Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Dùng lá muồng trâu trị chàm đúng cách rất hiệu quả

Triệu chứng chàm khô tróc vảy và cách điều trị

Chàm khô tróc vảy có tổn thương lâm sàng là tình trạng da khô ráp, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc kèm đau rát và ngứa ngáy. Cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ mật thiết giữa yếu tố cơ địa cộng hưởng với các tác nhân bên trong và bên ngoài. Điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc da đúng cách.

chàm khô tróc vảy
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì?

Chàm khô tróc vảy là gì? Có lây không?

Bệnh chàm khô tróc vảy là một dạng biểu hiện của bệnh chàm khô. Thuật ngữ này đề cập đến tổn thương da ở lớp thượng bì, điển hình bởi triệu chứng khô ráp, tróc vảy, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Tương tự các loại chàm khác, chàm khô tróc vảy có tiến triển mãn tính, khó điều trị và dễ tái phát. Bệnh gây ảnh hưởng đến những vùng da có mật độ tiếp xúc thường xuyên như gót chân, ngón chân, lòng bàn tay và ngón tay.

Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, có liên quan đến yếu tố miễn dịch dưới tác động của các tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể. Bệnh không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp lên tổn thương da nhưng có nguy cơ di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm nói chung và chàm khô tróc vảy nói riêng. Mục đích chính của việc điều trị là giảm tổn thương da, cải thiện triệu chứng cơ năng, duy trì bệnh ở giai đoạn ổn định và ngăn ngừa tổn thương thứ phát.

Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy

Chàm khô tróc vảy có triệu chứng điển hình và tương đối đồng nhất ở các trường hợp nhiễm bệnh. Mức độ triệu chứng có xu hướng tăng lên vào mùa thu – đông do độ ẩm trong không khí xuống thấp.

bệnh chàm khô tróc vảy
Triệu chứng thường gặp của bệnh chàm khô tróc vảy là tình trạng da khô, ngứa và nứt nẻ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm khô tróc vảy, bao gồm:

  • Nền da khô, bong tróc vảy trắng, nứt nẻ và dày sừng
  • Một số trường hợp xuất hiện các ban dát màu hồng hoặc đỏ sau khi vảy bong bị tróc
  • Ở những trường hợp bị nứt nẻ nặng, da có thể bị chảy máu và đau rát
  • Tổn thương xảy ra chủ yếu ở lòng bàn chân, ngón chân, gót chân, lòng bàn tay và ngón tay
  • Thường gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội

Nếu có tổn thương thứ phát (chủ yếu là bội nhiễm da), vùng da bị ảnh hưởng có thể bùng phát một số triệu chứng khác như da đỏ, sưng nề, nóng rát, có mụn mủ, gây sốt và đau nhức.

Nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy

Căn nguyên của bệnh chàm và chàm khô tróc vảy được nghiên cứu trong thời gian dài. Tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Thông qua nghiên cứu về dịch tễ, mô bệnh học,… nhận thấy cơ chế phát bệnh có liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro như:

triệu chứng chàm khô tróc vảy
Các triệu chứng chàm khô tróc vảy có thể bùng phát khi tiếp xúc với xà phòng và hóa chất
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng đối với bệnh chàm khô tróc vảy và một số vấn đề da liễu khác. Cơ chế di truyền chưa được làm rõ nhưng có liên quan đến cơ địa nhạy cảm, thiếu hụt filaggrin ở lớp sừng, tính chất da,…
  • Thời tiết: Thời tiết khô lạnh có thể khiến da mất độ ẩm, có xu hướng bong tróc, dày sừng và ngứa ngáy. Vì vậy bệnh chàm khô tróc vảy thường bùng phát mạnh vào thời điểm nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên như hóa chất, xà phòng, xăng dầu,… có thể làm giảm độ ẩm, tăng tính thấm tế bào và gây suy giảm sức đề kháng của da. Tác động này kích thích cơ chế miễn dịch và gây bùng phát các triệu chứng của bệnh.
  • Rối loạn chuyển hóa: Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy, bệnh chàm khô tróc vảy có thể là hệ quả do rối loạn chuyển hóa da. Hiện tượng này khiến tế bào sừng tăng sinh quá mức, khiến da khô, bong tróc, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Ngoài ra tiến triển của bệnh còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như xúc động, căng thẳng thần kinh, ma sát, dị ứng, hệ miễn dịch suy giảm,…

Da tróc vảy do chàm khô có sao không?

Chàm khô tróc vảy là bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát nhưng chưa thể chữa trị dứt điểm. Bệnh lý này chỉ gây thương tổn ngoài da, không ảnh hưởng đến chức năng nội tạng và sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên do đặc tính ngứa ngáy kéo dài, da nứt nẻ, chảy máu và đau rát, bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Chàm khô tróc vảy có thể khiến da bị khô ráp, sần sùi, thâm sạm và bong tróc kéo dài. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và ngoại hình.
  • Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng ngứa do bệnh chàm khô có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm, gây mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn giấc ngủ, khiến cơ thể uể oải và suy nhược.
  • Chàm khô bội nhiễm: Chàm khô bội nhiễm xảy ra khi vi khuẩn (tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào tổn thương da thông qua vết cào, nứt nẻ và gây nhiễm trùng. Biến chứng này không chỉ gây ra các triệu chứng tại chỗ mà còn làm tăng thân nhiệt, gây đau nhức và mệt mỏi.

Chàm khô tróc vảy là bệnh da liễu dai dẳng, có xu hướng phát triển suốt đời và tương đối lành tính. Tuy nhiên nếu không kiểm soát, tổn thương da và các triệu chứng cơ năng của bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, chất lượng học tập, làm việc và giấc ngủ.

Cách điều trị bệnh chàm khô tróc vảy phổ biến

Mục tiêu chính của việc điều trị chàm khô tróc vảy là cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương thứ phát và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng, bao gồm:

1. Dưỡng ẩm và chăm sóc da

Da mất nước là yếu tố kích thích cơ chế miễn dịch và gây bùng phát bệnh chàm khô tróc vảy. Do đó để làm giảm thương tổn da, bạn nên:

triệu chứng chàm khô tróc vảy
Nên dưỡng ẩm da từ 2 – 4 lần/ ngày nhằm cải thiện tình trạng da khô ráp, nứt nẻ và sần sùi
  • Sử dụng các loại kem dưỡng có kết cấu đặc từ 2 – 4 lần/ ngày nhằm giữ ẩm cho da, giảm tình trạng mất nước và tăng sinh tế bào sừng.
  • Có thể mang vớ, mặc quần áo ấm và mang bao tay để hạn chế hiện tượng thoát hơi nước khi nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp.
  • Song song với việc dùng kem dưỡng, nên duy trì độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước và dùng máy tạo độ ẩm khi cần thiết.
  • Tuyệt đối không gãi cào và làm tăng ma sát lên da. Tác động cơ học không chỉ khiến da chảy máu, nứt nẻ nặng mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch chứa nhiều xà phòng và có độ pH cao. Những sản phẩm này có thể làm mất màng lipid trên da, khiến da mất nước và khô ráp.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Kem dưỡng ẩm và các biện pháp chăm sóc da chỉ có tác dụng làm giảm mức độ tổn thương và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng. Vì vậy bạn nên sử dụng đồng thời với các loại thuốc điều trị nhằm giảm viêm, ngứa ngáy và cải thiện bề mặt da.

triệu chứng chàm khô tróc vảy
Thuốc điều trị chàm khô tróc vảy bao gồm thuốc corticoid, kháng histamine H1, kháng sinh,…

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị chàm khô tróc vảy, bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất chống viêm và kháng dị ứng mạnh. Sử dụng thuốc giúp giảm phù nề, ngứa và giảm mức độ tổn thương da. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng ở phạm vi nhỏ trong tối đa 14 ngày.
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic có tác dụng bạt sừng, làm giảm tình trạng tróc vảy và sần sùi ở vùng da bị chàm khô. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp sát trùng da nhẹ và giảm nguy cơ bội nhiễm do nấm.
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin được dùng xen kẽ với thuốc bôi corticoid nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Nhóm thuốc này tương đối an toàn và có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng biệt hóa tế bào và ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì da.
  • Thuốc kháng histamine H1: Ngứa ngáy là triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh chàm – eczema nói chung và bệnh chàm khô tróc vảy nói riêng. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine H1 như Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadine, Diphenidramine,…
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với một số loại thuốc khác như kháng sinh, kháng nấm, thuốc giảm đau và corticoid đường uống.

3. Dùng nguyên liệu tự nhiên

Chàm khô phát triển xen kẽ giữa giai đoạn bùng phát mạnh và giai đoạn thuyên giảm. Ở giai đoạn thuyên giảm, thương tổn da thường có mức độ nhẹ, ít gây đau và ngứa.

chàm khô tróc vảy là gì
Axit béo và axit lauric trong dầu dừa giúp dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da

Trong giai đoạn này, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện như:

  • Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên vùng da bị ảnh hưởng từ 2 – 3 lần/ ngày có thể làm giảm tình trạng tróc vảy, nứt nẻ và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Các axit béo trong nguyên liệu này còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và củng cố màng lipid. Bên cạnh đó, dầu dừa còn chứa axit lauric có tác dụng ức chế nấm men và vi khuẩn gây bệnh trên da.
  • Ngâm rửa với bột yến mạch: Bột yến mạch chứa avenanthramides có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và ngứa nhẹ. Bên cạnh đó, axit furelic trong nguyên liệu này còn thúc đẩy quá trình tái tạo da và điều hòa cơ chế miễn dịch.
  • Dùng gel nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, axit amin và polyphenol. Sử dụng gel nha đam lên vùng da bị ảnh hưởng từ 2 – 4 lần/ ngày giúp dưỡng ẩm da, làm dịu hiện tượng viêm và tái tạo các tế bào hư hại.

Mẹo chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng nguyên liệu tự nhiên có độ an toàn cao và dễ thực hiện. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ hỗ trợ làm giảm tổn thương và cải thiện một số triệu chứng cơ năng. Vì vậy trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên thăm khám và sử dụng thuốc điều trị để tránh tình trạng bệnh trở nặng và phát sinh biến chứng.

Áp dụng bài thuốc Đông y điều trị dứt điểm, không tái phát chàm khô tróc vảy

Ngoài phương pháp điều trị chàm khô nhanh chóng bằng thuốc tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng bài thuốc thảo dược YHCT để trị dứt điểm căn bệnh này.

Đông y cho rằng, nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy là do phong nhiệt, thấp nhiệt xâm nhập kết hợp với yếu tố di truyền, thời tiết, chất kích thích,… Lúc này, cơ thể người bệnh suy yếu, hệ miễn dịch giảm, chức năng thải độc của gan – thận kém, khí huyết sinh dưỡng da không thông khiến cho độc tố tích tụ ở da, gây bùng phát triệu chứng khô tróc, mẩn ngứa, sưng đỏ da,…

Do đó, để điều trị chàm khô tróc vảy, thuốc Đông y tập trung vào việc nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan – thận, đào thải độc tố và tà khí khỏi cơ thể, ôn bổ tạng phủ để nâng cao thể trạng chung, loại bỏ tận gốc căn nguyên bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc thảo dược ĐẶC TRỊ chàm khô kết hợp Đông y có biện chứng của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là giải pháp điều trị dứt điểm, không tái phát tình trạng chàm khô tróc vảy. Ngoài khả năng điều trị bệnh, bài thuốc còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, điều dưỡng cơ thể, cân bằng âm dương, đẩy lùi tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên tắc điều trị của bài thuốc là BỔ CHÍNH KHU TÀ giải quyết chàm khô từ triệu chứng đến căn nguyên, hạn chế nguy cơ tái phát. Nguyên tắc điều trị này mang lại công dụng vượt trội sau:

Bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102 sở hữu cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn
Bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102 sở hữu cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn
  • Thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy lùi triệu chứng viêm sưng, mẩn đỏ, khô ngứa,… trên da.
  • Điều lý tạng phủ, lưu thông khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bên ngoài như virus, vi khuẩn, dị nguyên,… xâm nhập cơ thể
  • Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế tối đa nguy cơ tái bệnh.

Để đảm bảo có thể xử lý bệnh tận gốc, bài thuốc được lựa chọn kỹ lưỡng với hơn 30 nam dược có tính CÔNG – BỔ đồng thời. Tiêu biểu như: Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Hoàng kỳ,… và rất nhiều thảo dược khác. Các thành phần này được gia giảm linh hoạt, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú tới người có bệnh nền kèm theo,…

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 3 dạng bào chế UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA mang đến tác động 3 chiều, giải quyết chàm khô tróc vảy từ triệu chứng bên ngoài đến căn nguyên bên trong.

Bộ 3 chế phẩm sử dụng trong bài thuốc chàm da Quân dân 102 giải quyết bệnh từ trong ra ngoài
Bộ 3 chế phẩm sử dụng trong bài thuốc chàm da Quân dân 102 giải quyết bệnh từ trong ra ngoài

Đặc biệt, toàn bộ thành phần thảo dược trên đều được thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu chuyên canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO do Quân dân 102 phát triển. Quy trình nuôi trồng, thu hái, bào chế và bảo quản cây thuốc đều áp dụng công nghệ cao. Quân dân 102 cam kết tuân thủ quy định về chất lượng thảo dược. Thảo dược không chứa tồn dư kháng sinh bảo vệ thực vật, không tẩm hóa chất bảo quản hay trộn tân dược.

Không chỉ vậy, sau khi bào chế thành công, bài thuốc chàm da Quân dân 102 còn được kiểm nghiệm ĐỘC TÍNH CẤP DIỄN và BÁN TRƯỜNG DIỄN bằng trang thiết bị hiện đại tại Học viện Quân y. Kết quả cho thấy, bài thuốc đảm bảo an toàn, lành tính tuyệt đối với người bệnh. Do đó, người bệnh chàm khô hoàn toàn an tâm sử dụng bài thuốc mà không lo tiềm ẩn bất cứ rủi ro sức khỏe nào.

Hiện nay, nhằm khắc phục hạn chế cho hiệu quả lâu của thuốc Đông y, các bác sĩ Quân dân 102 đã khéo léo phối hợp các vị thuốc thảo dược theo một liệu trình chi tiết gồm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một mục tiêu điều trị nhất định, gồm: GIẢM TRIỆU CHỨNG – LOẠI BỎ CĂN NGUYÊN BỆNH, NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG, PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT.

Liệu trình điều trị chàm da với bài thuốc thảo dược Quân dân 102
Liệu trình điều trị chàm da với bài thuốc thảo dược Quân dân 102

Không cứng nhắc áp dụng một liệu trình điều trị đối với tất cả mọi bệnh nhân, liệu trình đặc trị chàm da Quân dân 102 được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo cơ địa và tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân. Vì vậy, bài thuốc có độ tương thích cao với cơ thể bệnh nhân, mang lại hiệu quả toàn diện, giải quyết nhanh triệu chứng chàm khô ngứa ngáy, loại bỏ tận gốc bệnh, điều dưỡng cơ thể.

Bên cạnh đó, khi điều trị chàm khô tại Quân dân 102, người bệnh được kết hợp thăm khám, chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, soi da, tết dị nguyên,… và phương pháp chẩn mạch của Đông y nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh rồi mới chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đồng thời, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng được tái khám thường xuyên bằng kỹ thuật kiểm tra cận lâm sàng nhằm đánh giá khả năng hấp thụ thuốc của bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian, tối ưu hiệu quả điều trị.

VTV2 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG

Phương pháp điều trị bệnh Chàm (Eczema) bằng ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG tại Quân Dân 102 có thực sự hiệu quả, tối ưu?

Giải pháp điều trị chàm khô bong tróc bằng bài thuốc thảo dược kết hợp YHHĐ mang lại hiệu quả điều trị toàn diện, an toàn với người bệnh. Theo kết quả khảo sát từ bệnh nhân đã điều trị chàm da tại Quân dân 102 cho thấy hơn 90% số bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc điều trị, đã cải thiện hoàn toàn bệnh sau 1-3 tháng, tùy từng trường hợp.

Kết quả khảo sát về hiệu quả điều trị của bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102
Kết quả khảo sát về hiệu quả điều trị của bài thuốc điều trị chàm da Quân dân 102

Nhiều bệnh nhân đã đưa ra phản hồi về hiệu quả điều trị tích cực tại Quân dân 102 như sau:

Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102
Phản hồi của bệnh nhân sau điều trị chàm da tại Quân dân 102

Để được tư vấn về bệnh và giải pháp điều trị cụ thể, người bệnh liên hệ theo thông tin sau:

Đại chỉ:

  • Hà Nội: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Hotline: 0888.598.102 (HN) – 0888.698.102 (HCM)
Website: https://benhvienquandan102.org
Fanpage: Tổ hợp Y tế cổ truyền Quân dân 102

Phòng ngừa chàm khô tróc vảy bằng cách nào?

Chàm khô tróc vảy có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị, bạn cần kết hợp với một số cách phòng ngừa như:

bệnh chàm khô tróc vảy
Thận trọng khi dùng sơn móng tay và trang sức bằng kim loại
  • Dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách.
  • Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, dung môi công nghiệp, nọc độc côn trùng,… Nếu phải tiếp xúc với dị nguyên, nên sử dụng bao tay cao su để tránh gây tổn thương da và tái phát bệnh.
  • Hạn chế hút thuốc lá, thức khuya và căng thẳng. Các thói quen này có thể tác động xấu đến sức khỏe, gây suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
  • Tránh dùng sơn móng tay hoặc đeo trang sức kim loại.
  • Tránh các tác động cơ học lên da ma sát mạnh, chà xát, gãi cào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Uống 2 lít nước/ ngày và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, cá,…
  • Tắm nắng từ 5 – 10 phút trong khung giờ 6:00 – 9:00. Ánh nắng mặt trời có thể điều hòa hoạt động miễn dịch và ức chế tăng sinh tế bào sừng.

Bệnh chàm khô tróc vảy không chỉ khiến da khô, tróc vảy, nứt nẻ, chảy máu mà còn gây ngứa ngáy và đau rát kéo dài. Nếu không điều trị, chăm sóc và chủ động phòng ngừa, tổn thương da có thể lan rộng, tăng nguy cơ bội nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm khô đầu ngón tay – Cách chăm sóc, điều trị

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bị chàm da ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị mau khỏi

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng bị chàm da ở mặt đặc biệt khó chịu, đau đớn...

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

"Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?" là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây hai căn bệnh này đều thuộc bệnh da...

Bị chàm ở tay chân và cách trị hiệu quả, nhanh khỏi

Tay và chân là vị trí dễ bị chàm (eczema) do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, nấm mốc,... Tương tự như chàm ở...

Bệnh chàm ở trẻ em: Cách chữa trị, chăm sóc tốt nhất

Bệnh chàm - Eczema là một tình trạng da phổ biến, không lây nhiễm, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh chàm...

Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y

An toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài là những ưu điểm vượt trội khi chữa bệnh chàm bằng Đông y. Chính vì vậy, dù có hiệu...

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn