Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp quá trình chữa trị bệnh vảy nến nhanh chóng mang lại hiệu quả và hạn chế tối đa mức độ tổn thương trên da. Vì vậy, khi bị vảy nến bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây là thông tin về những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị vảy nến bạn có thể tham khảo.

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả
Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả?

Thực phẩm không nên ăn khi bị vảy nến

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh vảy nến. Để quá trình chữa trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng thì bạn cần phải hình thành cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là thông tin một số loại thực phẩm cần phải kiêng cử trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh vảy nến bạn có thể tham khảo:

+ Thực phẩm dễ gây dị ứng

Nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm chứa các loại protein lạ sẽ dễ kích thích phản ứng dị ứng xảy ra. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ với chất protein lạ này, giải phóng ra histamin và kích thích khởi phát triệu chứng dị ứng. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn ngứa ngáy ở mức độ nghiêm trọng, nếu cào gãi sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến vết thương lâu lành. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh cần tránh là hải sản, thịt gà, trứng, sữa, đậu phộng,…

+ Thực phẩm chứa gluten

Cơ thể những người bị vảy nến thường rất nhạy cảm và khó dung nạp Gluten. Vì thế, người bệnh cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chứa gluten trong bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Một số loại thực phẩm giàu gluten người bệnh cần tránh là lúa mì và chế phẩm từ lúa mì, lúa mạch, thực phẩm chế biến sẵn,…

Thực phẩm giàu gluten được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng cử khi bị vảy nến
Thực phẩm giàu gluten được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng cử khi bị vảy nến

+ Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất cao, nếu bạn thường xuyên sử dụng sẽ có nguy cơ bị béo phì và gây ra hội chứng rối loạn chuyển hóa cũng như một số bệnh lý mãn tính khác. Nếu bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn chế biến sẵn khi bị vảy nến sẽ tạo cơ hội cho bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính và triệu chứng của bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn mà người bệnh cần tránh sử dụng là đồ ăn đóng gói hoặc đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo.

+ Rau củ nhóm Nightshade

Các loại rau củ thuốc nhóm Nightshade cũng là một trong những tác nhân làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh vảy nến. Trong nhóm rau này có chứa một hoạt chất tên là solanini, nếu bạn thường xuyên sử dụng vào cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa và khởi phát triệu chứng viêm.

Một số loại rau củ nhóm nightshade có thể nhắc đến là khoai lang, củ cải, cà chua, cà tím, trái cây có múi, nấm, ớt,…

+ Đồ ăn cay nóng

Khi bị vảy nến, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng hoặc nêm nếm nhiều gia vị ớt, tiêu, mù tạt,… trong chế biến món ăn. Đồ ăn cay nóng là một trong những tác nhân gây kích thích khởi phát phản ứng viêm và khiến triệu chứng của bệnh lâu lành hơn.

Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng trong suốt khoảng thời gian điều trị
Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng trong suốt khoảng thời gian điều trị

+ Rượu bia

Rượu bia là nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ miễn dịch. Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu bia cũng là yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến khởi phát.

Khi bị vảy nến tốt nhất bạn nên kiêng bia rượu hoàn toàn để tránh khiến cho bệnh tiến triển nặng. Nếu bắt buộc phải uống thì bạn không nên uống quá 2 ly/ngày.

Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, những người sử dụng rượu sẽ không đáp ứng điều trị tốt với các phương pháp điều trị bệnh trong y khoa. Bỏ rượu là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Bị vảy nến nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Ngoài việc kiêng cử, người bệnh cũng nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Để triệu chứng của bệnh nhanh chóng được kiểm soát, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Cụ thể là:

+ Hoa quả và rau xanh

Rau xanh và trái cây tươi là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Với bệnh nhân bị vảy nến, nếu thường xuyên ăn rau xanh và hoa quả tươi sẽ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Các loại rau xanh nên sử dụng khi bị vảy nến là bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, dâu tây, việt quất, nho,…

Nên ăn nhiều rau xanh khi bị vảy nến giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương da
Nên ăn nhiều rau xanh khi bị vảy nến giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương da

+ Acid béo omega-3

Omega-3 là một loại acid béo mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nếu người bị vảy nến tăng cường bổ sung acid béo này cho cơ thể sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Các loại cá giàu omega-3 người bệnh nên sử dụng là cá mòi, cá hồi, cá tuyết,…

+ Dầu thực vật

Khi chế biến món ăn, bạn nên ưu tiên sử dụng bằng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Do trong dầu thực vật có chứa hàm lượng acid béo omega-3 và omega-6 rất cao. Đây là những thành phần dưỡng chất nên bổ sung khi bị vảy nến. Một số loại dầu thực vật nên sử dụng là dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu dừa,…

+ Thực phẩm giàu kẽm

Khi bị vảy nến, bạn nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây là hoạt chất có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng làm dịu phản ứng viêm trên da, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành tổn thương trên da. Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến là thịt nạc trắng, nghêu sò, rau xanh đậm,…

+ Uống nhiều nước

Nguyên tắc điều trị khi bị vảy nến là uống nhiều nước mỗi ngày. Duy trì thói quen này mỗi ngày sẽ có tác dụng cấp ẩm cho da, đào thải độc tố và giúp làn da nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Tốt nhất, khi bị vảy nến bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây tươi, nước ép rau, nước canh,…

Nên uống nhiều nước khi bị vảy nến để ngăn ngừa triệu chứng da bong tróc và nứt nẻ
Nên uống nhiều nước khi bị vảy nến để ngăn ngừa triệu chứng da bong tróc và nứt nẻ

Những điều cần lưu ý khi bị vảy nến

Bên cạnh việc thực hiện ăn uống khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia giúp hỗ trợ điều trị, người bệnh cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Tiến hành giảm cân khoa học nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì. Duy trì cân nặng ổn định cũng là một trong những cách giúp bạn kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh.
  • Tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng stress do đây cũng là một trong những yếu tố kích thích khởi phát bệnh. Nên có các biện pháp giải tỏa căng thẳng trong công việc như chơi thể thao, tập thể dục, ngồi thiền, nghĩ ngơi và làm việc hợp lý,…
  • Thực hiện dưỡng ẩm cho da đúng cách, bôi kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để tránh tác hại của tia UV, nên hạn chế đến những nơi có không khí bị ô nhiễm,…
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó bạn có thể đưa ra phương án xử lý kịp thời ngay khi bệnh tiến triển nặng.

Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan, để bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu xảy ra phổ biến hiện nay với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy, bong tróc da,... Nếu không có phương...

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Vảy nến thể mủ toàn thân là bệnh lý hiếm gặp và được đánh giá là nguy hiểm. Nếu không tiến hành xử lý kịp thời có thể gây nguy...

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Mặc dù là bệnh da liễu lành tính nhưng vảy nến có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì...

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Vảy nến gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu người bệnh không tiến hành điều trị và chăm...

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến người từ 10 - 30 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ...

Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Vảy nến có thể bùng phát khi mang thai do rối loạn nội tiết, stress, lo âu quá mức,... Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều lành tính, hầu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn