Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Vảy nến có thể bùng phát khi mang thai do rối loạn nội tiết, stress, lo âu quá mức,… Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều lành tính, hầu như không gây dị tật bẩm sinh hay sảy thai. Tuy nhiên, bệnh tác động nhiều đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. 

bị vảy nến khi mang thai
Vảy nến có thể bùng phát mạnh trong thời gian mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị vảy nến mang thai được không?

Vảy nến là bệnh da mãn tính có liên quan đến rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì. Bệnh lý này điển hình bởi tổn thương da viêm đỏ, bề mặt có nhiều vảy bong, có thể ngứa hoặc không. Bệnh có đặc tính dai dẳng, tiến triển gần như suốt đời, xen kẽ giữa các giai đoạn vượng và giai đoạn ổn định.

Mặc dù đã được nghiên cứu trong nhiều năm nhưng nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia nhận thấy, cơ chế bệnh sinh có sự tham gia của yếu tố di truyền và gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc tố số 6.

Vảy nến là bệnh tiến triển suốt đời, chưa có phương pháp điều trị và căn nguyên chưa rõ ràng nhưng đa phần đều lành tính. Bệnh chủ yếu gây tổn thương ngoài da, ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, nữ giới mắc bệnh lý này hoàn toàn có thể mang thai như bình thường.

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy nến hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, không gây sảy thai hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, người mắc bệnh lý này có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn so với các thai phụ có sức khỏe tốt.

Các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị vảy nến

Trong giai đoạn mang thai, vảy nến và một số bệnh ngoài da khác có thể bùng phát do các thay đổi sinh lý (nội tiết, tâm lý, cơ thể,…). Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp bị vảy nến thai kỳ đều lành tính, ít đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

bệnh vảy nến ở bà bầu
Vảy nến khi mang thai có thể xuất hiện ở vùng da đầu, mặt và những vùng da tỳ đè

Bệnh vảy nến ở bà bầu thường biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện các mảng hoặc đốm phát ban có màu hồng, đỏ, giới hạn rõ so với những vùng da xung quanh
  • Bề mặt da xuất hiện nhiều vảy bong có màu trắng như nến hoặc màu vỏ xà cừ
  • Vảy bong có số lượng nhiều, mỏng và dễ cạo, từng lớp từng lớp xếp chồng lên nhau
  • Tổn thương da do vảy nến có thể gây ngứa nhẹ đến dữ dội hoặc không ngứa
  • Ở phụ nữ mang thai, sang thương xuất hiện nhiều ở mặt, da đầu, tay, bụng và vùng lưng
  • Đôi khi các đốm liên kết tạo thành các mảng tổn thương lớn, dày sừng, thâm nhiễm và có ranh giới rõ so với vùng da xung quanh

Vảy nến ở bà bầu có triệu chứng tương đối đa dạng nhưng phần lớn đều là các thể lành tính như thể giọt, vảy nến thể mảng,… Rất hiếm khi xuất hiện các thể nặng như vảy nến thể mụn mủ, vảy nến thể đỏ da toàn thân và viêm khớp vảy nến.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thai kỳ

Tương tự như chàm – eczema, vảy nến là bệnh da liễu chịu sự tác động từ yếu tố môi trường và các tác nhân nội sinh. Trong thời gian mang thai, vảy nến có thể bùng phát khi có những điều kiện sau:

Chữa bệnh vảy nến cho bà bầu
Lo âu và căng thẳng quá mức là yếu tố kích thích vảy nến bùng phát mạnh khi mang thai
  • Di truyền: Vảy nến thai kỳ thường bùng phát ở những sản phụ có người thân cận huyết mắc bệnh lý này. Nguyên nhân là do bệnh có khả năng di truyền với gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong giai đoạn mang thai và sau sinh thường không ổn định. Đây được xem là yếu tố thuận lợi làm bùng phát vảy nến cùng với các bệnh ngoài da khác như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiết bã nhờn,…
  • Căng thẳng, lo âu quá mức: Căng thẳng, lo âu quá mức là tâm lý chung ở phụ nữ mang thai – đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, căng thẳng quá mức có thể kích thích gen gây bệnh vảy nến ở nhiễm sắc thể số 6, kết quả là gây rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì và khiến da xuất hiện các mảng, đốm tổn thương có vảy bong, ngứa ngáy.
  • Dị ứng: Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh vảy nến cũng có thể bùng phát khi mang thai nếu mẹ bầu bị dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm,… Trong trường hợp xảy ra do dị ứng, tổn thương da do vảy nến có thể đi kèm với mề đay mẩn ngứa và phát ban.
  • Tác động cơ học: Ma sát, tỳ đè,… quá mức cũng có thể là yếu tố kích thích vảy nến bùng phát. Nếu xảy ra do yếu tố này, vảy nến thường xuất hiện ở những vùng da có tần suất tiếp xúc cao như mặt ngoài khuỷu tay, ngực, xương cùng, ngón tay, bàn tay.

Vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, vảy nến là bệnh ngoài da lành tính hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh lý này không nên quá lo lắng khi vảy nến bùng phát trong giai đoạn mang thai.

Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, vảy nến hoàn toàn không gây dị tật bẩm sinh hay làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Tuy nhiên, sản phụ bị vảy nến thường sinh con nhẹ cân hơn so với người có sức khỏe tốt. Vì vậy, bà bầu bị vảy nến cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và có cân nặng phù hợp.

Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vảy nến khi mang thai gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt và lao động. Hơn nữa, tổn thương do vảy nến gây ra cảm giác ngứa, khó chịu, vướng víu, tác động nhiều đến chất lượng giấc ngủ, ngoại hình và tâm lý của mẹ bầu.

Chữa bệnh vảy nến cho bà bầu
Vảy nến khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và ngoại hình của mẹ bầu

Trên thực tế, vảy nến khi mang thai còn khiến mẹ bầu gia tăng sự lo lắng trong suốt thai kỳ do tổn thương tái đi tái lại. Thống kê cho thấy, rất nhiều thai phụ lo ngại về vấn đề trẻ gặp phải dị tật, sinh non,… dù bác sĩ đã giải thích cặn kẽ về bệnh tình.

Vấn đề đáng lo ngại nhất đối với vảy nến khi mang thai là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Bởi đa phần các phương pháp đượ

c áp dụng trong điều trị bệnh lý này đều có nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, thai nhi phát triển chậm, sinh non,…

Các phương pháp điều trị vảy nến khi mang thai

Điều trị y tế đối với vảy nến khi mang thai chỉ được cân nhắc khi tổn thương da lan rộng gây ngứa ngáy và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp vảy nến nhẹ, điều trị ưu tiên là các biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh lại lối sống.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị vảy nến thai kỳ được áp dụng:

1. Sử dụng một số loại thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, phương pháp này không phải là lựa chọn ưu tiên vì có nguy cơ gây sảy thai, dị tật thai nhi,… Vì vậy, sử dụng thuốc chỉ được cân nhắc khi vảy nến gây ngứa nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc điều trị vảy nến nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Các loại thuốc điều trị vảy nến có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai:

  • Kem bôi chứa thành phần tự nhiên: Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ thường chỉ định các loại kem bôi dưỡng ẩm và giảm ngứa chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất menthol từ bạc hà, chiết xuất yến mạch,… Các sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn và mang lại hiệu quả khá rõ rệt nếu sử dụng đều đặn.
  • Kem bôi chứa Hydrocortisone: Hydrocortisone là dẫn xuất corticoid có hoạt tính yếu được đánh giá an toàn với phụ nữ mang thai. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, thai phụ có thể sử dụng loại thuốc này để làm giảm tổn thương và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do vảy nến gây ra. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng, thời gian dùng thuốc.
  • Kem bôi chứa salicylic acid 2%: Acid salicylic có tác dụng bạt sừng, loại bỏ vảy bong trên các tổn thương da do vảy nến gây ra. Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể chỉ định dùng salicylic acid nồng độ thấp (2%) để tránh hấp thu toàn thân. Tuy nhiên, loại thuốc này chủ yếu được dùng trong phạm vi nhỏ trong 2 quý đầu thai kỳ và không được khuyến cáo dùng vào 3 tháng cuối.

Trên thực tế, việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến cho bà bầu được cá thể hóa theo từng trường hợp. Tuy nhiên trong tất cả mọi trường hợp, lựa chọn ưu tiên luôn là thuốc bôi ngoài da ít có khả năng hấp thu toàn thân và ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mục tiêu chính của sử dụng thuốc khi điều trị vảy nến thai kỳ là giảm nhẹ triệu chứng và trì hoãn bệnh. Sau khi sinh nở, sản phụ sẽ được thăm khám và tư vấn các phương án điều trị khác nhằm kiểm soát bệnh triệt để.

2. Kiểm soát stress, lo âu quá mức

Stress, lo âu là yếu tố khởi phát thường gặp ở bệnh nhân vảy nến – đặc biệt là vảy nến khi mang thai. Vì vậy để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp kiểm soát stress và lo âu quá mức.

Thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
Mẹ bầu bị vảy nến nên dành thời gian tập thể dục để cải thiện sức khỏe và giải phóng căng thẳng

Cách kiểm soát căng thẳng để cải thiện vảy nến khi mang thai:

  • Nên chủ động chia sẻ những lo lắng, mối bận tâm với bạn đời, người thân và bạn bè. Tránh suy nghĩ quá nhiều khiến sức khỏe suy giảm và tâm lý bị ảnh hưởng.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên tập các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để cải thiện sức khỏe và độ dẻo dai của vùng xương chậu. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giải phóng căng thẳng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Nên uống điều độ, đặc biệt nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất để cải thiện sức khỏe.
  • Cân nhắc trị liệu tâm lý nếu căng thẳng thần kinh kéo dài.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài những phương pháp kể trên, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện bệnh vảy nến thai kỳ.

Thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu
Sử dụng dầu dừa massage lên vùng da tổn thương có tác dụng giảm vảy bong và cải thiện ngứa ngáy
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm hằng ngày giúp làm dịu cảm giác ngứa, đồng thời làm mềm và hỗ trợ loại bỏ vảy bong tích tụ trên da. Bên cạnh đó, tắm nước ấm còn giúp thư giãn cơ, giảm căng thẳng và nhức mỏi trong thời gian mang thai.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và kháng khuẩn tốt. Để cải thiện tình trạng da khô và bong vảy nhiều, mẹ bầu có thể dùng dầu dừa massage lên vùng da tổn thương hằng ngày. Bên cạnh đó, axit béo trong dầu dừa còn giúp phục hồi màng lipid và tái tạo các mô da hư tổn.
  • Tắm lá thảo dược: Ngoài ra, mẹ bầu có thể tận dụng một số lá thảo dược (chè xanh, trầu không, ngải cứu,…) để nấu nước tắm trị vảy nến. Các thảo dược này có tác dụng chống viêm và giảm ngứa ngáy. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong thảo dược còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.

Đối với trường hợp bị vảy nến nhẹ, các biện pháp hỗ trợ mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt. Tuy nhiên nếu vảy nến bùng phát trên diện rộng, mẹ bầu nên kết hợp với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị vảy nến ở bà bầu

Bà bầu là đối tượng nhạy cảm, dễ gặp phải các rủi ro và tác dụng không mong muốn khi điều trị vảy nến. Do đó trong thời gian điều trị bệnh lý này, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như:

  • Cần tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh vảy nến. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống không rõ nguồn gốc – xuất xứ, chưa được kiểm định về hiệu quả và độ an toàn đối với mẹ bầu.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị vảy nến trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Vảy nến là bệnh ngoài da có tiến triển mãn tính, kéo dài trong suốt cả cuộc đời. Do đó, mẹ bầu cần tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá mức. Sử dụng thuốc trong thời gian dài đều có thể gây ra không ít rủi ro và tác dụng ngoại ý. Vì vậy, mẹ bầu nên kết hợp với các phương pháp hỗ trợ để kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của bệnh.
  • Dành 5 – 10 phút mỗi ngày để tắm nắng trong khung giờ từ 7:00 – 9:30. Tắm nắng có khả năng giảm nhẹ tổn thương da do vảy nến, đồng thời cung cấp thêm vitamin D cho cả mẹ và thai nhi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm tổn thương da lan rộng và ngứa ngáy nhiều như hóa chất, mỹ phẩm, thực vật, động vật, thực phẩm dị ứng, thuốc lá, cà phê,…
  • Chú ý các biểu hiện của cơ thể trong thời gian điều trị và thông báo ngay với bác sĩ nếu vảy nến lan rộng và tiến triển nặng dần theo thời gian.

Vảy nến khi mang thai được đánh giá là bệnh da liễu lành tính, ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ nên chủ động điều trị và chăm sóc để các giảm ảnh hưởng của bệnh lên chất lượng cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến người từ 10 - 30 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ...

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Vảy nến gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu người bệnh không tiến hành điều trị và chăm...

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp quá trình chữa trị bệnh vảy nến nhanh chóng mang lại hiệu quả và hạn chế tối đa mức độ tổn thương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn