Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Các loại bệnh chàm da thường gặp, nhận biết & điều trị

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương lành tính trên da. Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng lại khiến làn da trông rất mất thẩm mỹ. Tổn thương trên da do chàm đỏ gây ra khá giống so với u máu và biểu hiện giãn mao mạch, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý để có thể đưa ra các biện pháp xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh.

Chàm đỏ là một thể chàm eczema nhưng lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe
Chàm đỏ là một thể chàm eczema nhưng lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là bớt đỏ, thực chất đây là một dạng dị dạng mao mạch lành tính thuộc nhóm chàm eczema. Chàm đỏ là tình trạng rối loạn sắc tố da, bệnh xảy ra khi da tập trung quá nhiều tế bào sản sinh sắc tố. Vùng da tổn thương khi mới hình thành sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi, theo thời gian chúng có thể dần chuyển sang màu tím.

Kích thước tổn thương của chàm đỏ sẽ không cố định, chúng còn phụ thuộc vào số lượng sắc tố bên dưới da. Thông thường, dạng rối loạn này đã được hình thành trên da trẻ ngay từ khi còn là bào thai. Bạn có thể nhận biết bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Xuất hiện những vết chàm có màu hồng hoặc đỏ trên da, khi dùng tay miết nhẹ sẽ thấy màu sắc của vùng da tổn thương nhạt dần và khi bỏ tay ra màu sắc sẽ trở lại như cũ.
  • Khi bệnh mới khởi phát, vùng da bị tổn thương của trẻ sẽ có màu đỏ, hơi khô và xuất hiện vảy li ti. Chàm đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là mặt, cổ, mu bàn tay, mu bàn chân,…
  • Tổn thương chàm đỏ có thể phát triển lan rộng ra vùng da xung quanh nhưng rất chậm. Khi trẻ đến độ tuổi dậy thì thì vết chàm đỏ sẽ ngừng gia tăng kích thước và có xu hướng thuyên giảm.
  • Nếu vùng da tổn thương tiếp xúc với mồ hôi hoặc nguồn nước bẩn sẽ gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

Triệu chứng bên ngoài của bệnh chàm đỏ khá giống với u máu nên có rất nhiều bậc phụ huynh bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, tổn thương chàm đỏ lại khá lành tính còn u máu lại gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Mẹ cần phân biệt bệnh u máu với chàm đỏ để có các biện pháp xử lý đúng cách
Mẹ cần phân biệt bệnh u máu với chàm đỏ để có các biện pháp xử lý đúng cách

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Cũng như các loại viêm da thường gặp khác, hiện nay y khoa vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến các yếu tố sau đây:

  • Do di truyền: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có người thân bị chàm đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Do đột biến gen: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ có tiếp xúc với các tác nhân gây hại đến thai nhi hoặc chịu tác động tiêu cực bởi các tác nhân bên ngoài dẫn đến đột biến gen sẽ khiến bé có nguy cơ bị chàm đỏ khi sinh ra.
  • Do nhiễm khuẩn: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ chẳng may mắc phải các bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị chàm đỏ ở trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi vi khuẩn phân chia tế bào sẽ gây tổn thương đến làn da của thai nhi và hình thành nên các vết chàm.

Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Chàm đỏ là bệnh lý lành tính không phát sinh biến chứng hay gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, vì thế mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Ở những trường hợp chàm đỏ phát triển ở vùng da mặt, má và cổ sẽ trông rất mất thẩm mỹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ khi lớn lên.

Trường hợp chàm đỏ gây tổn thương ở vùng da quanh mắt của trẻ thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Nếu không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách, các tổn thương này sẽ chuyển biến sang giai đoạn ác tính và phát sinh biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, viêm nhiễm,…

Ở vùng da bị tổn thương chàm đỏ, nếu có xuất hiện mẩn đỏ sẫm màu thì phải nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Vì rất có thể đây là bớt dạng u máu, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh chàm đỏ phát triển ở vùng da mặt của trẻ gây mất thẩm mỹ
Bệnh chàm đỏ phát triển ở vùng da mặt của trẻ gây mất thẩm mỹ

Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có chữa được không?

Bệnh chàm đỏ có thể gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu và tác động tiêu cực đến tâm trạng của trẻ. Thông thường, kích thước tổn thương trên da sẽ không cố định mà sẽ có sự gia tăng theo thời gian, nhưng đến độ tuổi dậy thì chúng sẽ có xu hướng tự khỏi. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu thực hiện điều trị đúng cách thì làn da của trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường và không để lại sẹo trên da. Nhưng nếu tổn thương phát triển ở vùng da mắt thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, các tổn thương này có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và phát sinh biến chứng.

Việc thực hiện điều trị bệnh đúng cách ngay từ giai đoạn sớm sẽ có tác dụng kiểm soát triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tổn thương lan rộng đến những vùng da xung quanh. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến hiện nay mẹ có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh theo đơn kê

Ở những trường hợp chàm đỏ tiến triển với mức độ nặng, tổn thương da phát triển lan rộng thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách. Dựa vào tình trạng bệnh mà bấc sĩ sẽ kê đơn điều trị sao cho phù hợp.

  • Trường hợp chàm sữa mức độ nhẹ: Kê đơn điều trị bằng thuốc chống dị ứng kết hợp với việc sử dụng sữa tắm chuyên dụng. Sử dụng phổ biến nhất là sữa tắm Cetaphil.
  • Trường hợp chàm sữa mức độ nặng: Tiến hành thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra bệnh lý. Dựa vào độ tuổi và loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc bôi chứa corticoid.

Khi dùng thuốc trị bệnh cho trẻ sơ sinh mẹ cần phải hết sức cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Do đây là đối tượng nhạy cảm, nếu sử dụng thuốc trị bệnh không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đúng cách
Đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đúng cách

Nếu trẻ bị chàm đỏ trên 3 tuổi, ngoài dùng thuốc Tây y bạn cũng có thể thực hiện điều trị cho trẻ bằng các liệu pháp công nghệ cao. Thường được sử dụng là chiếu tia laser, quang trị liệu, phẫu thuật thẩm mỹ,… Các phương pháp trị bệnh này có tác dụng phục hồi tổn thương trên da một cách nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh cho trẻ.

Chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Dùng các mẹo được lưu truyền trong dân gian để cải thiện tình trạng bệnh chàm đỏ là phương pháp được ưu tiên áp dụng. Do đây là liệu pháp trị bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn đối với trẻ sơ sinh. Dưới đây là các mẹo dân gian trị bệnh chàm đỏ cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

+ Chữa chàm đỏ bằng tinh dầu dừa:

  • Vệ sinh vùng da trẻ thật sạch sẽ rồi dùng khăn bông thấm khô nước. Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện cách trị bệnh này đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

+ Thoa nước cốt khoai tây tươi

  • Rửa sạch 1 củ khoai tây tươi, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi đem đi ép lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt khoai tây cùng với một ít nước lọc rồi dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày, sau thời gian dài áp dụng bạn sẽ thấy vết chàm mờ hẳn.
Chữa bệnh chàm đỏ cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng củ khoai tây tươi
Chữa bệnh chàm đỏ cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng củ khoai tây tươi

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ cũng nên chú ý đến việc chăm sóc da tại nhà cho trẻ. Thực hiện chăm sóc da đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương trên da, ngăn ngừa bệnh tái phát và rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm đỏ:

  • Chú ý trong việc lựa chọn sản phẩm làm sạch da cho trẻ sơ sinh, tránh sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa cao. Chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày, nước tắm cho trẻ có nhiệt độ phù hợp và thời gian tắm không quá dài.
  • Thoa thêm kem dưỡng ẩm giúp kiểm soát tổn thương trên da và ngăn ngừa bệnh phát triển lan rộng. Tránh để bé tiếp xúc với môi trường có nguồn không khí bị ô nhiễm.
  • Không gian sống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí. Luôn giữ nhiệt độ cơ thể bé ở mức độ ổn định, làm mát không khí khi trời nóng và giữ ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh.
  • Cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái và làm bằng chất liệu có độ thấm hút mồ hôi tốt như cotton, tơ tằm,… Nên tránh các loại quần áo làm bằng chất liệu len dạ và nhiều lớp.
  • Thường xuyên cắt móng tay và đeo bao tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi lên vùng da bị tổn thương gây trầy xước, rách da và làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Khi đưa trẻ đi ra ngoài, mẹ nên bôi kem chống nắng cho trẻ để bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng dành cho trẻ sơ sinh.
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để cơ thể trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu trẻ bị chàm đỏ thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường.
  • Chế độ ăn uống của trẻ cần phải kiêng cữ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, cá biển, hải sản, nội tạng động vật,… Nếu trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ phải tránh sử dụng nhóm thực phẩm trên.
  • Khi triệu chứng của bệnh mới bùng phát, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Mẹ nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh
Nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời. Đây là bệnh lý lành tính nhưng không vì thế mà mẹ chủ quan trong việc điều trị. Nếu không bệnh sẽ phát triển lan rộng gây mất thẩm mỹ và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc và kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh có thể kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da phù nề, rỉ dịch,...

Bị chàm khi mang thai – Cách xử lý, điều trị cho mẹ bầu

Một số phụ nữ có thể bị chàm khi mang thai. Tình trạng này khiến da đỏ, ngứa và viêm. Mặc dù có thể gây khó chịu, đau đớn, tuy...

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì mau khỏi và cách làm?

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, nấu nước tắm từ các loại thảo...

Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Bệnh chàm môi là một trong những dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện khiến da môi khô ráp, bong tróc, nứt nẻ hay thậm chí là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn