Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?

“Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một trong những bệnh da liễu tự miễn, có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và thường tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách giúp phòng ngừa tái phát lâu dài.

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?
“Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh vảy nến nhẹ là gì?

Bệnh vảy nến là một trong những vấn đề da liễu phổ biến, có tính chất mãn tính và thường bùng phát nhiều lần. Bệnh lý đặc trưng bởi các mảng da bong tróc, dày sừng và đỏ hoặc vải trắng.

Theo các chuyên gia đầu ngành, vảy nến là một trong những bệnh lý tự miễn lành tính, hầu như chỉ ảnh hưởng đến làn da. Trong quá trình tiếp nhận điều trị, bác sĩ nhận thấy, bệnh lý có liên quan đến các gen trong cơ thể và hệ miễn dịch. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vảy nến chủ yếu là do rối loạn hoạt động của tế bào T. Sau thời gian dài, có thể kích thích quá trình sản xuất tế bào da diễn ra nhanh chóng và hình thành vảy nến.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý được xác định theo qua ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể. Cụ thể, đối với bệnh vảy nến nhẹ thường tổn thương da chiếm ít hơn 3% so với tổng diện tích cơ thể. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh vảy nến nhẹ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách nhằm ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Các biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến nhẹ

Tổn thương do bệnh vảy nến nhẹ gây ra đặc trưng bởi những mảng da đỏ, dày sừng và bong tróc nhẹ. Các triệu chứng bệnh lý khu trú ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và cũng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Để kiểm soát các triệu chứng vảy nến, người bệnh cần chủ động kết hợp biện pháp chăm sóc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

1. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Theo các bác sĩ đầu ngành, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng thời điểm có thể cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến nhẹ. Người bệnh có thể phơi nắng sớm hoặc chiều khoảng vài phút mỗi ngày. Trong một số nghiên cứu cho thấy, thói quen phơi nắng trong vòng 10 phút sẽ giúp bổ sung vitamin D và góp phần cải thiện sức đề kháng cho làn da.

Khi tiến hành phơi nắng, người bệnh cần chú ý che chắn khu vực da bình thường hoặc có thể sử dụng kem chống nắng để hạn chế tác động từ ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến làn da. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng cho những trường hợp có làn da nhạy cảm, dễ bị cháy nắng. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh vảy nến trở nên nặng nề hơn. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Trong ánh nắng mặt trời còn chứa tia UVB có khả năng cải thiện những triệu chứng bệnh vảy nến. Những trường hợp sử dụng giường tắm nắng trong phòng (chứa lượng lớn tia UVA) thường không đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, tia UVA có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da và khởi phát bệnh ung thư da, khối u ác tính chiếm tỷ lệ khoảng 59%.

2. Bổ sung chất béo Omega 3 hoặc dầu cá

Bổ sung chất béo Omega 3 hoặc dầu cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, acid béo Omega 3 có khả năng hỗ trợ giảm viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh lý tự miễn, trong đó có vảy nến nhẹ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, acid béo Omega 3 có khả năng hỗ trợ giảm viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh lý tự miễn, trong đó có vảy nến nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện còn phụ thuộc vào liều lượng, loại dầu cá sử dụng và mức độ triệu chứng bệnh lý.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng acid béo Omega 3 dồi dào như:

  • Cá mòi
  • Cá tuyết
  • Óc chó
  • Cá hồi
  • Hạnh nhân

Một số trường hợp mắc bệnh vảy nến nhẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn bổ sung Omega 3 từ sản phẩm dầu cá hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sử dụng có thể phát sinh tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị tanh trong miệng,…

3. Bổ sung Probiotic vào chế độ dinh dưỡng

Probiotic là những loại vi khuẩn có lợi trong những sản phẩm lên men, đặc biệt là sữa chua. Thành phần này cũng có sẵn dưới dạng những loại thực phẩm bổ sung, tăng cường sức khỏe. Bổ sung Probiotic vào chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tăng cường vi khuẩn có lợi và hệ miễn dịch. Vảy nến nhẹ là căn bệnh tự miễn, nên việc bổ sung những loại men vi sinh sẽ góp phần kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm chứa Probiotic với hàm lượng cao vào chế độ dinh dưỡng có khả năng điều chỉnh những phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó góp phần kiểm soát những triệu chứng bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến.

4. Bổ sung Curcumin

Curcumin là hoạt chất có nhiều trong củ nghệ tươi. Thành phần này có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành những vùng da bị tổn thương. Nhờ đó, góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến nhẹ. Trong một số nghiên cứu cũng cho thấy, trong củ nghệ chứa các thành phần hoạt chất chống oxy hóa, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh có thể dùng nghệ dưới dạng bột, thuốc bôi hoặc bổ sung vào thực đơn hàng ngày để chữa bệnh lý.

Tuy hoạt chất Curcumin có trong củ nghệ được đánh giá là an toàn, lành tính với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc lạm dụng dược liệu có thể phát sinh một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Ngoài ra, khi sử dụng nghệ với liều cao có thể gây loãng máu. Do đó, một số đối tượng cần thận trọng khi dùng nghệ chữa bệnh vảy nến nhẹ như:

  • Người chuẩn bị phẫu thuật
  • Người mắc bệnh liên quan đến túi mật
  • Phụ nữ mang thai
  • Trường hợp bị rối loạn chảy máu, máu khó đông hoặc những nguy cơ chảy máu khác.

5. Không sử dụng các chất kích thích

Không sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê,… có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh vảy nến nói riêng vào sức khỏe người bệnh nói chung

Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê,… có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh vảy nến nói riêng vào sức khỏe người bệnh nói chung. Trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy thành phần nicotin có trong khói thuốc sẽ kích thích các triệu chứng bệnh lý bùng phát dữ dội.

Bên cạnh đó, những thành phần có trong bia rượu cũng tác động xấu đến hệ thần kinh, gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ hình thành bệnh vảy nến. Thói quen sử dụng những loại đồ uống này sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên tồi tệ hơn.

6. Duy trì độ ẩm cho làn da

Các mảng vảy nến xuất hiện trên bề mặt da khiến da bị ngứa ngáy, khô ráp và bong tróc nhiều. Do đó, người bệnh cần cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da có chiết xuất từ tự nhiên, không chứa những thành phần gây kích ứng, bết dính da. Mỗi ngày duy trì thoa kem dưỡng ẩm cho da từ 2 – 3 lần, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc khô hanh.

7. Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách

Để kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần vệ sinh da sạch và đúng cách. Bạn cũng có thể kết hợp với một số dược liệu tự nhiên để ngâm rửa tại vùng da cần điều trị giúp cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Sau khi tắm, bạn dùng khăn bông sạch lau khô nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da. Với những trường hợp xuất hiện biểu hiện vảy nến da đầu, có thể ưu tiên chọn những loại dầu gội chứa thành phần axit salicylic

8. Tránh chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương

Nhiều trường hợp mắc bệnh vảy nến có thói quen cào gãi, chà xát mạnh hoặc tác động vật lý lên vùng da bị tổn thương. Hành động này có thể khiến da bị trầy xước, hình thành vết thương hở. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, bụi bẩn tấn công và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc Tây giảm ngứa ngáy, khó chịu.

9. Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao

Để cải thiện các triệu bệnh vảy nến nhẹ và phòng ngừa tái phát lâu dài. Người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng, chống lại các gốc tự do gây bệnh. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn vận động, bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên ưu tiên lựa chọn một số bộ môn như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…

10. Tránh xa các dị nguyên

Tránh xa các dị nguyên
Bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ kích ứng da và khiến các triệu chứng bệnh lý bệnh vảy nến nhẹ trở nên nặng nề hơn

Bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ kích ứng da và khiến các triệu chứng bệnh lý bệnh vảy nến nhẹ trở nên nặng nề hơn. Những trường hợp tổn thương do bệnh lý có chảy máu khi tiếp xúc các dị nguyên có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát về sau.

11. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Đa số các trường hợp mắc bệnh vảy nến nhẹ đều đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị.

  • Các loại thuốc uống: Một số loại thuốc thường được chỉ định như Cyclosporine, Methotrexate, Apremilast, Acitretin,… Có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động vi khuẩn gây bệnh.
  • Kem dưỡng da và thuốc mỡ: Việc sử dụng các loại thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương. Đồng thời cung cấp độ ẩm thiết yếu cho làn da, giảm tình trạng bong tróc, khô ráp.
  • Nhóm thuốc chứa corticoid: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ có chứa corticoid để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Trường hợp cần thiết, có thể kết hợp các loại thuốc đường uống nhằm kiểm soát bệnh lý.

12. Các liệu pháp thay thế

Ngoài những biện pháp chăm sóc và điều trị trên, người bệnh vảy nến nhẹ có thể tham khảo một số liệu pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát lâu dài như:

  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Tập yoga, thái cực quyền
  • Massage
  • Reiki, đây là một trong những phương pháp tập dưỡng sinh đơn giản của Nhật Bản

Hiện tại, vẫn chưa có minh chứng khoa học về hiệu quả của những liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến nhẹ này. Tuy nhiên, việc xoa bóp, châm cứu có thể giúp cơ thể thư giãn, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và nâng cao thể trạng. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả tập luyện, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến nhẹ được nhiều người bệnh thực hiện và đạt kết quả tích cực. Các triệu chứng bệnh vảy nến mới khởi phát, ở mức độ nhẹ thường đáp ứng tốt các loại thuốc chữa trị và chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và triển triển hầu như suốt cả cuộc đời. Tổn thương điển hình của bệnh là các mảng...

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, chỉ có khoảng 20 - 40% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa...

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Vảy nến là bệnh da liễu dai dẳng, mãn tính nhưng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm - kể cả khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, do...

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Vảy nến ở tay, chân thường ảnh hưởng đến những vùng da tỳ đè như cùi tay, đầu gối, các ngón,... Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng có...

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Mặc dù là bệnh da liễu lành tính nhưng vảy nến có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn