Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bài thuốc từ cây xạ đen chữa đau dạ dày hiệu quả

Thực hư bột baking soda có chữa được đau dạ dày?

Đau dạ dày ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đau dạ dày ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng và khó tiêu. Bệnh chủ yếu xảy ra do nhiễm vi khuẩn Hp, thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, trẻ có thể bị suy nhược, sụt cân, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ nhỏ có thể bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau dạ dày ở trẻ em & Dấu hiệu nhận biết

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn), sau đó có thể lan dần ra hai bên và vùng bụng giữa. Ngoài ra, cơn đau còn có thể đi kèm với một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Thông thường, đau bao tử xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành (20 – 50 tuổi). Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh còn gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau dạ dày ở trẻ em ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa, khiến bé mệt mỏi, chậm lớn và thấp còi. Về lâu dài, bệnh tác động không nhỏ đến hiệu suất học tập, khả năng phát triển thể chất và trí não của bé.

chữa đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em đặc trưng bởi cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị kèm buồn nôn, ợ hơi, nôn,…

Để có phương án điều trị phù hợp, phụ huynh cần phát hiện sớm bệnh lý này ở con trẻ thông qua các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng trên sau khi ăn và khi bụng đói
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng, cơn đau có thể lan ra toàn bộ vùng bụng trên, bụng giữa và bờ sườn. Đau nhiều khi đói và giảm sau khi ăn nhẹ
  • Vùng thượng vị nóng rát, cồn cào
  • Có thể đi kèm với triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém

Mức độ triệu chứng ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào tình trạng viêm – loét ở niêm mạc dạ dày. Vì vậy, có những trẻ chỉ bị đau nhẹ, cơn đau thoáng qua và thuyên giảm nhanh sau khi ăn. Tuy nhiên, một số trẻ bị loét dạ dày nặng có thể bị đau nghiêm trọng, đau dữ dội kèm theo nóng rát thượng vị, cồn cào,… Các triệu chứng này tiến triển dai dẳng dẫn đến tình trạng sụt cân, ăn uống kém và chậm lớn.

Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em

Đau dạ dày ở trẻ em có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày ở trẻ em:

1. Do nhiễm vi khuẩn Hp từ người lớn

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là vi khuẩn gram âm có khả năng sinh sống trong môi trường có độ axit cao như dạ dày. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm vào cơ thể thông qua các hoạt động như ăn uống, sử dụng chung vật dụng cá nhân và hôn môi người bị nhiễm bệnh.

Đa phần các loại vi khuẩn đều không thể sinh sống trong dạ dày do dịch vị có độ axit cao. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có cơ chế sản sinh enzyme urease – một loại enzyme có khả năng phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau đó, vi khuẩn trú ngụ trong niêm mạc và phát triển mạnh. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày bị viêm, sung huyết và loét.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở trẻ em

Ngoài ra khi vi khuẩn phá hủy chất nhầy bảo vệ dạ dày, dịch vị dễ dàng xâm nhập và ăn mòn niêm mạc. Kết quả là gây đau dạ dày, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn mửa.

Thống kê cho thấy, hơn 90% trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp đều lây từ ba mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Chỉ có một phần nhỏ trẻ bị lây nhiễm bệnh thông qua thực phẩm và nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc lây do nội soi dạ dày ở những cơ sở y tế không đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

2. Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. NSAID được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng, chủ yếu dùng trong trường hợp sốt, đau nhức do nhiễm trùng, đau nhức răng, đau đầu, đau do chấn thương,…

Bé 7 tuổi bị đau dạ dày
Đau dạ dày ở trẻ em có thể là hệ quả do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) quá mức

Tuy nhiên, NSAID gây ức chế sản xuất prostaglandin – thành phần có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong trường hợp lạm dụng NSAID quá mức, chất nhầy bảo vệ dạ dày có thể bị phá hủy, tạo điều kiện cho dịch vị xâm nhập và ăn mòn niêm mạc, dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa.

Nếu sử dụng NSAID liều cao, niêm mạc có thể bị sung huyết, loét đột ngột và gây xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày). Tình trạng này có tiến triển nhanh, dễ gây ra nhiều biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong nếu không xử lý kịp thời.

3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Trong một số trường hợp, đau dạ dày ở trẻ em có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học như:

Đau dạ dày ở trẻ em
Uống nhiều nước ngọt có gas làm tăng độ pH trong môi trường dạ dày và gây viêm, loét niêm mạc
  • Ăn uống quá mức hoặc bỏ bữa, nhịn ăn
  • Ăn quá nhanh, vội vàng khiến dạ dày khó tiêu hóa thức ăn, gây ra tình trạng rối loạn co bóp và tăng tiết dịch vị
  • Do ăn quá nhiều thực phẩm có vị chua, cay, món ăn chế biến sẵn, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và chất béo bão hòa
  • Thường xuyên uống nước ngọt có gas, soda và các loại nước trái cây đóng gói sẵn
  • Trẻ có thói quen ăn khuya cũng làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày
  • Không vệ sinh tay trước khi ăn
  • Sử dụng món ăn được chế biến từ thực phẩm ôi thiu, hư hại, nhiễm độc
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc do áp lực thi cử, học tập,…

Các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh đều có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ nhỏ. So với nhiễm vi khuẩn Hp và lạm dụng thuốc, đau dạ dày do thói quen xấu thường có mức độ nhẹ, tiến triển chậm và dễ cải thiện hơn. Tuy nhiên nếu chủ quan, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương nặng, dẫn đến hình thành ổ viêm, sung huyết và loét nặng.

Đau dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều có mức độ từ nhẹ đến trung bình và thuyên giảm nhanh nếu có kế hoạch chăm sóc – điều trị hợp lý.

Đối với trẻ nhỏ, đau dạ dày có thể tiến triển nhanh hơn – đặc biệt là trường hợp dương tính vi khuẩn Hp do hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, phụ huynh cần chủ động đưa con trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị trong thời gian sớm nhất.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em khiến trẻ ăn uống kém, sụt cân và chậm phát triển

Đau dạ dày ảnh hưởng nhiều đến hoạt động vui chơi, ăn uống và giấc ngủ của bé. Nếu không có biện pháp cải thiện, trẻ có thể bị biếng ăn, chậm lớn hoặc thậm chí là sụt cân, suy nhược. Về lâu dài, đau dạ dày tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tinh thần – nhất là đối với trẻ lớn.

Ngoài ra, đau dạ dày ở trẻ em không được điều trị còn có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Các biến chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé và cần rất nhiều thời gian để điều trị dứt điểm. Thực tế, đau dạ dày không chỉ tác động xấu đến thể trạng, tinh thần của con trẻ mà còn ảnh hưởng đến tài chính và đời sống của cha mẹ.

Chẩn đoán đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm tụy, viêm gan do virus, viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn,… Vì vậy trước khi điều trị, phụ huynh nên đưa con trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.

Các kỹ thuật chẩn đoán đau dạ dày ở trẻ nhỏ:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết
  • Xét nghiệm hơi thở (chủ yếu dành cho trẻ lớn)
  • Xét nghiệm máu/ phân

Có khá nhiều kỹ thuật chẩn đoán đau dạ dày ở trẻ nhỏ, trong đó nội soi dạ dày là kỹ thuật quan trọng nhất. Ngoài việc phát hiện ổ viêm, loét ở niêm mạc, kỹ thuật này còn giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp và đánh giá được mức độ bệnh.

Các phương pháp điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy sau khi có kết quả chẩn đoán, phụ huynh cần tiến hành các biện pháp điều trị cho con trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị đau dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (do thói quen sinh hoạt, ăn uống hay do vi khuẩn Hp). Nếu do vi khuẩn Hp, điều trị thường phức tạp và kéo dài hơn, đồng thời yêu cầu mức độ tuân thủ tuyệt đối để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Dưới đây là các phương pháp điều trị chính đối với bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ:

1. Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn

Sử dụng thuốc là phương pháp y tế giúp kiểm soát đau dạ dày ở trẻ em. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị đau dạ dày như thuốc kháng axit, thuốc ức chế tiết dịch vị,…
  • Thuốc kháng axit (antacid): Nhóm thuốc này có tác dụng tăng độ pH trong dịch vị dạ dày và giảm mức độ kích thích lên ổ viêm loét ở niêm mạc. Qua đó cải thiện tình trạng đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và chướng bụng. Trẻ có thể được chỉ định các loại thuốc kháng axit chứa nhôm hydroxit, muối magie, natri bicarbonate, canxi carbonat,…
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị: Thuốc ức chế tiết dịch vị có tác dụng làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày, từ đó hạn chế axit dư thừa ăn mòn và phá hủy niêm mạc. Hiện tại có 2 nhóm thuốc ức chế tiết dịch vị được sử dụng phổ biến là thuốc kháng histamine H2 (Cimetidine, Famotidin, Ranitidin) và thuốc ức chế bơm proton (Pantoprazol, Lansoprazole, Esomeprazole,…).
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc có tác dụng tăng sản xuất chất nhầy bảo vệ ổ viêm loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa đau dạ dày do NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng bao gồm Misoprostol, Sucralfate và Bismuth.
  • Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp đau dạ dày ở trẻ em dương tính với vi khuẩn Hp. Trước khi lên phác đồ, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác định sự hiện diện của vi khuẩn và đánh giá mức độ nhạy cảm đối với các loại kháng sinh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc, phụ huynh cần dùng kháng sinh cho bé theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.

Hầu hết các loại thuốc điều trị đau dạ dày cho trẻ em đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Do đó, phụ huynh cần sử dụng thuốc cho bé theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định hoặc tùy tiện tăng – giảm liều.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm vai trò làm mềm và tiêu hóa thức ăn. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể kiểm soát triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo niêm mạc đáng kể. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, phụ huynh nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho bé để hỗ trợ quá trình điều trị.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Cần xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ nhỏ trong quá trình điều trị đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị đau dạ dày:

  • Hạn chế hoặc kiêng cữ hoàn toàn các loại thực phẩm gây kích thích ổ viêm/ loét ở dạ dày như thức ăn chua (me, ổi, cóc, dưa cà muối, kim chi,…), thịt ăn cứng và khó tiêu hóa (thịt dê, thịt cừu, sụn bò,…), lạp xưởng, xúc xích jam bong, món ăn chứa nhiều gia vị (ớt, tiêu, muối đường, bột mì),…
  • Tránh cho trẻ dùng nước ngọt có gas, soda và các loại thức uống đóng gói sẵn. Các loại thức uống này có thể làm tăng độ axit của dịch vị và đẩy nhanh tốc độ phá hủy, ăn mòn niêm mạc.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa chất xơ, vitamin, axit béo lành mạnh và hàm lượng đạm vừa phải như thịt gà, rau xanh, trứng, gạo, bánh mì,…
  • Đảm bảo khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân, phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.
  • Nên ưu tiên chế biến thức ăn ở dạng súp, luộc, cháo,… để giảm áp lực lên dạ dày và giúp thức ăn được vận chuyển nhanh qua đường ruột. Từ đó giảm áp lực lên ổ viêm, loét và hạn chế mức độ đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Chia nhỏ bữa ăn cho bé (khoảng 5 – 6 bữa), mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.
  • Khuyên trẻ ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỹ.
  • Không cho trẻ sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vào đó, nên cho trẻ dùng nước và thực phẩm có nhiệt độ ấm từ 40 – 50 độ C để làm dịu dạ dày, giảm đau và buồn nôn.

Chế độ ăn là yếu tố quan trọng, chi phối kết quả điều trị ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Do đó, phụ huynh cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của con trẻ nhằm mang lại kết quả tối ưu, đồng thời hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế và giúp rút ngắn thời gian điều trị.

3. Một số biện pháp hỗ trợ

Đau dạ dày ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ. Bên cạnh sử dụng thuốc, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm nhẹ triệu chứng ở con trẻ.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như massage bụng, chườm ấm,… để giảm đau dạ dày ở trẻ em

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ:

  • Massage bụng: Massage bụng là cách chữa đau dạ dày tại nhà khá đơn giản và hiệu quả. Phụ huynh có thể sử dụng tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp xoa nóng lòng bàn tay. Sau đó, massage nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều dọc và ngang để làm dịu tình trạng dạ dày co thắt quá mức. Đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng và tiêu hóa kém.
  • Chườm ấm: Ngoài massage bụng, phụ huynh cũng có thể chườm túi ấm ở giữa bụng của bé để giảm đau dạ dày. Nhiệt độ ấm giúp tăng tuần hoàn máu đến dạ dày, thư giãn cơ trơn và giảm tình trạng co thắt quá mức. Chườm ấm từ 10 – 15 phút có thể giảm nhẹ cơn đau ở vùng thượng vị và một số triệu chứng đi kèm.
  • Cho bé ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, ngủ đủ còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống. Vì vậy, phụ huynh cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc (tùy theo độ tuổi).
  • Tránh để bé căng thẳng: Đối với trẻ lớn, phụ huynh nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, chạy bộ, bơi lội,… Tránh để bé căng thẳng quá mức khiến ổ viêm, loét ở dạ dày tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nặng nề.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên như dùng trà gừng, nước mật ong ấm, dầu dừa, sữa nghệ,… để làm dịu cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm ở trẻ nhỏ. Các công thức này khá lành tính, an toàn và có thể áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày ở trẻ em

Đau dạ dày là chứng bệnh tiêu hóa khá phổ biến và có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần thận trọng trong quá trình điều trị. Bởi trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ gặp phải rủi ro và tác dụng ngoại ý.

Vì vậy khi điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho bé nếu chưa tiến hành thăm khám. Ngoài ra, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc hoặc hiệu chỉnh liều khi chưa có chỉ định.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, phụ huynh cần tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào các phương pháp y tế. Thay vào đó, nên cho trẻ dùng thuốc đều đặn kết hợp với tổ chức lại lối sống.
  • Nên thông báo với bác sĩ tình trạng trẻ bị đau dạ dày khi dùng NSAID để được chỉ định loại thuốc khác. Nếu không có loại thuốc thay thế, bác sĩ sẽ chỉ định kèm theo thuốc bảo vệ niêm mạc để ngăn ngừa viêm, loét và xuất huyết dạ dày.
  • Trong trường hợp trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp, các thành viên trong gia đình cần thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp để phát hiện – điều trị sớm. Bên cạnh đó, nên cho trẻ dùng đũa, muỗng, thìa riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho người khỏe mạnh.
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc vui chơi, tiếp xúc với nước, đất, cát.
  • Dặn dò trẻ không tự ý dùng đồ ăn vặt được bày bán ở những quán ăn lề đường.

Đau dạ dày ở trẻ em ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé. Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường. Trong hầu hết các trường hợp, đau dạ dày ở trẻ nhỏ đều có đáp ứng tốt và thuyên giảm nhanh khi có kế hoạch chăm sóc – điều trị hợp lý.

Cùng chuyên mục

3 Cách chữa đau dạ dày từ quả dừa theo kinh nghiệm dân gian

Chữa đau dạ dày từ quả dừa là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Dân gian thường dùng nước dừa, dầu dừa hoặc kết hợp dừa và nghệ...

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Phương pháp này...

Bị đau dạ dày vào sáng sớm: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày vào sáng sớm là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này còn có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn