Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bệnh chàm bìu là một dạng viêm da. Bệnh xảy ra với những đặc trưng riêng như vùng da bìu bong vảy, dày, đỏ, dị ứng, gây kích ứng. Tuy nhiên chàm bìu chưa được nhìn nhận như một bệnh lý riêng biệt. Quá trình điều trị thường suôn sẻ, không khó nhưng bệnh có thể tái phát nhiều lần. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm bìu - Cách chữa trị và thông tin cần biết
Tìm hiểu bệnh chàm bìu, biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách chữa trị và phòng ngừa

Bệnh chàm bìu là gì?

Cấu trúc da tồn tại ở dương vật, vùng bìu thường lỏng lẻo hơn so với những vị trí khác. Ngoài ra khu vực này cũng chứa rất nhiều mạch máu. Chính vì thế, vùng bìu, dương vật dễ phù nề, sưng đỏ khi bị dị ứng hoặc có phản ứng viêm. Hơn thế, vùng bìu dễ ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho viêm da tiếp xúc phát sinh.

Bệnh chàm – eczema là bệnh da liễu xảy ra phổ biến, không giới hạn độ tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường gây khó chịu, tạo ra nhiều phiền toái và rất khó để chữa dứt điểm.

Chàm bìu là một trong những dạng của bệnh eczema. Các biểu hiện của bệnh xuất hiện ở bộ phận sinh dục của nam giới. Tuy nhiên chàm bìu lại chưa được các chuyên gia nhìn nhận như một bệnh lý riêng biệt. Bởi nhiều người nhầm lẫn căn bệnh này với các bệnh lý khác xảy ra ở bộ phận sinh dục của nam. Điển hình như bệnh giang mai, bệnh lậu.

Bệnh chàm bìu là bệnh lý thể hiện cho tình trạng viêm da, ngứa ngáy, nổi mụn nước. Trong một số trường hợp, bộ phận bìu của cơ quan sinh dục nam giới bị sưng đỏ, bong tróc, có vảy, lở loét.

Khi không được điều trị, bệnh dễ dàng phát triển nặng. Trong thời gian này những biểu hiện của bệnh có thể lan rộng đến toàn bộ bộ phận sinh dục, háng, mông. Đồng thời gây đau đớn nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Bệnh xảy ra phổ biến ở những nam giới đang sống tại vùng có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh bùng phát dữ dội nhất khi thời tiết chuyển sang đông. Do hình thành ở khu vực nhạy cảm, chàm bìu khiến nam giới luôn cảm thấy khó chịu và mặc cảm. Đặc biệt là khi vùng kín xuất hiện những cơn đau nhức và ngứa rát.

Biểu hiện của bệnh chàm bìu

Các biểu hiện của bệnh chàm bìu phụ thuộc vào yếu tố bệnh sinh. Theo các chuyên gia, bệnh là kết quả của nhiều yếu tố và sự tác động gây nên, từ phía bệnh nguyên và người bệnh.

Quá trình viêm nhiễm của chàm bìu thường tạo ra những cơn ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra là do hiện tượng viêm khi xuất hiện dai dẳng sẽ giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học. Đồng thời giải phóng các chất ly giải protein.

Bệnh nhân tác động cơ học, gãi, chà xát nhiều lên vùng da bìu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình viêm phát triển, ngứa nhiều hơn, vùng da bệnh cũng dày hơn. Vòng xoắn bệnh lý cứ diễn ra một cách liên tục khiến da bệnh đỏ và dày như da thuộc.

Bên cạnh triệu chứng ngứa ngáy, bệnh chàm bìu còn tạo ra cảm giác rát bỏng, đỏ da, đau, khả năng bảo vệ của hàng rào tồn tại ở vùng da bìu suy giảm. Từ đó làm tăng tính thấm của da. Đồng thời tạo điều kiện cho tác nhân gây dị ứng, tác nhân gây viêm dễ dàng xâm nhập và phát triển.

Biểu hiện của bệnh chàm bìu
Biểu hiện của bệnh chàm bìu gồm ngứa ngáy, da đỏ, dày, có cảm giác rát bỏng, đau…

Bệnh chàm bìu xuất hiện do đâu?

Nguyên nhân khiến bệnh chàm bìu xảy ra thường phức tạp và rất khó để xác định. Theo chuyên gia, những tác nhân được liệt kê dưới đây có thể liên quan đến quá trình hình thành và phát triển bệnh:

  • Tác nhân gây dị ứng và kích ứng: Một số tác nhân gây dị ứng và kích ứng như chất tẩy rửa trong xà phòng, bột giặt, chất nhuộm, bao cao su… có thể khiến vùng da bìu bị dị ứng và hình thành bệnh chàm bìu.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường làm việc, môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với sơn, xăng dầu… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh xảy ra và phát triển mạnh.
  • Thiếu hụt vi chất: Bệnh chàm bìu có thể xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hụt một số vi chất quan trọng. Đặc biệt là kẽm.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, bệnh vảy nến, nhiễm trùng da, HIV… có thể khiến tình trạng sức khỏe suy giảm và hình thành nhiều bệnh lý, vấn đề khác. Trong đó có chàm bìu.
  • Di truyền: Tương tự như các bệnh viêm da khác, bệnh chàm nói chung và bệnh chàm bìu nói riêng có thể xuất hiện bởi yếu tố di truyền. Theo kết quả nghiên cứu, những người có tiền sử gia đình bị chàm, viêm da cơ địa, dị ứng… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Bệnh chàm được phân thành nhiều loại. Ở mỗi loại chàm, các chuyên gia lại tiếp tục phân loại. Đồng thời đánh giá bệnh lý dựa trên mức độ nghiêm trọng. Thông thường, bệnh eczema được đánh giá là một tình trạng mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Do đó quá trình chữa bệnh cần rất nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể mau chóng thuyên giảm, hiện tượng tái phát có thể được ngăn ngừa khi người bệnh áp dụng đúng phương pháp điều trị. Chàm bìu không phải là một bệnh truyền nhiễm. Vì thế, những triệu chứng của bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác mà chỉ giảm nhẹ hoặc nặng hơn.

Ở một số trường hợp hiếm gặp, nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra khi chàm bìu nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn. Điều này xuất hiện là do sự truyền nhiễm của các loại vi khuẩn trên da.

Bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện và khám bác sĩ khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Những dấu hiệu của bệnh chàm bìu xảy ra ngày càng nhiều
  • Triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt, giấc ngủ của bệnh nhân.
  • Có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc sốt cao
  • Các biểu hiện của chàm bìu có dấu hiệu phát triển mạnh và lan rộng sang nhiều khu vực khác trên cơ thể.
  • Khoảng thời gian giữa những lần xuất hiện cơn ngứa, bong tróc và tấy đỏ ngày càng ngắn hơn.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi làn da xuất hiện biểu hiện bất thường hoặc sức khỏe tổng thể gặp vấn đề. Bởi bệnh chàm có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tụ khuẩn. Đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hại khác có liên quan đến sức khỏe.

Khi nào cần khám bác sĩ?
Bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện và khám bác sĩ khi những dấu hiệu của bệnh chàm bìu xảy ra ngày càng nhiều, bị nhiễm trùng hoặc sốt cao…

Hậu quả khi bệnh chàm bìu không được điều trị sớm

Tinh hoàn sẽ bị ảnh hưởng khi bệnh chàm bìu xảy ra. Trong đó viêm tinh hoàn là biến chứng dễ xuất hiện nhất. Điều này xảy ra là do vùng da tồn tại ở bộ phận bìu rất mỏng. Biến chứng viêm tinh hoàn hình thành lâu ngày khiến chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến không có tinh trùng ở nam giới.

Ngoài ra, nếu không điều trị, chàm bìu còn khiến bệnh nhân bị thoát vị bẹn. Biến chứng này làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động. Đặc biệt là khi lao động nặng. Nguy hiểm hơn, chàm bìu có thể khiến bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới xuất hiện.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm bìu do nhiễm nấm hoặc nhiễm vi khuẩn, hiện tượng chàm hóa tại chỗ sẽ xảy ra nếu bệnh không được điều trị ngay khi xuất hiện. Đồng thời bệnh phát triển thành mãn tính và kéo dài dai dẳng. Tuy không biểu hiện ra ngoài nhưng bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh chàm bìu

Chàm bìu là bệnh lý có khả năng phát triển thành mãn tính trong thời gian ngắn. Vì thế, ngay khi các biểu hiện đầu tiên xuất hiện, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng của bệnh và yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm.

Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh chàm bìu, gồm:

Thuốc bôi đặc trị chàm bìu Steroid

Thuốc Steroid dùng trong điều trị chàm bìu thường được sử dụng dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc viên uống. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh làm giảm mức độ nghiêm trọng của một số phản ứng viêm.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp thuốc Steroid tại chỗ cùng với liệu pháp ánh sáng. Phương pháp điều trị này có thể kiểm soát bệnh chàm bìu ở mức độ từ vừa đến nặng.

Tuy nhiên người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Steroid trong thời gian ngắn. Hơn thế, liều dùng thuốc phải đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được sử dụng thuốc với liều cao khi bác sĩ chưa cho phép. Bởi việc lạm dụng thuốc có thể khiến bạn mắc phải một số vấn đề. Cụ thể như da sần sùi, da sạm màu, mỏng da, đau đầu, chóng mặt, kích ứng…

Thuốc Corticosteroid đường uống

Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Corticosteroid đường uống khi các triệu chứng của chàm bìu phát triển ở mức độ từ trung bình đến nặng. Việc sử dụng thuốc Corticosteroid sẽ giúp tình trạng viêm và một số triệu chứng khác thuyên giảm.

Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc Corticosteroid đúng liều và đúng thời gian quy định. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài và sử dụng liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bao gồm: Tăng đường huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da…

Thuốc Corticosteroid đường uống
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Corticosteroid đường uống khi các triệu chứng của chàm bìu phát triển ở mức độ từ trung bình đến nặng

Thuốc kháng Histamin

Những hoạt chất có trong thuốc kháng Histamin khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh đối kháng lại các thụ thể Histamin. Thụ thể Histamin được kích thích và giải phóng trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng, viêm và ngứa rát.

Không phải bất kì trường hợp nào đều có thể sử dụng thuốc kháng Histamin. Thuốc này chỉ được sử dụng khi bệnh chàm bìu xảy ra do dị ứng. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có khả năng mắc phải một số tác dụng phụ gồm buồn ngủ, nôn ói, chóng mặt, buồn nôn…

Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ

Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ có thể được sử dụng trong điều trị bệnh chàm bìu. Loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của các hợp chất gây viêm. Từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy. Ngoài vùng da bìu, thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ còn phù hợp với những trường hợp bị chàm ở khu vực có nếp gấp như khuỷu tay…

Tương tự như các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh chàm khác, thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ cần được sử dụng theo quy định của bác sĩ. Mộ số tác dụng phụ như khô rát da, kích ứng mắt, cảm giác châm chích… có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc bừa bãi.

Thuốc tiêm

Những loại thuốc tiêm sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng khi tình trạng viêm, bệnh chàm bìu và các triệu chứng của bệnh phát triển đến mức độ nặng, biểu hiện không thuyên giảm hoặc xảy ra trên phạm vi rộng, các loại thuốc khác không thể kiểm soát được bệnh.

Dupilumab (dupixent) sẽ được yêu cầu sử dụng. Đây là một loại thuốc tiêm có thể giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng sưng, viêm, ngứa ngáy và đau rát. Đồng thời kích thích quá trình làm lành những tổn thương.

Thông thường Dupilumab (dupixent) và một số loại thuốc tiêm khác chỉ được sử dụng 2 lần/tuần. Việc tiêm thuốc cần có sự giám sát và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu không cẩn thận, thuốc có thể khiến bệnh nhân bị loét mí mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc…

Thuốc tiêm
Những loại thuốc tiêm sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng khi tình trạng viêm, bệnh chàm bìu và các triệu chứng của bệnh phát triển đến mức độ nặng

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) có thể giúp bệnh nhân chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, đau rát, cảm giác bỏng. Đồng thời giúp các tổn thương mau chóng lành lại, phòng ngừa viêm nhiễm xuất hiện.

Để áp dụng phương pháp chữa bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tia cực tím để tác động lên vùng da bị chàm. Tuy nhiên quang trị liệu chỉ được xem xét và thực hiện ở những người bị chàm ở giai đoạn trung bình hoặc nặng. Ngoài ra việc quyết định sử dụng liệu pháp ánh sáng cần được thận trọng. Bởi liệu pháp này có thể khiến người bệnh bị lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da.

Dùng kem dưỡng ẩm và làm mềm da

Những triệu chứng của bệnh chàm bìu có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm da. Người bệnh nên sử dụng loại kem này ngay cả khi chàm bìu đang ở giai đoạn nhẹ hoặc nặng.

Việc dưỡng ẩm và làm mềm vùng da bệnh sẽ giúp bạn hạn chế cơn ngứa xuất hiện, giảm khô và rát da. Ngoài ra các chất trong kem dưỡng ẩm còn giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bong tróc da, đỏ da, đau rát và một số triệu chứng khác.

Để lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm và làm mềm da phù hợp, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra mức độ tổn thương và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tránh sử dụng những loai kem có chất tạo màu, chất tạo mùi hương… Bởi các chất này có thể khiến da của bạn bị kích ứng. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân nên dùng những sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, mật ong, dầu ô liu…

Dùng kem dưỡng ẩm và làm mềm da
Những triệu chứng của bệnh chàm bìu có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm da

Điều trị tâm lý

Nếu yếu tố tâm lý là nguyên nhân khiến bệnh chàm bìu hình thành và phát triển, bệnh nhân sẽ được chữa bệnh cùng với các chuyên gia tâm lý. Việc giảm bớt những căng thẳng, lo lắng sẽ hỗ trợ tốt quá trình điều trị các triệu chứng của chàm bìu. Đồng thời giúp người bệnh hạn chế hoạt động gãi ngứa, phòng ngừa bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng ngừa chàm bìu hình thành và tiến triển theo hướng xấu

Một số biện pháp có khả năng giúp bạn phòng ngừa chàm bìu hình thành và tiến triển theo hướng xấu, gồm:

  • Tránh ma sát mạnh, gãi ngứa. Bởi hoạt động này có thể khiến vùng da bệnh bị tổn thương, trầy xước, ngứa ngáy lan rộng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Mặc những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, rộng rãi và thoáng mát.
  • Sau khi giặt, bạn cần phơi quần áo, khăn lau dưới ánh nắng mặt trời.
  • Bạn cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, dùng quạt khi thời tiết nóng bức. Nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng dị ứng thời tiết.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, chất hóa học, chất tẩy rửa và một số tác nhân gây dị ứng khác.
  • Dưỡng ẩm, làm mềm và chống khô da bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Hạn chế thực hiện các hoạt động tiết nhiều mồ hôi. Bởi tình trạng ẩm ướt là một trong những yếu tố khiến bệnh chàm bìu hình thành và tiến triển theo hướng xấu.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng các loại xà phòng không mùi hương và không chứa chất tẩy rửa mạnh. Đồng thời giữ cơ thể luôn thoáng mát.
  • Giữ cho tay luôn sạch.
  • Tránh để công việc tạo áp lực khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân có khả năng gây kích ứng như bao cao su, chất diệt tinh trùng, nước hoa, môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, mỹ phẩm… Từ đó giúp phòng ngừa chàm bìu hình thành và tiến triển.
  • Bạn cần nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng chống bệnh chàm bìu bằng cách sử dụng thực phẩm giàu kẽm, vitamin và một số vi chất quan trọng khác.
Biện pháp phòng ngừa chàm bìu hình thành và tiến triển theo hướng xấu
Nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng chống bệnh chàm bìu bằng cách sử dụng thực phẩm giàu kẽm, vitamin và một số vi chất quan trọng khác

Bệnh chàm bìu có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị đơn giản nếu kịp thời phát hiện. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh dễ phát triển mạnh và tái phát. Đặc biệt là khi người bệnh có chế độ sinh hoạt và chăm sóc da không phù hợp. Do đó, bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện để chẩn đoán và được bác sĩ hướng dẫn điều trị ngay khi bệnh xuất hiện.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì mau khỏi và cách làm?

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, nấu nước tắm từ các loại thảo...

Khi bé bị chàm mãi không khỏi phải làm sao?

Bé bị chàm mãi không khỏi là vấn đề đáng lo ngại. Bởi bệnh lý này thường gây ngứa nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sự phát...

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

"Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?" là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sản phẩm có thành chính là Lanolin và Zinc Oxide có...

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

Kem bôi chàm sữa Eubos là sản phẩm của thương hiệu cùng tên - xuất xứ Đức. Sản phẩm chứa công thức từ dầu jojoba, tinh dầu hoa anh thảo...

Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Bệnh chàm môi là một trong những dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện khiến da môi khô ráp, bong tróc, nứt nẻ hay thậm chí là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn