Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Bị chàm khi mang thai – Cách xử lý, điều trị cho mẹ bầu

Bị chàm da đầu và cách trị dứt điểm, ngừa tái phát

Chàm da đầu là thuật ngữ chỉ các tình trạng và bệnh lý có thể gây viêm, ngứa khô trên da đầu như viêm da tiết bã hoặc viêm da dị ứng. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, dẫn đến bong tróc da, trong dân gian gọi là bệnh cứt trâu.

Chàm da đầu
Chàm da đầu có thể gây ngứa ngáy và bong tróc da trên đầu

Bệnh chàm da đầu là gì?

Bệnh chàm có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả da đầu. Chàm da đầu thường có liên quan đến tình trạng viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã. Các trường hợp mãn tính, có thể gây ảnh hưởng đến vùng trán, gáy, cổ và cả lưng.

Chàm da đầu thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh cũng gây ảnh hưởng đến tuổi dậy thì và người trưởng thành. Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm trên da đầu, dân gian thường gọi là bệnh cứt trâu. Tình trạng này thường tự cải thiện mà không cần điều trị khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Bệnh có thể trở thành mãn tính và kéo dài trong nhiều năm. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và có thể biến mất mà không cần điều trị. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cần tiến hành điều trị y tế để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro của bệnh chàm da đầu

Hiện tại, các bác sĩ không biết chắc chắn các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm – Eczema cũng như tình trạng chàm da đầu. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số và đàn ông thường dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Gen di truyền, thay đổi Hormone, bệnh tật, căng thẳng đều được cho là có liên quan đến tình trạng chàm da đầu ở một số bệnh nhân.

nguyên nhân gây chàm da đầu
Một số bệnh lý và tác nhân tử bên ngoài cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da dầu

Một số điều kiện y tế có thể làm tăng nguy cơ chàm ở da đầu bao gồm:

  • Các bệnh lý làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc hệ thống thần kinh như bệnh HIV, Parkinson hoặc bệnh tiểu đường.
  • Dị ứng bao gồm cả bệnh viêm da dị ứng và hen suyễn.
  • Mắc các bệnh về da khác như bệnh viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, mụn trứng cá hoặc chứng đỏ mặt.
  • Mắc các loại bệnh chàm – Eczema khác.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng mắc bệnh chàm da đầu thường bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất tiếp xúc với da đầu, tương tự như một phản ứng dị ứng.
  • Sử dụng một số loại thuốc có chứa Interferon, Lithium hoặc Psoralen.
  • Có vấn đề về thần kinh hoặc trầm cảm.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress, có áp lực cao trong cuộc sống.
  • Môi trường làm việc tiếp xúc với các hóa chất khắc nghiệt.
  • Sống hoặc sinh hoạt ở nơi có thời tiết lạnh và khô.
  • Da đầu khô và nhờn.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm da đầu

Bệnh chàm da đầu làm cho các mảng da trở nên đỏ, bong tróc và ngứa. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực nhờn của cơ thể như mặt, cánh mũi, lông mày và mí mắt.

dấu hiệu nhận biết chàm da đầu
Đóng vảy và bong tróc da đầu là dấu hiệu nhận biết chàm da đầu phổ biến nhất

Các triệu chứng có thể không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người bệnh đều xuất hiện các triệu chứng như:

  • Da đầu đỏ và có vảy
  • Da đầu và tóc nhờn rít, ẩm ướt
  • Ngứa dữ dội hoặc có cảm giác như bị bỏng ở da đầu
  • Làm thay đổi màu da
  • Có thể gây ảnh hưởng đến ống tai và gây chảy dịch từ tai

Ngoài ra, một số bệnh về da khác như bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa ở đầu cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như chàm da đầu. Trong một số trường hợp bệnh chàm da đầu và bệnh vẩy nến da đầu có thể xuất hiện song song. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Gàu có phải bệnh chàm da đầu không?

Sau khi khởi phát, bệnh chàm da đầu thường trở nên nghiêm trọng hơn do sự kết hợp với các tình trạng khác trên da đầu.

chàm da đầu ở trẻ sơ sinh
Gàu là một dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm da đầu

Dầu tự nhiên trên da đầu được gọi là bã nhờn. Bã nhờn là một chất sáp, chất béo của tuyến bã nhờn. Nếu da dầu có quá nhiều bã nhờn có thẻ khiến bã nhờn phát triển. Điều này dẫn đến việc phát triển quá mức một loại nấm da bình thường, được là Malassezia.

Tình trạng gàu xảy ra khi nấm Malassezia kích thích các tuyến bã nhờn của da đầu. Điều này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và tạo ra các vảy da bong tróc.

Nói tóm lại, gàu chỉ là một triệu chứng của bệnh chàm da đầu. Gàu thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các loại dầu gội và phương pháp trị gàu tại nhà.

Biện pháp điều trị bệnh chàm da đầu

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng chàm da đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị và giảm bớt sự khó chịu do bệnh mang lại. Các biện pháp cụ thể thường bao gồm:

1. Thay đổi lối sống

Nếu biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến chàm da đầu, người bệnh có thể thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

Trong một số trường hợp việc giữ một quyển sổ tay liệt kê các tác nhân có thể khiến tình trạng chàm bùng phát. Các lưu ý thường bao gồm:

  • Các loại thực phẩm đã sử dụng
  • Thời tiết
  • Thời gian gội đầu và vệ sinh da đầu
  • Việc tạo kiểu tóc hoặc sử dụng các sản phẩm cho tóc

Việc xác định được nguyên nhân gây kích ứng có thể cải thiện tình trạng chàm da đầu một cách nhanh chóng.

2. Sử dụng dầu gội và các sản dành cho tóc khác

Nếu bệnh chàm da đầu không liên quan đến các tác nhân môi trường, người bệnh có thể tham khảo các loại dầu gội trị gàu hoặc sản phẩm đặc trị chàm da đầu.

dầu gội trị chàm
Sử dụng các loại dầu gội trị chàm có thể cải thiện tình trạng bệnh

Các sản phẩm này thường có chứa các thành phần như:

  • Kẽm Pyrithione
  • Axit Salicylic
  • Lưu huỳnh
  • Sunfua Selen
  • Ketoconazole
  • Nhựa than

Sử dụng dầu gội đặc trị mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng thường xuyên đến khi tình trạng bong tróc da được cải thiện. Ngoài ra, một số sản phẩm có thể khiến màu tóc sáng hơn và khiến da dầu trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, hãy đội mũ hoặc che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.

3. Thuốc điều trị chàm da đầu

Chàm da đầu do viêm da tiết bã và viêm da dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thuốc và kem Corticosteroid. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Mometasone
  • Fluocinolone Acetonide
  • Betamethasone

Thường xuyên sử dụng thuốc trong thời gian bùng phát các triệu chứng chàm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

điều trị bệnh chàm da đầu
Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng

Nếu các loại kem Steroid không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác như:

  • Tacrolimus (Protopic)
  • Pimecrolimus (Elidel)
  • Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống nấm đường uống, chẳng hạn như Fluconazole (Diflucan).

Đối với tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh có thể được kê các loại thuốc kháng Histamine để chống lại các phản ứng dị ứng.

Trong các trường hợp bệnh chàm da nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại Steroid đường uống như Prednisone (Rayos).

Nếu bệnh chàm có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh ở dạng bôi hoặc uống.

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm da cần được thực hiện dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.

Chàm da đầu khi nào cần đến bệnh viện?

Chàm da đầu thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện.

eczema da đầu
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Ngứa dữ dội
  • Có cảm giác nóng rát ở da dầu
  • Da phồng rộp, có chứa nước hoặc chất dịch
  • Rò rỉ nước hoặc chất dịch
  • Xuất hiện mủ trắng hoặc vàng

Bác sĩ có thể kiểm tra làn da của người bệnh, kiểm tra lịch sử y tế và các nguyên nhân cụ thể khác. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh liên quan khác như vẩy nến, nấm da đầu.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng nấm da đầu

Không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nấm da dầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Để hạn chế và phòng ngừa bệnh chàm da đầu, người bệnh có thể thực hiện một số khuyến nghị như:

  • Tìm hiểu những yếu tố có thể góp phần gây bệnh chàm da và hạn chế tiếp xúc hoặc tránh hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
  • Làm sạch da đầu thường xuyên bằng nước ấm và các sản phẩm không làm khô da. Tránh dùng nước ấm và các sản phẩm gây kích ứng da đầu.
  • Gội đầu sau khi ra nhiều mô hôi, chẳng hạn như luyện tập thể thao và các hoạt động thể chất khác.
  • Hạn chế căng thẳng, giảm stress và áp lực công việc. Nếu cần thiết, người bệnh có thể thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga, các bài tập thở.
  • Tránh gãi hoặc gây trầy xước ở khu vực bệnh. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh chàm da đầu có xu hướng ảnh hưởng đến em bé dưới 3 tháng tuổi và thường được cải thiện khi bé được 6 – 12 tháng tuổi. Ở người trưởng thành, bệnh thường gây ảnh hưởng đến người trong độ tuổi từ 30 – 60.

Trong một số trường hợp, chàm da đầu không cần điều trị và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và việc điều trị là cần thiết để tránh tình trạng đóng vảy và khó chịu. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

1/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Bệnh chàm khô ở trẻ em và cách chữa trị nhanh khỏi

Chàm khô ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính, điển hình bởi tổn thương da khô ráp, sần sùi và ngứa ngáy. Bệnh có tần suất tái phát...

Chàm vi khuẩn là bệnh gì, có lây không và cách chữa?

Chàm vi khuẩn xuất hiện khi các loại vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào các vết thương hở, vết phồng rộp. Tình trạng này cần được điều trị kịp...

Cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa

Bên cạnh sử dụng thuốc, cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa cũng được áp dụng khá phổ biến. Với đặc tính dưỡng ẩm và kháng khuẩn mạnh, dầu...

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bệnh chàm bìu là một dạng viêm da. Bệnh xảy ra với những đặc trưng riêng như vùng da bìu bong vảy, dày, đỏ, dị ứng, gây kích ứng. Tuy...

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

"Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?" là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sản phẩm có thành chính là Lanolin và Zinc Oxide có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn