Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng lá muồng trâu trị chàm đúng cách rất hiệu quả

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu chưa rõ nguyên nhân gây nên. Trong dân gian có lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm. Bài viết này cung cấp một số thông tin về tác dụng của rau răm, một số cách chữa tổ đỉa bằng rau răm tại nhà,… Tuy nhiên, bệnh nhân cần hói ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng thực hiện.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa tổ đỉa bằng rau răm.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa tổ đỉa bằng rau răm.

Rau răm có chữa khỏi bệnh tổ đỉa không?

Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh da liễu thường gặp. Các bác sĩ Da liễu cho rằng, tổ đỉa chỉ là một dạng đặc biệt của bệnh chàm trên da (Eczema). Quá trình diễn biến và triệu chứng của bệnh tổ đỉa là:

  • Da xuất hiện những mụn nước (mỗi nốt mụn có kích thước 1 – 2mm);
  • Ngứa ngáy tại chỗ có mụn nước;
  • Càng gãi càng ngứa, số lượng mụn nước càng tăng;
  • Mụn nước kéo dài trong vài tuần rồi tự xẹp;
  • Sau đó, da bị bong vảy, để lại phần da non màu hồng bên dưới lớp vảy.

Bệnh tổ đỉa thường tái phát nhiều lần trong đời. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, chất niken có trong những loại đồ ăn, nước uống sẽ khiến bệnh tổ đỉa trở nên nặng nề hơn.

Khi bị bệnh tổ đỉa, một trong những phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng đó là dùng rau răm. Rau răm là một loại rau ăn kèm với một số món ăn như hột vịt lộn, gỏi,… Nhưng rau răm còn là một vị thuốc Nam, được ứng dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.

Tổ đỉa là tình trạng da ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước.
Tổ đỉa là tình trạng da ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước.

Theo Đông y, rau răm có vị cay ấm, có những tác dụng dược lý như:

  • Tiêu độc;
  • Trừ phong hàn;
  • Hoạt huyết;
  • Kháng viêm hạ khí;
  • Kích thích tiêu hóa.

Như vậy, với tác dụng tiêu độc, trừ phong hàn của rau răm, người xưa đã dùng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa và truyền miệng mẹo hay này cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp điều trị theo dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng.

Rau răm thường được biết đến là vị thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng khó tiêu, chướng bụng.

4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm

1. Đắp trực tiếp trên da

Người dùng chuẩn bị khoảng một nắm rau răm tươi, rửa sạch trước khi dùng. Sau đó giã nát rau răm rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa.

Người bệnh đắp thuốc trong vòng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc từ 1 – 2 lần hàng ngày, sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng tổ đỉa trên da.

2. Bổ sung rau răm vào bữa ăn

Bên cạnh phương pháp đắp thuốc trực tiếp lên da, người bệnh cũng có thể ăn sống rau răm trong các bữa ăn. Dược chất trong rau răm sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh từ bên trong cơ thể, giúp đẩy lùi tình trạng viêm ngứa, mụn nước trên da.

Các món ăn thường ăn với rau răm là: Trứng vịt lộn hấp, trứng vịt lộn xào me, gỏi, sò huyết xào rau răm, gà luộc,…

Người bệnh tổ đỉa có thể bổ sung rau răm vào những bữa ăn để bệnh tình cải thiện hơn.
Người bệnh tổ đỉa có thể bổ sung rau răm vào những bữa ăn để bệnh tình cải thiện hơn.

3. Công thức rau răm và trầu không

Lá trầu không (tên khoa học: Piper betle) là một loại dược liệu trong Đông y. Lá trầu có mùi thơm hắc, có vị cay nồng, có tính ấm. Trầu không có những tác dụng như: sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn, trừ phong,…

Với khả năng sát khuẩn của trầu không, kết hợp với rau răm, chúng ta sẽ có được một bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng.

Người dùng vò nát khoảng 10 lá trầu không với một nắm rau răm, sau đó cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Người bệnh ngâm rửa vùng da bị chàm với nước rau răm, trầu không.

Người bệnh cũng có thể dùng băng gạc sạch, thấm nước rau răm với trầu không và bôi lên da.

Bài thuốc này giúp sát khuẩn tại vùng da bị tổ đỉa, làm giảm ngứa, làm xẹp các mụn nước và giúp đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng.

4. Rau răm kết hợp với muối

Để thực hiện bài thuốc này, người dùng chuẩn bị một nắm rau răm và một ít muối tinh luyện. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch rau răm, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Giã nát rau răm, vắt lấy nước cốt;
  • Bước 3: Hòa một ít muối vào nước cốt rau răm;
  • Bước 4: Dùng bông sạch thấm nước cốt rau răm, bôi lên vùng da đang bị tổn thương. Giữ nguyên trong vòng 10  phút;
  • Bước 5: Rửa lại với nước sạch.
Hòa muối vào nước cốt rau răm, bôi lên vùng da bị tổ đỉa để chữa trị.
Hòa muối vào nước cốt rau răm, bôi lên vùng da bị tổ đỉa để chữa trị.

Một vài lưu ý khi dùng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa

Khi áp dụng các bài thuốc từ rau răm chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng rau răm chưa được nghiên cứu khoa học. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng thực hiện, cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
  • Không nên tiêu thụ quá nhiều rau răm vì dễ gây nóng trong người. Một số tác dụng phụ thường gặp là: mắt đổ ghèn, sinh lý nam giới giảm sút,…;
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ rau răm, nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ, cần khai báo ngay với bác sĩ chuyên khoa;
  • Người bệnh không nên phối hợp dùng thuốc Tây lẫn thuốc Nam cùng lúc;
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc Tây, chuyển hẳn sang điều trị bằng thuốc Nam khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;

Bên cạnh việc dùng các bài thuốc từ rau răm, người bệnh cần chăm sóc tổn thương trên da đúng cách để bệnh tổ đỉa mau chóng thuyên giảm. Người bệnh nên: ăn các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C, vitamin B, vitamin E, tắm gội hàng ngày, bảo vệ vùng da bị tổ đỉa trước gió bụi,…

Bài viết giới thiệu cung cấp một số thông tin về tác dụng của rau răm, những cách dùng rau răm trị tổ đỉa trong dân gian và một số lưu ý khi áp dụng. Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng, đây chỉ là phương thức chữa trị truyền miệng qua nhiều đời, chưa có cơ sở khoa học. Người bệnh cần thận trọng, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương lành tính trên da. Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều không ảnh hưởng xấu đến sức...

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

"Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?" là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sản phẩm có thành chính là Lanolin và Zinc Oxide có...

Dùng lá muồng trâu trị chàm đúng cách rất hiệu quả

Biện pháp dùng lá muồng trâu trị chàm được nhiều người bệnh áp dụng vì tính hiệu quả và an toàn. Phương pháp này được cho là an toàn đối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn