Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay – chân có thể là do dị ứng hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý về da. Thông thường tình trạng này không nguy hiểm và có thể tự cải thiện sau vài ngày mà không cần điều trị y tế.

bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân là bệnh gì
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay chân có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, chân

Nổi mẩn đỏ ở tay và chân có thể là do các yếu tố môi trường như kích ứng hoặc dị ứng da. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da hoặc nhiễm trùng. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

1. Nổi mề đay

Nổi mề đay là tình trạng tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm tay và chân. Tình trạng này gây ra nhiều nốt sần đỏ có màu hồng, đỏ hoặc trắng nhạt và gây ngứa ngáy khó chịu.

mề đay gây nổi mẩn đỏ ở tay
Bệnh mề đay là tình trạng gây nổi mẩn đỏ ở tay chân phổ biến

Bệnh mề đay thường có liên quan đến các vấn đề dị ứng hoặc kích ứng da. Trong trường hợp nổi mề đay ở tay và chân, nguyên nhân có thể là do quần áo, giày không thích hợp. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường như côn trùng, các loại chất tẩy rửa, mỹ phẩm cũng có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay, chân.

Mề đay thường không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tổn thương da có thể kéo dài hơn 6 tuần và gây ra mề đay mãn tính. Do đó, nếu các dấu hiệu không được cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả tay và chân. Trong giai đoạn đầu, bệnh gây nổi nhiều nốt mẩn đỏ hoặc hồng ở, sau đó vùng da tổn thương có thể xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti kèm theo đau rát âm ỉ. Mụn nước này có thể vỡ ra khiến da bị tổn thương, rò rỉ dịch mủ, gây nứt nẻ da và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm da cơ địa. Do đó, nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc hợp lý có thể dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa mãn tính. Trong giai đoạn này, da có thể trở nên dày sừng, thâm sạm, khô và có thể xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, gây đau đớn.

nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh gì
Viêm da cơ địa có thể gây tổn thương ở tay và chân

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến có thể gây nổi mẩn đỏ ở chân và tay. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện khi da chạm vào những vật có khả năng gây dị ứng cao. Tay và chân thường là những nơi có tần suất tiếp xúc cao, do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc thường gây nổi mẩn đỏ hoặc hồng ở khu vực tiếp xúc. Trong các trường hợp nghiêm trọng, da có thể hình thành các nốt mụn nước với nhiều kích thước khác nhau. Mụn nước này khi vỡ, có thể gây chảy dịch mủ và gây đóng vảy trên bề mặt da.

nổi mẩn đỏ ở tay chân có nguy hiểm không
Viêm da tiếp xúc có thể gây ảnh hưởng đến bề mặt da tay và chân

4. Bệnh Tay – Chân – Miệng

Bệnh tay, chân, miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường là virus Coxsackie. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Tình trạng này thường gây nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, tay và hình thành các vết loét ở miệng và lưỡi. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các vết loét ở mông và xung quanh bộ phận sinh dục. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt cao và đau họng.

Các tổn thương da do bệnh tay, chân, miệng đôi khi có thể gây phồng rộp, đau đớn có thể ngứa hoặc không ngứa. Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện vài ngày. Tuy nhiên, bệnh có tính lây nhiễm cao thông dịch cơ thể và đường hô hấp, do đó người bệnh cần có biện pháp cách ly phù hợp.

nổi mẩn đỏ ở tay chân là bệnh gì
Bệnh tay, chân, miệng có thể gây nổi mẩn đỏ thường phổ biến ở trẻ em

5. Bệnh u hạt vòng

U hạt vòng là một tình trạng da thoái hóa mãn tính không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra nhiều mẩn đỏ gồ lên bề mặt da, có hình vòng tròn, màu đỏ. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở tay và chân, đặc biệt là bàn chân, bàn tay và các ngón tay.

Các nốt mẩn đỏ này có thể ngứa hoặc không ngứa và thường tự khỏi trong vòng vài tháng đến 2 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau đó.

nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở tay
U hạt vòng là tình trạng da không nghiêm trọng có thể gây nổi mẩn đỏ ở tay, chân

6. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một trong các loại bệnh chàm có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân. Đây là một dạng chàm da rất ngứa, gây ra nhiều vết phồng rộp sâu ở lòng bàn tay, cạnh ngón tay, lòng bàn chân và hai bên bàn cũng như ở các ngón chân. Các mụn nước thưởng trở nên to, đau đớn và có thể kéo dài trong vài tuần trước khi được cải thiện.

Bệnh tổ đỉa thường bùng phát theo mùa, đặc biệt là mùa xuân và mùa hè. Bệnh cũng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Hiện tại, không có cách điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc cũng như biện pháp để cải thiện các triệu chứng.

nổi mẩn đỏ ở tay
Tổ đỉa là bệnh lý gây ra mẩn đỏ, mụn nước phổ biến ở tay và chân

7. Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh lý nhiễm trùng da do vi khuẩn, rất dễ lây lan. Bệnh thường gây nổi mẩn ngứa, các vết loét đỏ xung quanh tay, chân, miệng và mũi. Khi các vết loét vỡ ra, da sẽ hình thành các lớp vảy màu vàng hoặc nâu.

Các nốt mẩn đỏ và tổn thương do bệnh chốc lở có thể gây ngứa và rất đau đớn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt hoặc sưng các hạch bạch huyết.

Chốc lở thường phổ biến ở trẻ từ 2 – 5 tuổi, tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Bệnh chốc lở gây nổi mẩn đỏ ở tay
Bệnh chốc lở có thể gây nổi mẩn đỏ, bong tróc da ở tay và chân

8. Bệnh nấm da tay, chân

Nấm da ở tay và chân còn được gọi là bệnh nấm kẽ. Bệnh thường đặc trưng bởi 3 thể bao gồm thể mụn nước, thể tróc vảy khô và thể viêm kẽ.

Tương tự như bệnh chàm, bệnh nấm da thường dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu thường thấy nhất là nổi nhiều mẩn đỏ, có vảy, ngứa ở các ngón chân, ngón tay và lan rộng ra các khu vực khác trong cơ thể.

Bệnh nấm da thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ không kê đơn. Tuy nhiên, đôi khi vùng da bệnh có thể bị nhiễm trùng. Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

nổi mẩn đỏ ngứa ở chân
Nấm da có thể gây ảnh hưởng đến tay chân và gây nổi mẩn ngứa

9. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến như trên, một số bệnh lý và tác nhân khác có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ ở tay, chân như:

  • Bệnh vẩy nến: Vẩy nến là một dạng viêm da mãn tính và có xu hướng tái phát thường xuyên. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể gây nhiều mẩn đỏ hoặc hồng trên da, sau đó hình thành nhiều vết vảy trắng bạc và khô. Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả tay và chân.
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một dạng bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phòng vệ của da. Trong một số trường hợp, việc nổi mẩn ngứa ở tay và chân có thể là dấu hiệu nhận biết Lupus ban đỏ.
  • Xơ mật tiên phát: Tình trạng khiến axit mặt chảy ngược vào máu và gây nổi mẩn đỏ ở chân và tay. Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm hoặc khi thời tiết lạnh.

Nổi mẩn đỏ ở tay và chân có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, chân thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng da.

Do đó, nếu người bệnh nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, tay kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác bao gồm sốt cao, đau yếu cơ,… hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Các biện pháp chăm sóc khi nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Việc điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay, chân phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Trong một số trường hợp, mẩn đỏ có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như:

1. Điều trị tại nhà

Có một số phương pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện các cơn ngứa, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của tình trạng.

nổi mẩn ngứa ở tay
Uống trà nóng có thể an thần và hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa

Các biện pháp điều trị tại nhà thường bao gồm:

  • Ngâm nước muối ấm: Nước ấm có tính sát trùng, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nước muối ấm để cải thiện các triệu chứng và giảm khó chịu.
  • Chườm lạnh: Trong trường hợp mẩn đỏ viêm, nóng rát gây khó chịu, người bệnh có thể chườm lạnh lên vào tay và chân để cải thiện các triệu chứng.
  • Uống trà ấm: Trà xanh hoặc trà hoa cúc có chứa các hoạt chất an thần do đó có thể cải thiện tình trạng khó chịu, ngứa ngáy. Sử dụng tà vào ban đêm có thể giúp thư giãn não bộ và hỗ trợ giấc ngủ.

Một số loại thuốc không kê đơn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay, chân tại nhà bao gồm:

  • Kem Hydrocortisone
  • Kem chống ngứa tại chỗ có chứa hoạt chất Pramoxine
  • Kem hoặc thuốc mỡ giảm đau như Lidocaine
  • Thuốc kháng Histamine đường uống để chống ngứa
  • Thuốc giảm đau đường uống như Acetaminophen hoặc Ibuprofen

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc các nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không rõ ràng, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị y tế thường bao gồm thuốc chống ngứa, chống viêm, kháng nấm theo đơn.

nổi mẩn đỏ ở chân
Các trường hợp nổi mẩn đỏ nghiêm trọng người bệnh có thể cần sử dụng thuốc điều trị

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

  • Tiêm Corticosteroid
  • Sử dụng thuốc giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch
  • Trị liệu ánh sáng
  • Thuốc kháng sinh (trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng)

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay, chân

Tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay và chân thường rất dễ tái phát nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc, phòng ngừa phù hợp. Tổn thương tái phát nhiều lần có thể gây ngứa da mãn tính và dẫn đến một số biến chứng như sẹo thậm hoặc bội nhiễm.

Do đó, để phòng ngừa tình trạng này người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, côn trùng, kim loại nặng hoặc một số loại thực vật có độc. Nếu tính chất công việc yêu cầu tiếp xúc cao, người bệnh nên mang bao tay, đeo ủng hoặc các biện pháp bảo hộ khác để hạn chế tổn thương da.
  • Giữ ấm cho tay và chân khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi di chuyển đến nơi có không khí lạnh. Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô và kích ứng da.
  • Đi giày và mặc quần áo phù hợp để hạn chế kích ứng da. Ngoài ra, chọn quần áo bằng các nguyên liệu ít kích ứng như cotton.
  • Thường xuyên rửa tay, chân bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nấm.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất để hỗ trợ khả năng đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về da liễu
  • Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng và yếu tố nguy cơ để được hướng dẫn cụ thể.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện sức khỏe. Một số nguyên nhân không nghiêm trọng có thể tự khỏi hoặc được điều trị dễ dàng tại nhà. Tùy thuộc vào tình trạng và các triệu chứng cơ bản, đôi khi người bệnh cần điều trị y tế để tránh nhiễm trùng và các rủi ro khác. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn