 lần mỗi này và liên tục trong vài tuần. Tuy nhiên, đối với người bệnh có làn da mỏng và nhạy cảm, nên trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng sử dụng.

Kem Steroid thường được sử dụng ngắn hạn (dưới 4 tuần) và không được sử dụng ở khu vực bên trong hoặc xung quanh mắt. Việc sử dụng liên tục hoặc quá liều có thể gây thay đổi sắc tố da và một số tác dụng phụ khác.

– Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ:

Nhóm thuốc không chứa Steroid này không gây kích ứng và mỏng da, do đó thường được dùng để điều trị chàm da ở mặt. Các loại thuốc mỡ và kem này có thể ngăn chặn tình trạng chàm da bùng phát và trở nên nghiêm trọng.

Thuốc an toàn khi sử dụng gần mí mắt, xung quanh mắt, cổ và các nếp gấp da.

– Thuốc điều trị nấm:

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc mỡ hoặc kem chống nấm nếu tình trạng chàm có liên quan đến nấm.

3. Quang trị liệu

Trong các trường hợp chàm ở mặt trung bình đến nghiêm trọng và các loại thuốc không có tác dụng điều trị, bác sĩ có thể đề nghị quang trị liệu. Đây là phương pháp điều trị bằng cách chiếu tia cực tím lên khu vực bệnh để cải thiện các triệu chứng.

Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao. Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Bệnh chàm da ở mặt có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Giải pháp điều trị Chàm ở mặt toàn diện kết hợp Đông – Tây y

Theo Đông y, chàm ở mặt xảy ra do các yếu tố phong nhiệt, thấp nhiệt xâm nhập cộng thêm cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém, chức năng thải độc của gan – thận kém, phế hư suy. Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể bùng phát qua da, gây nên triệu chứng mẩn ngứa, nổi ban đỏ, đóng vảy, viêm nhiễm trên da,…

Để điều trị chàm da ở mặt, Đông y tập trung vào điều dưỡng cơ thể, đào thải độc tố, ôn bổ tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Giải pháp điều trị chàm ở mặt kết hợp Đông – Tây y tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là một trong những phương pháp hiệu quả toàn diện, tối ưu, không gây tác dụng phụ. Giải pháp sử dụng bài thuốc thảo dược được nghiên cứu độc quyền tại đơn vị kết hợp phương pháp Đông y cơ biện chứng đặc trị mọi trường hợp chàm da ở mặt.

[VTV2 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG]

Bài thuốc được hoàn thiện từ gần 100 phương thuốc cổ phương, dân gian theo cơ chế bổ chính khu tà, giúp khôi phục sức khỏe tổng thể, nuôi dưỡng làn da, hồi phục chức năng tạng phủ, loại bỏ bệnh từ gốc. Đồng thời, bài thuốc còn tập trung tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, nhờ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ chàm da tái phát trở lại.

Bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102 sở hữu cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn
Bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102 sở hữu cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn

Khác biệt với những bài thuốc Đông y thông thường, bài thuốc chàm da Quân dân 102 được ứng dụng, kê đơn điều trị cho bệnh nhân dựa trên kết quả chẩn đoán chính xác, trực quan, từ chi tiết đến tổng thể về thể trạng, mức độ tổn thương da của bệnh nhân.

Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ Quân dân 102 đã hoàn thiện bài thuốc thành phẩm theo 3 dạng bào chế: THUỐC UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. 3 dạng thức này giúp tấn công bệnh từ nhiều phía, hiệu quả đạt được nhanh hơn, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Sự kết hợp của bộ ba chế phẩm uống - bôi - ngâm rửa trong bài thuốc
Sự kết hợp của bộ ba chế phẩm uống – bôi – ngâm rửa trong bài thuốc

Phục vụ cho công tác chẩn bệnh, Quân dân 102 đã ứng dụng trang thiết bị, kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, soi da, kiểm tra dị nguyên,… vào thăm khám cho bệnh nhân.

Từ kết quả chẩn bệnh trên, các bác sĩ sẽ kê đơn liệu trình thuốc phù hợp. Theo đó, liệu trình điều trị bệnh chàm da ở mặt sẽ bao gồm 2 giai đoạn:

Phác đồ điều trị bệnh chàm 2 giai đoạn tại Quân dân 102
Phác đồ điều trị bệnh chàm 2 giai đoạn tại Quân dân 102
  • Giảm triệu chứng: Tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, đào thải độc tố, làm lành tổn thương trên bề mặt da.
  • Loại bỏ căn nguyên, dự phòng tái phát: Bổ khí huyết, dưỡng gan thận, tăng cường chức năng phế khí, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, nâng cao sức khỏe tổng thể để phòng ngừa các dị nguyên xâm nhập gây tái phát bệnh.

Từ khi đưa vào ứng dụng điều trị cho đến nay, giải pháp điều trị chàm da ở mặt Quân dân 102 đã giúp cho hàng chục nghìn người thoát khỏi ám ảnh của căn căn bệnh chàm da ngứa ngáy, lấy lại tự tin với gương mặt rạng ngời, làn da mềm mịn.

Hơn 90% bệnh nhân đã chữa khỏi hoàn toàn bệnh sau 1-3 tháng điều trị, tùy theo khả năng hấp thu thuốc và tình trạng nặng nhẹ khác nhau. Phần lớn người bệnh đều có phản hồi tích cực về hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc sau khi kết thúc liệu trình điều trị tại Quân dân 102.

Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102
Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102

Chị Lê Thu Hương, 33 tuổi, Sơn Tây từng bị chàm da ở mặt đeo bám suốt 6 năm trời, dù đã áp dụng nhiều cách nhưng không khỏi. Tuy nhiên, sau liệu trình điều trị 3 tháng với bài thuốc thảo dược tại Quân dân 102 tình trạng bệnh của chị đã được cải thiện hoàn toàn. Chị Hương tìm lại được sự tự tin vốn có với gương mặt rạng ngời, không còn vết mẩn ngứa, bong tróc da.

Chị cho biết: “Vui nhất là cuối cùng mình đã tìm được đúng phương pháp để chữa bệnh. Hằng ngày, tôi đều đặn dùng thuốc uống kết hợp rửa mặt bằng thuốc lá và thoa cao bôi trong vòng 3 tháng liên tục là khỏi”.

Để được tư vấn giải pháp điều trị chàm da ở mặt toàn diện, tiễn bệnh một đi không trở lại, người bệnh vui lòng liên hệ:

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 7, ngõ 8/11 Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 0888.598.102

Chi nhánh Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Số 179 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
  • Hotline: 0888.698.102

Fanpage: Tổ hợp Y tế cổ truyền Quân dân 102

Website: benhvienquandan102.org

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

"Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?" là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây hai căn bệnh này đều thuộc bệnh da...

Bị chàm ở tay chân và cách trị hiệu quả, nhanh khỏi

Tay và chân là vị trí dễ bị chàm (eczema) do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, nấm mốc,... Tương tự như chàm ở...

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

"Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?" là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những căn bệnh ngoài da...

Triệu chứng chàm khô tróc vảy và cách điều trị

Chàm khô tróc vảy có tổn thương lâm sàng là tình trạng da khô ráp, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc kèm đau rát và ngứa ngáy. Cơ chế bệnh...

Bệnh chàm ở trẻ em: Cách chữa trị, chăm sóc tốt nhất

Bệnh chàm - Eczema là một tình trạng da phổ biến, không lây nhiễm, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh chàm...

Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y

An toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài là những ưu điểm vượt trội khi chữa bệnh chàm bằng Đông y. Chính vì vậy, dù có hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn