Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Các loại bệnh chàm da thường gặp, nhận biết & điều trị

Bệnh chàm ở trẻ em: Cách chữa trị, chăm sóc tốt nhất

Bệnh chàm – Eczema là một tình trạng da phổ biến, không lây nhiễm, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh chàm ở trẻ em có thể gây đỏ, ngứa, viêm da và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường của trẻ.

bệnh chàm ở trẻ em
Bệnh chàm tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh chàm ở trẻ em trông như thế nào?

Bệnh chàm ở sơ sinh và trẻ em thường xuất hiện trong vòng sáu tháng đến năm năm đầu đời của trẻ. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 13% trẻ em mắc bệnh hoặc có các dấu hiệu bệnh chàm. Trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc các bệnh về da khác thường có nguy cơ bệnh chàm tương đối cao.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em tương tự như các triệu chứng gặp ở người lớn. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm tạo ra nhiều mảng da khô hoặc đỏ. Da bé hầu như luôn thô ráp, sần sùi, có dấu hiệu bong tróc và luôn ngứa ngáy.

bị chàm ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu chàm ở trẻ em thường xuất hiện ở hai bên má

Các dấu hiệu bệnh Eczema ở trẻ em có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, thông thường bệnh thường gây ảnh hưởng đến:

  • Mặt, đặc biệt là khu vực má
  • Da đầu
  • Khuỷu tay và đầu gối
  • Phía sau tai, gáy
  • Bàn chân

Trong một số trường hợp bị chàm ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn thành viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, viêm da tiết bã thường tự khỏi sau 8 tháng và phổ biến ở da đầu, mí mắt, lông mày và sau tai.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể không giống nhau, tùy theo từng trường hợp. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh chàm, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm – Eczema là kết quả phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch với một chất hoặc tác nhân không xác định nào đó trong môi trường. Hiện tại, các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh chàm. Tuy nhiên, một số tác nhân khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố này thường bao gồm di truyền và tác động của môi trường.

Trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa thường có nguy cơ mắc bệnh chàm tương đối cao. Bên cạnh đó, các vấn đề trong hệ thống hàng rào bảo vệ da, khiến da mất độ ẩm tự nhiên, dễ bị vi khuẩn tấn công và dẫn đến các dấu hiệu chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bệnh chàm – Eczema ở trẻ sơ sinh cũng có thể liên quan đến việc cơ thể tạo ra quá ít các tế bào mỡ Ceramides. Nếu cơ thể quá ít Ceramides, da có thể mất nước, trở nên quá khô và dẫn đến các triệu chứng chàm.

bệnh eczema ở trẻ em
Di truyền được cho là nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị chàm

Yếu tố rủi ro gây ra bệnh chàm ở trẻ em

Mỗi bé có các yếu tố kích ứng da khác nhau, tuy nhiên một số tác nhân và yếu tố có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng bao gồm:

  • Da khô: Độ ẩm thấp và không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể khiến bé ngứa ngáy và gây ra các triệu chứng bệnh chàm.
  • Các chất kích thích: Quần áo len, nước hoa, xà phòng, bột giặt hoặc các loại nhựa đồ chơi có thể gây kích ứng da và gây ra bệnh chàm.
  • Nhiệt độ cao và mồ hôi: Cả hai điều này có thể khiến trẻ bị ngứa và khiến các triệu chứng chàm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng: Mặc dù không rõ ràng tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng loại bò sữa bò, đậu phộng, trứng và một số loại hải sản có thể hỗ trợ kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh chàm. Bên cạnh đó, người mẹ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dị ứng nếu đang cho con bú.

Chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện khi trẻ đến tuổi đi học.

Bên cạnh đó, mặc dù không phổ biến nhưng một số trẻ có thể bị bệnh chàm cho đến tuổi trưởng thành. Các dấu hiệu có thể tiếp tục xuất hiện trong nhiều năm và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Các dấu hiệu có thể được khắc phục và cải thiện. Tuy nhiên, bệnh chàm có thể tồn tại trong nhiều năm và bùng phát khi da khô hoặc tiếp xúc với các chất gây kích ứng da.

Các biện pháp điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Có nhiều biện pháp có thể kiểm soát và điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biện pháp điều trị thường bao gồm tăng cường và duy trì hàng rào bảo vệ da của trẻ để hạn chế các triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

1. Xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng

Một số trong những điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh chàm ở trẻ em là xác định các yếu tố dị ứng và kích hoạt bệnh.

Ở trẻ sơ sinh, yếu tố kích hoạt thường là những vật chạm vào da của bé. Tuy nhiên hiếm khi các chất gây dị ứng môi trường như nấm mốc và phấn hoa có thể gây chàm ở trẻ. Ngoài ra, nhiễm trùng và căng thẳng cũng hiếm khi gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

eczema ở trẻ sơ sinh
Xác định và tránh khỏi các yếu tố gây kích ứng bệnh chàm ở trẻ

Các yếu tố thường có thể kích hoạt bệnh chàm ở trẻ thường bao gồm:

  • Xà phòng tắm và các chất tẩy rửa chứa hóa chất mạnh
  • Nước hoa hoặc sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm
  • Vải thô
  • Mồ hôi
  • Nước bọt

2. Tắm nước ấm và dưỡng ẩm da

Cho bé tắm nước ấm là một cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm tại nhà. Sử dụng nước ấm vừa đủ, không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có mùi thơm để tránh gây kích ứng da của bé.

Tắm nước ấm hàng ngày, mỗi lần không quá 5 – 10 phút thường mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao. Việc tắm nước ấm có thể mang lại hiệu quả khác nhau ở mỗi bé. Vì vậy, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý đến các phản ứng da của bé để thay đổi tần suất tắm.

Điều quan trọng là nhẹ nhàng vỗ da bé khô sau khi tắm. Điều này có thể để lại một lượng ẩm nhỏ trên da. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô và kích ứng da.

3. Sử dụng các loại thuốc mỡ không kê đơn

Một số loại kem, thuốc mỡ không kê đơn có khả năng dưỡng ẩm cao thường được chỉ định để điều trị chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể có chất kem tương đối dày và khiến da bé nhờn, rít, khó chịu. Vì vậy hãy trao đổi với người có chuyên môn để chọn sản phẩm phù hợp.

Sản phẩm thuốc mỡ được sử dụng phổ biến nhất là Hydrocortison. Đây là loại thuốc mỡ không kê đơn có thể hạn chế tình trạng khô, hạn chế ngứa và viêm da.

chàm ở trẻ sơ sinh
Dưỡng ẩm bằng các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn có thể cải thiện tình trạng chàm ở trẻ

4. Mặc quần áo phù hợp

Để tránh kích ứng khi ma sát, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và làm từ các chất liệu không gây dị ứng như cotton. Luôn luôn giặt quần áo mới trước khi mặc. Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không có mùi thơm hoặc các chất kích ứng khác.

Ngoài ra, không nên quấn trẻ sơ sinh với nhiều khăn hoặc chăn để giữ ấm. Điều này có thể khiến bé khó chịu, nóng, ra nhiều mồ hôi và kích thích bùng phát bệnh chàm.

5. Thuốc điều trị

Trong một số trường hợp, bệnh chàm có thể khiến bé bị ngứa. Ngứa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó kiểm soát và không thể ngăn ngừa việc gãi hoặc ma sát gây tổn thương da.

Do đó, trong một số trường hợp, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để sử dụng thuốc điều trị chàm cho trẻ.

chàm ở trẻ sơ sinh và cách chữa
Sử dụng thuốc điều trị chàm ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Cho bé uống thuốc kháng Histamine đường uống không gây buồn ngủ có thể cải thiện các triệu chứng ngứa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Loratadine và Cetirizine. Bên cạnh đó, một số loại thuốc như Diphenhydramine có thể khiến trẻ buồn ngủ. Do đó, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng thuốc cho trẻ.

Lưu ý:

  • Thuốc kháng Histamine thoa lên da ở trẻ sơ sinh có thể khiến tình trạng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc kháng Histamine cho trẻ em dưới 2 tuổi mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Chàm ở trẻ sơ sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ chuyên môn nếu các dấu hiệu chàm của bé không được cải thiện trong vòng 1 tuần kể từ khi sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Ngoài ra, nếu da trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, nổi mụn nước, hình thành lớp vảy màu nâu hoặc vàng nhạt, hãy đưa bé đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn, nếu không điều trị có thể gây bội nhiễm.

Bệnh chàm là một tình trạng da tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Triệu chứng chàm khô tróc vảy và cách điều trị

Chàm khô tróc vảy có tổn thương lâm sàng là tình trạng da khô ráp, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc kèm đau rát và ngứa ngáy. Cơ chế bệnh...

Bị chàm da ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị mau khỏi

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng bị chàm da ở mặt đặc biệt khó chịu, đau đớn...

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

"Bệnh chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?" là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây hai căn bệnh này đều thuộc bệnh da...

Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y

An toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài là những ưu điểm vượt trội khi chữa bệnh chàm bằng Đông y. Chính vì vậy, dù có hiệu...

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Bị chàm da đầu và cách trị dứt điểm, ngừa tái phát

Chàm da đầu là thuật ngữ chỉ các tình trạng và bệnh lý có thể gây viêm, ngứa khô trên da đầu như viêm da tiết bã hoặc viêm da...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn