4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Khi bé bị chàm mãi không khỏi phải làm sao?

Bé bị chàm mãi không khỏi là vấn đề đáng lo ngại. Bởi bệnh lý này thường gây ngứa nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sự phát triển thể chất của trẻ. Hơn nữa, tình trạng chàm tái đi tái lại nhiều lần còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý có liên quan như hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng,…

bé bị chàm mãi không khỏi
Bé bị chàm mãi không khỏi do đâu? Làm sao để khắc phục?

Bé bị chàm mãi không khỏi – Do đâu?

Chàm (eczema) là một dạng viêm da mãn tính có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường khởi phát sớm trong những năm đầu đời (2 tháng –  2 tuổi). Chàm là bệnh ngoài da có cơ chế phức tạp với sự tham gia của yếu tố cơ địa, di truyền, đặc điểm da dưới sự kích hoạt của các yếu tố môi trường. Vì căn nguyên có nhiều điểm chưa rõ ràng nên điều trị bệnh lý này còn gặp khá nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, chàm là bệnh có tính chất lành tính, hầu như chỉ gây viêm dai dẳng ở lớp nông của da kèm theo ngứa ngáy và nóng rát nhẹ. Bệnh lý này không đe dọa đến sức khỏe hay gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh dai dẳng có thể gây ngứa dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bé. Về lâu dài, bệnh còn tác động đến sự phát triển thể chất.

Tình trạng bé bị chàm mãi không khỏi thường xảy ra do những nguyên nhân và yếu tố sau:

1. Tính chất bệnh mãn tính, dễ tái phát

Chàm ở trẻ nhỏ là bệnh da liễu có cơ chế phức tạp. Cơ chế gây bệnh luôn có sự tham gia của “cơ địa dị ứng”. Đây là yếu tố gây ra phản ứng đặc biệt của cơ thể đối với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh (dị nguyên). Do đó ở những người không có cơ địa dị ứng, cơ thể gần như không phát sinh triệu chứng hoặc chỉ bị kích ứng da nhẹ khi tiếp xúc với dị nguyên.

bé bị chàm mãi không khỏi
Dai dẳng, mãn tính và tái phát nhiều là tính chất điển hình của bệnh chàm (eczema)

Vì cơ chế có liên quan đến cơ địa nên bệnh chàm ở trẻ em và người lớn thường có tính chất dai dẳng, tiến triển mãn tính và dễ tái phát. Ngay cả khi tích cực điều trị và chăm sóc, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao. Do đó, trẻ bị mắc bệnh lý này thường xuất hiện triệu chứng dai dẳng và kéo dài. Tuy nhiên, hơn 80% trường hợp bệnh có thể tự thuyên giảm sau khi trẻ lên 3 tuổi.

2. Điều trị không đúng cách

Dù chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm nhưng bệnh chàm có thể được kiểm soát thông qua các phương pháp y tế. Đối với trẻ nhỏ, điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc uống và thuốc bôi. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh (cấp tính, bán cấp, mãn tính), phạm vi da, vị trí xuất hiện thương tổn, mức độ đáp ứng, độ tuổi của bé,…

bé bị chàm mãi không khỏi
Tự ý dùng thuốc cho bé có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển dai dẳng

Nếu tự ý dùng thuốc, quá trình điều trị có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngược lại còn khiến bệnh tiến triển dai dẳng, chậm lành và dễ tái phát.

Hiện nay, có không ít phụ huynh tự ý áp dụng các mẹo chữa từ dân gian cho trẻ nhỏ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, đa phần các phương pháp dân gian đều chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể kiểm soát triệu chứng của bệnh. Việc lạm dụng và phụ thuộc quá mức vào các mẹo chữa này có thể khiến bệnh chàm kéo dài, dai dẳng và tái phát nhiều lần.

3. Không kết hợp với chế độ chăm sóc

Như đã đề cập, chàm là bệnh da liễu có cơ chế phức tạp. Ngoài vai trò chính của yếu tố cơ địa, cơ chế bệnh sinh còn có liên quan đến suy giảm miễn dịch và đặc điểm da. Thực tế, trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn toàn. Do đó, các tế bào miễn dịch dễ bị kích thích và bùng phát phản ứng quá mẫn với các yếu tố nội sinh, ngoại sinh.

Khi nghiên cứu mô bệnh học, các chuyên gia nhận thấy da của người bị chàm (eczema) có dấu hiệu giảm tổng hợp loricrin và filaggrin (các protein có vai trò liên kết tế bào thượng bì). Sự thiếu hụt các yếu tố kể trên khiến hàng rào bảo vệ da suy giảm. Da dễ mất nước, nứt nẻ, khô căng và tạo điều kiện cho “dị nguyên” dễ dàng xâm nhập. Hơn nữa, mức độ khô của da còn có mối tương quan với triệu chứng ngứa.

Vì vậy khi điều trị chàm cho bé, phụ huynh cần phải kết hợp sử dụng thuốc cùng với các biện pháp chăm sóc nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da, nâng cao thể trạng và chức năng đề kháng. Nếu không kết hợp với chăm sóc, bệnh chàm ở trẻ nhỏ có thể tiến triển dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần.

4. Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Các triệu chứng của bệnh chàm chỉ bùng phát khi có các yếu tố kích thích (dị nguyên). Do đó song song với các phương pháp điều trị, cần cách ly với dị nguyên để giảm nguy cơ bệnh tái phát, cải thiện mức độ ngứa ngáy, viêm đỏ và thâm nhiễm da.

bé bị chàm mãi không khỏi
Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên có thể khiến bé bị chàm mãi không khỏi

Trong trường hợp thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên (xà phòng, chất len dạ, phấn hoa,…), bé có thể bị chàm dai dẳng và tái phát liên tục trong một thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng này còn làm tăng phạm vi ảnh hưởng của bệnh và làm phát sinh các bệnh lý có cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…

Bé bị chàm mãi không khỏi có nguy hiểm không?

Tình trạng bé bị chàm mãi không khỏi có thể xảy ra do tính chất bệnh hoặc do điều trị không đúng cách, thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không kết hợp với chế độ chăm sóc,… Thực tế, chàm (eczema) là bệnh da liễu lành tính và ít khi đe dọa đến sức khỏe.

Vấn đề đáng lo ngại nhất ở bệnh lý này là tình trạng ngứa ngáy dai dẳng. Ngứa được xem là triệu chứng của bệnh, khởi phát trong tất cả các giai đoạn với mức độ dao động từ âm ỉ đến dữ dội. Mức độ ngứa do bệnh chàm gây ra còn có thể tăng lên nếu có kích thích cơ học và tiếp xúc với dị nguyên.

Tổn thương da do chàm điển hình bởi hiện tượng trợt loét, phù nề (cấp tính), dày sừng, thâm nhiễm và nứt nẻ (mãn tính) tiến triển trong thời gian dài, mãn tính và dễ tái phát. Nếu không chăm sóc và vệ sinh đúng cách, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào da và dẫn đến viêm nhiễm. Mặc dù bội nhiễm da do chàm ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả bé và cha mẹ.

bé bị chàm mãi không khỏi
Chàm gây ngứa nhiều, tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bé

Vì vậy, phụ huynh cần phải có các biện pháp xử lý sớm nếu nhận thấy bé bị chàm mãi không khỏi. Nếu chủ quan, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt
  • Về lâu dài tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của bé
  • Tăng nguy cơ phát triển của các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…

Cách xử lý tình trạng bé bị chàm mãi không khỏi?

Có thể thấy, tình trạng bé bị chàm kéo dài mãi không khỏi gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống. Dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng phụ huynh có thể kiểm soát bệnh ở con trẻ bằng cách chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực tế cho thấy, phần lớn trẻ bị chàm được điều trị và chăm sóc tích cực có tần suất bệnh tái phát thấp, tổn thương da nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ. Ngược lại, trong trường hợp chủ quan không điều trị, bệnh chàm (eczema) ở trẻ nhỏ có xu hướng dai dẳng, mãn tính và tái phát thường xuyên.

Để khắc phục tình trạng bé bị chàm mãi không khỏi, phụ huynh nên tuân thủ các biện pháp sau:

1. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ huynh tự ý xác định bệnh của con trẻ qua triệu chứng lâm sàng. Sau đó, tùy tiện dùng thuốc và áp dụng các mẹo chữa dân gian khiến bệnh tình chuyển biến nặng, gây ngứa nhiều và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Để được tư vấn cụ thể về cách điều trị và chăm sóc, phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán. Bởi triệu chứng của bệnh chàm (eczema) có thể bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu thường gặp khác. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng, mức độ tổn thương và độ tuổi của bé để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

bé bị chàm mãi không khỏi
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp

Hiện nay, các loại thuốc trị chàm cho bé được chỉ định chủ yếu trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa – điều trị bội nhiễm. Khi bệnh ổn định, thuốc thường được dùng duy trì với liều thấp hoặc ngưng hẳn để tránh tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần dùng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, nên chú ý các triệu chứng bất thường ở con trẻ và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

2. Kết hợp với chế độ chăm sóc

Sử dụng thuốc chỉ giúp kiểm soát triệu chứng lâm sàng của bệnh, hoàn toàn không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, cần phải kết hợp với chế độ chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ lạm dụng thuốc, hỗ trợ kiểm soát và ngăn bệnh tái phát.

bé bị chàm mãi không khỏi
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm triệu chứng và hạn chế tần suất chàm tái phát

Chế độ chăm sóc cho bé bị chàm:

  • Dưỡng ẩm là yếu tố có vai trò quan trọng trong quản lý bệnh chàm – eczema. Dưỡng ẩm từ 2 – 4 lần/ ngày có thể giảm mức độ khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, biện pháp này còn hỗ trợ củng cố hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố kích ứng, dị ứng. Phụ huynh nên sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu, an toàn cho bé từ giai đoạn tổn thương da ngưng rỉ dịch, có dấu hiệu khô và bong tróc. Ngoài ra, nên duy trì thói quen này ngay cả khi da không có biểu hiện bệnh.
  • Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất, vui chơi để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn uống điều độ và ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm ngứa tại nhà cho bé như ngâm nước ấm, tắm bằng nước yến mạch, sử dụng dầu dừa, mật ong,… Các biện pháp này có thể giảm mức độ ngứa ngáy, phục hồi da và hạn chế nguy cơ dùng thuốc đáng kể.
  • Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà để tránh nhiễm khuẩn da.

3. Cách ly với các yếu tố bùng phát bệnh

Cách ly với các yếu tố bùng phát bệnh là biện pháp quan trọng trong quản lý bệnh chàm ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Biện pháp này có thể hạn chế tần suất bệnh tái phát, giảm mức độ ngứa và viêm đỏ của da.

Để kiểm soát bệnh chàm ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần cách ly trẻ với các dị nguyên sau:

  • Chất len dạ được xem là tác nhân phổ biến làm bùng phát viêm da cơ địa. Do đó, nên tránh cho trẻ mặc quần áo, mang giày, vớ, sử dụng chăn, mền,… có chất liệu này. Ngoài ra, chất len dạ còn có thể kích thích triệu chứng của viêm mũi dị ứng và hen phế quản.
  • Tránh sử dụng xà phòng và các sản phẩm làm sạch da có độ pH cao, công thức chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản,…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với côn trùng, mủ thực vật, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất, xi măng, thức uống chứa cồn, caffeine,…
  • Không sử dụng thuốc và các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Phản ứng quá mẫn của cơ thể với các yếu tố này có thể làm bùng phát triệu chứng của bệnh chàm cùng các bệnh có cơ chế dị ứng khác.
  • Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Bởi độc tố từ các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể kích thích phản ứng dị ứng và khiến bệnh chàm tiến triển nặng, dai dẳng và tái phát thường xuyên.
  • Dù không phải là tác nhân làm bùng phát bệnh nhưng kích thích cơ học (chà xát, gãi cào, tỳ đè, ma sát,…) là yếu tố tạo ra vòng xoắn bệnh (ngứa, gãi, ngứa dữ dội). Do đó, nên dặn dò trẻ không được gãi cào lên vùng da tổn thương. Để giảm ngứa cho bé, có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bé bị chàm mãi không khỏi. Hy vọng qua thông tin trên, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm của bệnh lý này và dễ dàng trong việc quản lý bệnh ở con trẻ. Để được tư vấn cụ thể hơn, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Da liễu trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Bệnh chàm khô ở trẻ em và cách chữa trị nhanh khỏi

Chàm khô ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính, điển hình bởi tổn thương da khô ráp, sần sùi và ngứa ngáy. Bệnh có tần suất tái phát...

Chàm vi khuẩn là bệnh gì, có lây không và cách chữa?

Chàm vi khuẩn xuất hiện khi các loại vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào các vết thương hở, vết phồng rộp. Tình trạng này cần được điều trị kịp...

Cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa

Bên cạnh sử dụng thuốc, cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa cũng được áp dụng khá phổ biến. Với đặc tính dưỡng ẩm và kháng khuẩn mạnh, dầu...

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bệnh chàm bìu là một dạng viêm da. Bệnh xảy ra với những đặc trưng riêng như vùng da bìu bong vảy, dày, đỏ, dị ứng, gây kích ứng. Tuy...

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

"Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?" là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sản phẩm có thành chính là Lanolin và Zinc Oxide có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn