Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Bị vảy nến nên kiêng gì để giảm bệnh và không tái phát?

Bị vảy nến nên kiêng gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi việc kiêng cử các yếu tố khởi phát có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát đáng kể. Ngược lại nếu chỉ phụ thuộc vào phương pháp y tế, bệnh thường có tiến triển dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và ngoại hình.

vảy nến nên kiêng những gì
Bị vảy nến nên kiêng những gì?

Bị vảy nến nên kiêng gì để quản lý bệnh?

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính gặp ở 1 – 2% dân số thế giới. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng hoặc đốm phát ban, bề mặt bong nhiều lớp vảy trắng như nến, mỏng và dễ cạo. Tổn thương do bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào nhưng gặp nhiều nhất ở da đầu, da mặt, tay, vai và phần thân trên.

Vảy nến là bệnh da liễu lành tính nhưng chưa có phương án điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hơn nữa, vì có tính chất mãn tính và dễ tái phát nên bệnh thường tiến triển dai dẳng gây ra nhiều phiền toái đối với ngoại hình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Dù là bệnh da liễu phổ biến nhưng đến nay, căn nguyên chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, vảy nến được xem là bệnh da liễu có liên quan đến hiện tượng tăng sinh tế bào thượng bì. Các gen gây bệnh thường bị khởi động bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, từ đó dẫn đến rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì và kết quả là làm xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của vảy nến.

Vẩy nến là bệnh mãn tính, dễ tái phát nên cần có sự kết hợp giữa phương pháp y tế và lối sống khoa học. Trong đó, việc kiêng cử các yếu tố khởi động bệnh được xem là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Dưới đây là những vấn đề người bị vảy nến kiêng cử:

1. Tránh căng thẳng quá mức

Stress được xem là yếu tố kích thích vảy nến và các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn,… bùng phát. Ngoài ra, căng thẳng quá mức còn khiến triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh và tiến triển dai dẳng hơn. Thống kê cho thấy, người bị vảy nến thuộc tuýp thần kinh hay lo lắng, dễ kích thích nên hệ thần kinh trung ương rất nhạy cảm.

Để ngăn ngừa tái phát và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân bị vảy nến cần hạn chế căng thẳng thần kinh quá mức. Một số biện pháp giúp kiểm soát stress dành cho người bị vẩy nến bao gồm:

  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi là cách đơn giản để kiểm soát căng thẳng. Thực tế cho thấy, người làm việc hơn 8 giờ/ ngày có nguy cơ stress cao hơn so với người chỉ làm việc từ 6 – 8 giờ đồng hồ.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, tránh lo âu và xúc động quá mức.
  • Bệnh nhân cũng có thể giải phóng suy nghĩ tiêu cực bằng cách tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất kích thích não bộ sản sinh hormone endrophin – hormone tạo cảm giác vui vẻ, lạc quan và xua tan những suy nghĩ bi quan, lo âu quá mức.
  • Thực hiện một số hoạt động thư giãn như ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý,…

Kiểm soát căng thẳng không chỉ quản lý được triệu chứng và tiến triển của bệnh vảy nến mà còn góp phần cải thiện sức khỏe. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số vấn đề tâm lý.

2. Kiêng một số loại thực phẩm

Thực phẩm không phải là yếu tố trực tiếp kích thích vảy nến bùng phát. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và thức uống có thể khiến bệnh lan tỏa rộng, chuyển biến nặng và dai dẳng hơn. Vì vậy, bệnh nhân bị vảy nến nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

vảy nến nên kiêng những gì
Người bị vảy nến nên kiêng cử một số loại thực phẩm như thực phẩm chứa nhiều đường, đạm
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Dung nạp quá nhiều đường làm tăng lượng insulin trong cơ thể, qua đó kích thích sản sinh các yếu tố gây viêm và làm nghiêm trọng tổn thương của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, đường còn phá hủy collagen và elastin của da khiến da suy yếu và chậm hồi phục hơn so với bình thường.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Các loại thực phẩm dị ứng như đậu phộng, hải sản, lúa mì, trứng, đậu nành, thịt bò,… có thể làm tăng mức độ ngứa và viêm ở vùng da bị vảy nến. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Không chỉ ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh vảy nến, dung nạp thực phẩm gây dị ứng còn gây nổi mề đay, ngứa cổ họng, phát ban,…
  • Thực phẩm chứa quá nhiều đạm: Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường đạm. Vì vậy bên cạnh đường, bệnh nhân cần hạn chế dung nạp thực phẩm chứa quá nhiều đạm như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… Để tránh tác động xấu đến bệnh, chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm này với liều lượng vừa phải.

Ngoài các loại thực phẩm cần kiêng cử, bệnh nhân cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như thực phẩm giàu vitamin C, rau củ, thực phẩm giàu Omega 3 và kẽm.

3. Tránh đồ uống chứa cồn và chất kích thích

Ngoài ra, người bị vảy nến cần kiêng đồ uống chứa cồn (rượu bia) và chất kích thích (caffeine, trà đặc,…). Các loại thức uống này đều tác động đến hệ thần kinh trung ương, đồng thời gây rối loạn quá trình chuyển hóa đường, đạm – yếu tố khởi động gen gây bệnh vảy nến.

vảy nến nên kiêng những gì
Bệnh nhân cần tránh sử dụng đồ uống chứa cồn và chất kích thích

Bên cạnh đó, đồ uống chứa cồn còn làm suy giảm chức năng miễn dịch và tăng các yếu tố bất thường trong hoạt động chu chuyển tế bào thượng bì. Vì những lý do này, người bị vảy nến nên hạn chế tối đa rượu bia, trà đặc và cà phê.

4. Người bị vảy nến nên tránh kích thích cơ học lên da

Tương tự như mề đay và chàm (eczema), kích thích cơ học là yếu tố tham gia vào cơ chế sinh bệnh của vảy nến. Thống kê cho thấy, yếu tố này xuất hiện ở 14% trường hợp mắc bệnh. Để tránh tổn thương da bùng phát và chuyển biến nặng, bệnh nhân nên hạn chế gãi, cào, tỳ đè, ma sát,… lên vùng da tổn thương.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Gen gây bệnh vảy nến cũng có thể bị kích hoạt khi sử dụng một số loại thuốc. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe trước khi dùng thuốc.

6. Kiêng tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp

Khi nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của vảy nến, các chuyên gia nhận thấy vai trò của các ổ nhiễm khuẩn khu trú (viêm họng, viêm amidan) có liên quan đến quá trình bùng phát và tiến triển của bệnh – đặc biệt là nhiễm trùng do liên cầu và virus ARN.

Do đó, người bị vảy nến cần hạn chế tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp. Đồng thời nên chú ý đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng và rửa tay với xà phòng thường xuyên.

7. Hạn chế trang điểm

Thống kê cho thấy, vảy nến ảnh hưởng chủ yếu đến vùng da đầu và da mặt. Trong trường hợp vảy nến xuất hiện ở vùng mặt, bệnh nhân cần hạn chế trang điểm – nhất là trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Chì, hương liệu, màu,… trong mỹ phẩm có thể kích thích lên vùng da tổn thương, làm tăng mức độ ngứa ngáy và viêm đỏ.

vảy nến nên kiêng những gì
Bệnh nhân cần hạn chế trang điểm nếu bị vảy nến ở da mặt

Trong thời gian bị vảy nến da mặt, bệnh nhân chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm lành tính để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Đồng thời hỗ trợ giảm mức độ viêm đỏ và ngứa ngáy. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế để da tiếp xúc với những yếu tố có khả năng dị ứng như hóa chất, xà phòng, mủ thực vật, côn trùng,…

Lời khuyên dành cho người bị vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa có phương án điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần xây dựng hướng điều trị và chăm sóc phù hợp để quản lý bệnh thành công.

Lời khuyên dành cho người bị bệnh vảy nến:

  • Chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc khi cần thiết, cần tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc thuốc quá mức.
  • Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cần kiêng cử và kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh như stress, thuốc, thức ăn dị ứng,…
  • Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách trị vảy nến tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất sử dụng thuốc.
  • Chú ý vệ sinh và dưỡng ẩm da thường xuyên. Da được cung cấp đủ độ ẩm có thể giảm tăng sinh tế bào sừng, từ đó giảm nhẹ triệu chứng của bệnh vảy nến rõ rệt.
  • Đối với vảy nến ở da mặt, cần hạn chế trang điểm và thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, tránh bi quan trước tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Bị vảy nến nên kiêng gì để kiểm soát bệnh?”. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bệnh nhân có thể xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp nhằm quản lý bệnh thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và triển triển hầu như suốt cả cuộc đời. Tổn thương điển hình của bệnh là các mảng...

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?

"Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một trong những bệnh da liễu tự...

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Vảy nến là bệnh da liễu dai dẳng, mãn tính nhưng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm - kể cả khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn