4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bị chàm ở tay chân và cách trị hiệu quả, nhanh khỏi

Tay và chân là vị trí dễ bị chàm (eczema) do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, nấm mốc,… Tương tự như chàm ở những vị trí khác, eczema ở tay/ chân có đặc tính dai dẳng, tiến triển mãn tính và rất dễ tái phát. Chính vì vậy, dù có tính chất lành tính, bệnh lý này vẫn cần được điều trị và chăm sóc tích cực.

chàm tay chân
Tay và chân có tần suất tiếp xúc cao nên rất dễ bị chàm (eczema)

Bị chàm ở tay, chân và thông tin cần biết

Chàm (eczema) là một dạng viêm da mãn tính, điển hình bởi tình trạng da khô ráp, viêm đỏ, nứt nẻ, tróc vảy và ngứa ngáy. Tổn thương do chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào, trong đó tay và chân là hai vị trí khá thường gặp. Chàm ở tay, chân gặp nhiều ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn, ít gặp trẻ sơ sinh (chủ yếu bị chàm ở hai bên má và các vùng da khác trên mặt).

Tương tự như chàm (eczema) ở những vị trí khác, chàm ở tay và chân là bệnh da liễu lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ảnh hưởng duy nhất của bệnh lý này là tình trạng ngứa ngáy dai dẳng. Mức độ ngứa có thể tăng lên khi có kích thích cơ học hoặc tiếp xúc với chất kích ứng và dị ứng.

Tuy nhiên so với những vùng da khác, da tay và da chân có tần suất tiếp xúc thường xuyên. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, tổn thương da có thể bị bội nhiễm. Dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng cơ chế gây bệnh chàm ở tay, chân có mối liên hệ mật thiết với tính chất nghề nghiệp.

Các triệu chứng của bệnh chàm tay, chàm chân

Tương tự như các thể chàm khác, bệnh chàm tay và chàm chân có triệu chứng khá điển hình, dễ nhận biết. Tổn thương có thể xuất hiện khu trú ở tay và chân hoặc cũng có thể ảnh hưởng cùng lúc nhiều vùng da trên cơ thể.

bệnh chàm tay
Bệnh chàm ở tay và chân đặc trưng bởi tình trạng da viêm đỏ, khô ráp, nứt nẻ và bong vảy

Các triệu chứng nhận biết bệnh chàm tay, chàm chân:

  • Da xuất hiện các đám đỏ bằng phẳng, không có ranh giới rõ so với vùng da xung quanh
  • Sau đó, bề mặt đám đỏ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ. Sau một thời gian, mụn nước tự vỡ, rỉ dịch, gây trợt loét và phù nề.
  • Cuối cùng, dịch đóng thành vảy tiết và bong tróc. Nếu có hiện tượng bội nhiễm, da thường đóng vảy tiết màu vàng, bề mặt da sưng đỏ và phù nề.
  • Quá trình nổi mụn nước – rỉ dịch lặp đi lặp lại trong vài tuần
  • Khi mụn nước tiêu hoàn toàn để lại nền da đỏ, bề mặt dày sừng, nứt nẻ và bong tróc
  • Ở giai đoạn đầu, tổn thương da có thể gây ngứa âm ỉ kèm theo đau rát
  • Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn da dày sừng, nứt nẻ, tổn thương chủ yếu gây ngứa ngáy và mức độ ngứa có thể tăng lên nếu liên tục có kích thích cơ học (gãi cào, chà xát, tỳ đè,…)
  • Nếu chàm ảnh hưởng đến ngón tay/ chân, móng chân có thể bị giòn, đục màu và biến dạng sau một thời gian

Nguyên nhân – Yếu tố gây bệnh chàm ở tay và chân

Chàm là một dạng viêm lớp nông của da mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Dù chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng cơ chế của eczema rất phức tạp, có liên quan đến cơ địa dị ứng, đặc điểm da dưới sự kích hoạt của các tác nhân nội sinh và ngoại sinh.

Tay, chân là vị trí có tần suất tiếp xúc cao. Do đó, tổn thương do chàm rất dễ xảy ra ở 2 vùng da này. Hơn nữa nếu không có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế, bệnh chàm ở tay và chân có thể tái phát nhiều lần hơn so với chàm ở những vị trí thông thường.

1. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở tay, chân

Thực tế, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm (eczema) vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên qua nghiên cứu cơ chế bệnh sinh, dịch tễ, mô bệnh học,… các chuyên gia nhận thấy bệnh chàm nói chung và chàm tay, chân nói riêng có liên quan đến những yếu tố sau:

bị chàm ở chân
Thiếu hụt filaggrin khiến hàng rào bảo vệ da suy giảm, da dễ mất nước và dị nguyên dễ dàng xâm nhập
  • Đặc thù cơ địa dị ứng: Tất cả các bệnh nhân bị chàm đều có cơ địa dị ứng. Đây là yếu tố chính gây ra các rối loạn đáp ứng miễn dịch đối với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Kết quả là gây hoạt hóa IgE, làm phóng thích các yếu tố tiền viêm và gây viêm vào lớp nông của da.
  • Di truyền: Cơ địa dị ứng là yếu tố có khả năng di truyền cao. Hầu hết người bị bệnh chàm đều có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý có liên quan đến cơ chế dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản và sốt mùa cỏ khô.
  • Đặc điểm của da: Ở phần lớn bệnh nhân bị eczema, cấu trúc da có hiện tượng thiếu hụt filaggrin – một loại protein đặc biệt có vai trò liên kết tế bào sừng nhằm tạo ra màng ngăn vật lý. Màng ngăn này có chức năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài và hạn chế hiện tượng thoát hơi nước. Do đó với đặc điểm da thiếu hụt filaggrin, dị nguyên dễ dàng xâm nhập và kích thích chàm ở tay, chân bùng phát.

Những yếu tố này khiến dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, kích hoạt phản ứng rối loạn đáp ứng miễn dịch và kết quả là làm bùng phát tổn thương da của bệnh chàm (eczema). Trong khi đó, người không có những yếu tố kể trên hầu như không phát sinh triệu chứng hoặc chỉ bị kích ứng da nhẹ sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

2. Yếu tố kích thích

Chàm và các bệnh lý có cơ chế dị ứng đều chỉ bùng phát khi có các yếu tố kích thích. Ở bệnh chàm tay, chàm chân, các yếu tố kích thích có thể là:

bị chàm tay
Xà phòng là yếu tố thường gặp nhất kích thích triệu chứng của chàm tay và chàm chân bùng phát
  • Kích thích cơ học: Các kích thích cơ học như gãi, tỳ đè, ma sát, chà xát mạnh,… lên da có thể kích thích phản ứng dị ứng, làm tăng kháng nguyên IgE và các hoạt chất gây viêm, tiền viêm khác. Ngoài ra, các kích thích cơ học còn là yếu tố làm tăng mức độ – phạm vi tổn thương và gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Yếu tố dị ứng, kích ứng: Ngoài ra, chàm tay, chân còn có thể bùng phát do tiếp xúc với dung môi công nghiệp, hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, nọc độc côn trùng, nấm mốc, mạt bụi,… Các yếu tố này có vai trò như dị nguyên kích hoạt phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch. Kết quả là hoạt hóa tế bào basophils hoặc tế bào mastocytes và gây giải phóng các chất hóa học vào da.
  • Do nhiễm nấm: Tay và chân là hai vị trí dễ bị nhiễm nấm men. Thông thường, nhiễm nấm chỉ gây nấm da, nấm kẽ chân và nấm móng. Tuy nhiên, hầu hết các loại nấm men đều phát triển và sống phụ thuộc vào lipid trên thượng bì da. Do đó ở những người có cơ địa nhạy cảm, các chất chuyển hóa của nấm có thể kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Ở trường hợp chàm bùng phát do nấm, điều trị phải kết hợp giữa thuốc trị chàm (eczema) và thuốc kháng nấm để ngăn ngừa tái nhiễm.
  • Yếu tố nội sinh: Chàm (eczema) là một trong những bệnh da liễu chịu tác động của các yếu tố nội sinh. Các yếu tố như xúc động quá mức, tâm lý bất ổn, căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết,… có thể khiến chàm tay, chân bùng phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn.

Chàm tay, chàm chân có mối liên hệ mật thiết với tính chất nghề nghiệp. Người làm các công việc phải tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, kim loại,… thường xuyên như thợ mỏ, cơ khí, nội trợ, đầu bếp, xi măng,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người làm những công việc khác.

Chàm ở tay – chân có nguy hiểm không?

Bệnh chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, dễ tái phát và hầu như chưa thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể tự thuyên giảm hoàn toàn sau một thời gian dài bùng phát. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh tiến triển dai dẳng, kéo dài trong suốt cả cuộc đời. Tương tự như chàm ở những vị trí khác, chàm ở tay, chân thường khởi phát theo từng giai đoạn xen kẽ, bao gồm giai đoạn ổn định và giai đoạn vượng (bệnh bùng phát mạnh).

Dù có đặc tính dai dẳng và không thể điều trị nhưng chàm (eczema) nói chung và chàm tay – chân nói riêng đều là bệnh lành tính. Bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình và gây ngứa ngáy dai dẳng, dữ dội. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, chàm ở tay chân có thể tạo ra vòng xoắn bệnh “gãi – ngứa – gãi”, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động.

bị chàm chân
Chàm ở tay và chân gây ngứa ngáy dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và hiệu suất lao động

Da tay và da chân là những vị trí có tần suất tiếp xúc cao. Vì vậy, nguy cơ bội nhiễm da và tần suất tái phát chàm thường cao hơn so với những vùng da khác. Điều này tác động tiêu cực đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, dù là bệnh lành tính, chàm tay và chàm chân vẫn cần được điều trị và chăm sóc tích cực.

Cách điều trị bệnh chàm ở tay và chân

Mục tiêu của điều trị chàm (eczema) là giảm nhẹ tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và hạn chế ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống. Vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên bệnh nhân cần kết hợp giữa sử dụng thuốc và chế độ chăm sóc khoa học. Phụ thuộc hoàn toàn vào các phương pháp y tế có thể gây ra tác dụng phụ, rủi ro, gây hao tốn tài chính và làm tăng tần suất tái phát bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm tay, chàm chân:

1. Tránh các chất kích ứng, dị ứng

Chất dị ứng, kích ứng là yếu tố kích hoạt hoặc làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh chàm. Do đó, biện pháp cơ bản và quan trọng nhất để kiểm soát triệu chứng của eczema ở tay chân là cách ly, hạn chế các yếu tố có khả năng bùng phát bệnh.

chàm ở chân
Hạn chế sơn móng tay, sử dụng trang sức bằng kim loại,… nếu bị chàm (eczema) ở tay và chân

Khi bị chàm tay và chàm chân, cần hạn chế các yếu tố kích ứng và dị ứng sau:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với các chất có khả năng ăn mòn da như hóa chất, dung môi công nghiệp, xà phòng, chất tẩy rửa,… Các loại hóa chất này khiến màng lipid của da suy giảm, da khô căng, bong tróc và nứt nẻ nặng.
  • Tránh sơn móng tay và kiểm tra trang sức trước khi sử dụng. Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng các yếu tố này có thể khiến tổn thương da do chàm tiến triển dai dẳng, lan rộng và dễ tái phát.
  • Hạn chế tối đa các kích thích cơ học lên chân và tay. Nên mang giày có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm và thoáng để giảm ma sát lên da.
  • Tránh các yếu tố nội sinh có thể khiến bệnh tiến triển nặng như xúc động quá mức, căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết,…
  • Không sử dụng thức ăn gây dị ứng và các loại thuốc có nguy cơ dị ứng cao như kháng sinh nhóm beta-lactam, NSAID – đặc biệt là Aspirin.
  • Không để da tay và da chân tiếp xúc với nước lạnh, không khí khô hanh, nhiệt độ thấp,… Nếu thời tiết lạnh, nên mang vớ và bao tay để giữ ấm tay, chân và hạn chế sự xâm nhập của phấn hoa, bụi bẩn.

Không chỉ có vai trò trong quản lý triệu chứng của bệnh chàm, cách ly và hạn chế với các yếu tố kích thích còn có thể giảm nguy cơ bệnh tái phát đáng kể.

2. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, bệnh nhân cần sử dụng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc thường được chỉ định trong một thời gian nhất định với mục đích giảm ngứa, tiêu viêm và làm sạch tổn thương da. Sau khi triệu chứng thuyên giảm, cần ngưng sử dụng và duy trì bằng các biện pháp chăm sóc để tránh hiện tượng lạm dụng thuốc.

cách trị chàm tay
Trong thời gian bệnh bùng phát mạnh, có thể dùng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh chàm tay, chàm chân:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid dạng bôi là loại thuốc có vai trò chính trong quản lý tổn thương và triệu chứng ngứa ngáy do chàm (eczema) gây ra. Thuốc thường được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương 2 lần/ ngày trong 14 – 20 ngày. Dù cho hiệu quả tốt nhưng corticoid là loại thuốc có nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Thuốc bôi ức chế calcineurin có hiệu quả chống viêm tốt – chỉ đứng sau corticoid. Thuốc không gây ra tác dụng phụ mỏng da, teo da, giãn mao mạch,… như corticoid dạng bôi. Tuy nhiên, do giá thành khá cao nên nhóm thuốc này không được ưu tiên sử dụng. Hiện nay, thuốc bôi ức chế calcineurin thường được dùng trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc bôi corticoid. Hoặc có thể dùng xen kẽ với corticoid dạng bôi theo chu kỳ 20 ngày để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp có bội nhiễm, cần sử dụng kháng sinh chống tụ cầu vàng (tác nhân chính gây bội nhiễm da). Với kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định dùng dạng bôi hoặc dạng uống tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Nếu bệnh chàm bùng phát do nấm hoặc bội nhiễm do nấm men, thuốc chống nấm đường bôi và đường uống sẽ được cân nhắc sử dụng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng nhằm giảm ngứa do chàm (eczema) gây ra. Nhóm thuốc này gần như không có tác dụng trong việc giảm tổn thương da. Thuốc kháng histamine H1 chủ yếu được sử dụng ở đường uống. Thuốc dạng bôi không mang lại cải thiện rõ rệt mà ngược lại còn có thể gây viêm da tiếp xúc.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh chàm tay, chân chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng lâm sàng, hoàn toàn không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, cần giới hạn tần suất và thời gian dùng thuốc, tránh lạm dụng và phụ thuộc thuốc quá mức.

3. Can thiệp liệu pháp ánh sáng

So với chàm ở những vùng da khác, chàm tay và chân có nguy cơ tái phát cao, tiến triển dai dẳng và mãn tính do thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, dị ứng. Do đó trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp liệu pháp ánh sáng.

cách trị chàm tay
Trong trường hợp chàm tái phát nhiều lần, có thể cân nhắc liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp này sử dụng tia UVA, UVB và PUVA nhân tạo nhằm ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch như bạch cầu hạt, tế bào mast, tế bào lympho T. Với cơ chế này, liệu pháp ánh sáng có thể ức chế giải phóng các chất gây viêm và tiền viêm vào da. Nhờ đó có thể giảm mức độ ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da do chàm (eczema).

Liệu pháp ánh sáng thường được thực hiện 3 – 4 lần/ tuần trong vài tháng. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng liệu pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như kích ứng, cháy nắng, bỏng rát da và tăng nguy cơ ung thư da nếu lạm dụng quá mức.

4. Các biện pháp chăm sóc

Chàm là bệnh da liễu có cơ chế phức tạp, đặc tính dai dẳng, kéo dài và rất dễ tái phát. Do đó song song với các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc như:

cách trị chàm tay
Dưỡng ẩm da thường xuyên có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất – mức độ bệnh tái phát
  • Dưỡng ẩm được xem biện pháp chăm sóc quan trọng nhất đối với bệnh chàm (eczema). Cấp ẩm thường xuyên giúp da giảm khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Đồng thời phục hồi hàng rào lipid, ngăn chặn hiện tượng thoát hơi nước và chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài. Do đó, bệnh nhân cần dưỡng ẩm cho da từ 2 – 5 lần/ ngày đều đặn trong suốt thời gian dài – kể cả giai đoạn bệnh bùng phát mạnh.
  • Có thể ngâm rửa da với nước ấm và massage nhẹ để giảm vảy bong, cải thiện tình trạng ngứa và dày sừng. Sau đó, nên lau khô và dưỡng ẩm da ngay lập tức. Dù là biện pháp đơn giản nhưng cách này có thể giảm tổn thương da do chàm tay, chàm chân một cách rõ rệt.
  • Ưu tiên dùng các loại xà phòng có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch da nhẹ dịu, tránh gây kích ứng và làm khô ráp, bong tróc da.
  • Giữ ấm da tay và da chân khi thời tiết chuyển lạnh. Vì không khí lạnh, khô hanh có thể khiến da tăng thoát hơi nước và trở nên khô căng, nứt nẻ.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho làn da như thực phẩm giàu Omega 3, vitamin E, C, khoáng chất,… Chế độ ăn khoa học có thể duy trì độ ẩm tự nhiên và cải thiện các khiếm khuyết của da từ sâu bên trong.

5. Trị dứt điểm chàm ở tay chân bằng liệu trình ĐẶC TRỊ bệnh chàm Quân dân 102 UỐNG – BÔI NGÂM – RỬA

Nếu chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chàm da tại chỗ thì sẽ không thể loại bỏ bệnh lâu dài. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh, corticoid,… luôn đi kèm tác dụng phụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu người bệnh lạm dụng.

Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc Đông y điều trị dứt điểm chàm ở tay chân. Bài thuốc Đông y không chỉ đẩy lùi bệnh từ gốc mà còn đặc biệt an toàn, lành tính.

Trong Đông y, bài thuốc đặc trị bệnh chàm Quân dân 102 kết hợp sử dụng đồng thời cùng lúc “TRONG UỐNG – NGOÀI BÔI, NGÂM RỬA” được nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao về khả năng giải quyết bệnh chàm từ căn nguyên bên trong đến triệu chứng tổn thương da tại chỗ, phục hồi tổn thương da, nâng cao thể trạng, hệ miễn dịch cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Bài thuốc đặc trị bệnh chàm Quân dân 102 là được hoàn thiện từ công trình khoa học “Nghiên cứu giải pháp điều trị bệnh viêm da bằng bài thuốc Y học cổ truyền” được thực hiện bởi TTUT, BSCKII Lê Phương và các chuyên gia tại Quân dân 102. Qua quá trình phân tích dược tính từng thảo dược tự nhiên kết hợp nghiên cứu gần 100 phương thuốc cổ phương sàng lọc ra hơn 30 thảo dược tự nhiên đặc trị viêm da, tiêu ban, giải độc,…

Một số chủ dược tiêu biểu có thể kể đến như: Bồ công anh, đơn đỏ, sài đất, ngưu bàng tử, phòng phong, kim ngân hoa, hoàng kỳ, ké đầu ngựa,… và nhiều loại thảo dược khác.

Các thảo dược này được kết hợp với nhau theo cơ chế BỔ CHÍNH – KHU TÀ của YHCT và được bào chế theo công thức độc đáo với 3 dạng chế phẩm, mang tới công dụng vượt trội sau:

  • Bài thuốc thang uống:

Có tác dụng điều trị bệnh chàm ở tay chân từ bên trong bằng cách thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng giải độc của gan – thận, triệt tiêu triệu chứng chàm da, loại bỏ căn nguyên. Đồng thời, bài thuốc còn có công dụng bồi bổ phế – gan – thận, lưu thông khí huyết, tăng cường miễn dịch, ổn định cơ địa, ngăn các dị nguyên xâm nhập gây tái phát bệnh.

  • Thuốc ngâm rửa:

Có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn, nấm men, virus,… kháng viêm, hạn chế tổn thương da lan rộng, giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, nổi mẩn, khô tróc da và viêm nhiễm bề mặt da. Ngoài ra, bài thuốc ngâm rửa còn có công dụng hỗ trợ cao thuốc bôi ngoài da được thẩm thấu sâu hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

  • Thuốc cao bôi ngoài da:

Thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm da, làm mềm và phục hồi tổn thương trên da. Sau khi hấp thụ vào da, các dưỡng chất từ thảo dược giúp làm lành tổn thương da, tái tạo tế bào da, liền sẹo, tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Đồng thời, nhằm khắc phục hạn chế giải quyết triệu chứng chậm của thuốc Đông y thông thường, bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102 được ứng dụng theo phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn.

Liệu trình điều trị chàm da với bài thuốc thảo dược Quân dân 102
Liệu trình điều trị chàm da với bài thuốc thảo dược Quân dân 102

Trước tiên, bài thuốc tập trung giải quyết nhanh các triệu chứng chàm da khó chịu, giúp người bệnh giảm bớt ngứa ngáy, tình trạng viêm nhiễm trên da. Tiếp theo, bài thuốc mới đi sâu vào giải quyết căn nguyên gây bệnh theo nguyên tắc điều trị bệnh từ gốc của Đông y.

Tùy thuộc theo từng cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà liệu trình điều trị sẽ được điều chỉnh linh hoạt về thành phần, liều lượng thuốc, thứ tự mỗi giai đoạn.

Hiện nay, Quân dân 102 đang ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng trong điều trị chơ bệnh nhân chàm da. Phác đồ điều trị bệnh chàm với bài thuốc YHCT của đơn vị được chỉ định cho bệnh nhân dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh chính xác của các kỹ thuật hiện đại như soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

Giải pháp điều trị chàm da bằng Đông y có biện chứng
Giải pháp điều trị chàm da bằng Đông y có biện chứng

Với cơ chế tác động toàn diện, liệu trình thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA điều trị chàm da Quân dân 102 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân về hiệu quả điều trị.

Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102
Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102

Người bệnh có nhu cầu điều trị chàm da hoặc tìm hiểu thêm về bệnh lý có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Số 7 Ngõ 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hotline 0888 598 102
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline 0888 698 102

Website:  https://benhvienquandan102.org/

Fanpage: Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102

Phòng ngừa chàm tay, chàm chân bằng cách nào?

Chàm tay, chàm chân là bệnh da liễu mãn tính và chưa thể điều trị hoàn toàn. Do đó sau khi bệnh chuyển sang giai đoạn ổn định, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tần suất – mức độ bệnh tái phát.

Các biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh chàm tay, chàm chân:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng và các chất tẩy rửa có độ pH kiềm.
  • Cân nhắc thay đổi công việc nếu chàm ở tay, chân có xu hướng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và hiệu suất lao động.
  • Mang ủng, mang bao tay cao su khi dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, tránh để da tiếp xúc với côn trùng, nấm mốc, mạt bụi và mủ thực vật.
  • Không mang giày dép quá chật, chất liệu dày cứng và khó thấm hút.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên là cách phòng ngừa chàm (eczema) hiệu quả. Tuy nhiên, cần duy trì biện pháp này đều đặn và lâu dài.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên.

Chàm ở tay và chân là tình trạng da liễu khá phổ biến, gặp nhiều ở người làm công việc nội trợ, cơ khí, đầu bếp,… Dù là bệnh lành tính nhưng nếu không kiểm soát, chàm (eczema) có thể bùng phát mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần tích cực chăm sóc, điều trị và chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

"Chữa trị bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?" là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những căn bệnh ngoài da...

Chàm thể tạng là gì? Giải pháp điều trị và phòng ngừa

Chàm thể tạng là loại chàm phổ biến nhất trong các loại bệnh chàm. Đây là một tình trạng da mãn tính, gây ngứa rất phổ biến ở trẻ em nhưng...

Dùng kem Cetaphil Baby dưỡng ẩm trị chàm cho bé?

Kem Cetaphil Baby là sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm Cetaphil, có tác dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị chàm và các bệnh da liễu thường gặp...

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

"Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?" là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây hai căn bệnh này đều thuộc bệnh da...

Bị chàm da ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị mau khỏi

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng bị chàm da ở mặt đặc biệt khó chịu, đau đớn...

Triệu chứng chàm khô tróc vảy và cách điều trị

Chàm khô tróc vảy có tổn thương lâm sàng là tình trạng da khô ráp, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc kèm đau rát và ngứa ngáy. Cơ chế bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn