Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, chỉ có khoảng 20 – 40% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa và mức độ ngứa do vảy nến thường nhẹ hơn so với các bệnh da liễu thường gặp khác.

bệnh vảy nến có ngứa không
Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không? Giải đáp

Vảy nến/ vẩy nến là bệnh da mãn tính có liên quan đến hiện tượng tăng sinh tế bào thượng bì. Ở người mắc bệnh, quá trình chu chuyển tế bào sừng chỉ diễn ra 2 – 4 ngày. Trong khi đó ở người khỏe mạnh, quá trình này phải mất từ 20 – 27 ngày. Do quá trình chu chuyển tế bào sừng diễn ra nhanh và mạnh nên da thường xuất hiện các mảng hoặc đốm phát ban, bề mặt có nhiều vảy bong trắng như nến, lớp này chồng xếp lên lớp khác.

Vảy nến là bệnh ngoài da mãn tính và dễ tái phát. Căn nguyên của bệnh vẫn chưa được làm rõ nhưng nhận thấy có mối liên hệ với yếu tố di truyền (gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6). Gen gây bệnh bị kích hoạt khi có những yếu tố khởi động như nhiễm khuẩn, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, do sử dụng thuốc,…

bệnh vảy nến có ngứa không
Thống kê cho thấy, khoảng 20 – 40% bệnh nhân vảy nến gặp phải triệu chứng ngứa ngáy

Ngoài thắc mắc về cách điều trị và phòng ngừa, nhiều người băn khoăn về vấn đề Liệu bệnh vảy nến có gây ngứa không?. Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp bị vảy nến không gây ngứa hoặc chỉ gây ngứa ngáy nhẹ. Thống kê cho thấy, chỉ có 20 – 40% bệnh nhân gặp phải triệu chứng này.

So với các bệnh da liễu mãn tính khác như tổ đỉa, viêm da cơ địa,… mức độ ngứa của bệnh vảy nến nhẹ hơn rất nhiều. Do đó, tổn thương da ít khi bị bội nhiễm và lichen hóa. Tuy nhiên ngoài cảm giác ngứa, một số bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng rát bỏng, đau, khó chịu – nhất là với vảy nến da đầu.

Vảy nến là bệnh da liễu lành tính, chủ yếu gây tổn thương da kèm theo ngứa ngáy và đỏ rát nhẹ. Bệnh rất hiếm khi đe dọa đến sức khỏe – trừ những thể bệnh đặc biệt. Tuy nhiên, các mảng/ đốm phát ban cộng với tình trạng da tăng sinh vảy bong nhanh chóng gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt. Hơn nữa, bệnh nhân vảy nến thuộc tuýp thần kinh nhạy cảm nên rất dễ hình thành tâm lý tự ti, lo âu khi bệnh tiến triển dai dẳng và tái phát thường xuyên.

Các biện pháp giảm ngứa do vảy nến

Ngứa ngáy không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống – đặc biệt là ngoại hình, giấc ngủ và tâm lý. Để kiểm soát triệu chứng ngứa do vảy nến gây ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Ngâm nước ấm

Ngâm nước ấm là cách trị vảy nến tại nhà mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng rất dễ thực hiện và an toàn. Biện pháp này giúp làm mềm vảy bong, giảm nhẹ tổn thương da và mức độ ngứa đáng kể. Do chu chuyển tế bào thượng bì diễn ra nhanh nên các vảy bong tái tạo rất nhanh chóng. Lớp này chồng lên lớp khác gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình của bệnh nhân.

bệnh vảy nến có ngứa không
Ngâm nước ấm giúp giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện tình trạng bong vảy hiệu quả

Vì vậy, bệnh nhân nên ngâm nước ấm hoặc tắm nước ấm hằng ngày để giảm mức độ ngứa và cải thiện tổn thương da. Mặc dù là biện pháp đơn giản nhưng ngâm nước ấm mang lại hiệu quả rõ rệt. Biện pháp này được khuyến khích áp dụng đều đặn bên cạnh sử dụng thuốc.

2. Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên

Nếu vảy nến gây ngứa nhiều, bệnh nhân nên tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa và các triệu chứng đi kèm khác. Dưới đây là mẹo tự nhiên bệnh nhân có thể áp dụng:

bệnh vảy nến có ngứa không
Yến mạch chứa avenanthramides có tác dụng chống ngứa và kháng viêm tự nhiên
  • Ngâm bột yến mạch: Bột yến mạch chứa avenanthramides có khả năng chống viêm và giảm ngứa tự nhiên. Ngoài ra, axit ferulic, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này còn giúp phục hồi tế bào hư tổn và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da, bệnh nhân có thể thêm vài thìa bột yến mạch vào nước ấm và ngâm da từ 10 – 15 phút.
  • Tắm lá chè xanh: Nếu vảy nến lan tỏa trên diện rộng và gây ngứa nhiều, bệnh nhân có thể dùng 2 nắm lá chè xanh nấu nước tắm 3 – 4 lần/ tuần. Chất khoáng và các hợp chất tự nhiên trong thảo dược này giúp giảm viêm, cải thiện mức độ ngứa ngáy và bong vảy đáng kể.
  • Mật ong: Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có đặc tính dưỡng ẩm và kháng viêm mạnh. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo, phục hồi vùng da tổn thương. Để giảm ngứa, bệnh nhân có thể thoa mật ong trực tiếp lên da và rửa lại sau 10 – 15 phút. Hoặc có thể kết hợp mật ong cùng với một số nguyên liệu tự nhiên khác như dầu dừa, sữa chua,…

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên có thể giảm mức độ ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da do vảy nến rõ rệt. Hơn nữa, các mẹo chữa này có độ an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần áp dụng các mẹo tự nhiên đều đặn để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Dùng thuốc

Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc để giảm ngứa do vảy nến gây ra. Các loại thuốc điều trị vảy nến có khả năng giảm ngứa ngáy bao gồm:

bệnh vảy nến có ngứa không
Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể sử dụng corticoid và thuốc kháng histamine H1 để giảm ngứa ngáy
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 (Loratadin, Chlorpheniramine,…) được sử dụng để giảm ngứa ngáy do các bệnh da liễu gây ra như vảy nến, mề đay, viêm da cơ địa,… Thuốc có tác dụng ức chế histamine ở thụ thể H1, qua đó giúp giảm tình trạng ngứa ngáy rõ rệt. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không có hiệu quả trong việc cải thiện tổn thương lâm sàng do vảy nến nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn (3 – 5 ngày).
  • Thuốc mỡ corticoid: Thuốc mỡ corticoid là nhóm thuốc thông dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động phóng thích các chất trung gian, từ đó giúp làm giảm mức độ viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên, corticoid dạng bôi có thể gây giãn mao mạch, teo da nếu lạm dụng quá mức. Vì vậy, thuốc chỉ được dùng theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 20 – 30 ngày.

Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Bệnh vảy nến có ngứa không?” và trang bị thêm kiến thức hữu ích nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bài viết chỉ cung cấp các thông tin cơ bản. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và triển triển hầu như suốt cả cuộc đời. Tổn thương điển hình của bệnh là các mảng...

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?

Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?

"Bị vảy nến nhẹ nên chăm sóc và điều trị thế nào?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một trong những bệnh da liễu tự...

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Vảy nến là bệnh da liễu dai dẳng, mãn tính nhưng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm - kể cả khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn