Bị vảy nến khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các biến chứng của bệnh vảy nến bạn nên đề phòng

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì tốt nhất?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Vẩy nến thể mủ toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là một trong những phương pháp được chỉ định với các trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề. Phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc đúng cách cũng có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
Dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là một trong những phương pháp được chỉ định với các trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là gì?

Thuốc sinh học hay còn gọi là tiêm sinh học là một trong những phương pháp điều trị bệnh vảy nến được bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh diễn tiến nặng nề. Những loại thuốc sinh học sẽ được truyền hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch (ở dạng thuốc nhỏ từng giọt truyền vào tĩnh mạch).

Những loại thuốc sinh học sẽ được sản xuất dựa trên protein có nguồn gốc từ một số loại tế bào sống đã được nghiên cứu và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khác với những loại thuốc có cơ chế hoạt động trên toàn bộ hệ miễn dịch, phương pháp dùng thuốc sinh học chữa vảy nến chỉ tác động trực tiếp vào những phần gây phát triển quá phát các tế bào da.

Theo các chuyên gia đầu ngành, việc sử dụng thuốc sinh học có thể cải thiện, kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có mức chi phí khá cao và có thể phát sinh rủi ro nếu không áp dụng đúng cách.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa chỉ áp dụng phương pháp tiêm sinh học cho những trường hợp bệnh vảy nến nghiêm trọng, tái phát nhiều lần. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích cũng như rủi ro của phương pháp này trước khi thực hiện.

Vảy nến là một trong những bệnh lý tự miễn, có tính chất mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, việc sử dụng thuốc sinh học không có khả năng chữa trị bệnh vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, phục hồi vùng da bị tổn thương trong thời gian ngắn.

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa vảy nến áp dụng cho đối tượng nào?

Phương pháp sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến chỉ phù hợp với một số đối tượng bệnh. Chính vì vậy, trước khi áp dụng bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc kỹ. Thông thường, phương pháp điều trị này sẽ được thực hiện với những trường hợp sau:

  • Bệnh vảy nến nghiêm trọng hoặc toàn thân: Thuốc tiêm sinh học thường được sử dụng với những trường hợp bệnh vảy nến tiến triển nặng nề, nghiêm trọng. Đối với bệnh vảy nến dạng vừa, tổn thương da sẽ chiếm từ 3% – 10% trên toàn bộ cơ thể. Còn bệnh vảy nến dạng nặng, các mảng da đỏ, bong tróc vảy sẽ chiếm trên 10% tổng diện tích cơ thể.
Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa vảy nến áp dụng cho đối tượng nào?
Đối với trường hợp phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng thuốc sinh học chữa vảy nến khi có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn
  • Các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh: Trường hợp các triệu chứng bệnh vảy nến gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất làm việc – học tập hàng ngày. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng phương pháp dùng thuốc sinh học nhằm khắc phục các triệu chứng khó chịu.
  • Tình trạng sức khỏe: Các loại thuốc sinh học không áp dụng cho những đối tượng như người có tiền sử bệnh ung thư, nhiễm trùng, bệnh lao hoặc những bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV. Ngoài ra, nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát những bệnh lý mãn tính, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với trường hợp phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng thuốc sinh học chữa vảy nến khi có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc hoặc không theo chỉ định chuyên khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến

Các loại thuốc sinh học có nguồn gốc điều chế khá phức tạp, hoạt động theo cơ chế ức chế miễn dịch nên sẽ tác động mạnh mẽ trong cơ thể người bệnh sau khi được dung nạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thời gian cũng như liều dùng dưới sự giám sát chặt chẽ.

Dưới đây là một số loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến được bác sĩ chỉ định phổ biến và mang lại kết quả tích cực:

Thuốc Alefacept (amevive)

Alefacept (amevive) là một trong những loại thuốc điều trị bệnh vảy nến đã được FDA kiểm chứng và chấp thuận đưa vào sử dụng vào năm 2003. Đây cũng là loại thuốc đầu tiên được công nhận hiệu quả điều trị vảy nến trong nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học. Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể mảng ở mức độ nghiêm trọng.

Công dụng

Thuốc sinh học Alefacept (amevive) có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến ở tay chân, da đầu hoặc toàn thân ở mức độ vừa hoặc có xu hướng kéo dài dai dẳng. Thuốc đã được y tế công nhận về hiệu quả cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Alefacept, người bệnh cần tiến hành kiểm tra CD4 và trong thời gian điều trị sẽ kiểm tra CD4 một lần sau 2 tuần.

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, người bị nhiễm HIV và bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Với những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng, đang sử dụng vaccin sống và có vết thương lở loét không được chỉ định dùng thuốc
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người mắc bệnh ung thư
Thuốc Alefacept (amevive)
Alefacept (amevive) là một trong những loại thuốc điều trị bệnh vảy nến đã được FDA kiểm chứng và chấp thuận đưa vào sử dụng vào năm 2003

Tác dụng phụ

Tuy được kiểm chứng hạn chế phát sinh rủi ro và tác dụng phụ, nhưng trong quá trình sử dụng thuốc sinh học Alefacept vẫn có thể gây ra một số vấn đề như đau đầu, ngứa ngáy, viêm mũi, nhiễm trùng hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, viêm họng và làm tăng nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có thể phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng tỷ lệ nhiễm trùng, suy giảm chức năng gan thận, thiết hụt bạch cầu.

Thuốc Efalizumab (raptiva)

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến Efalizumab (raptiva) được sản xuất từ kháng thể đơn dòng tái tổ hợp IgG1 của cơ thể người và đã được công nhận vào năm 2003. Loại thuốc này được dùng để điều trị các trường hợp mắc bệnh vảy nến từ vừa đến nặng, kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho những trường hợp bị vảy nến thể khớp.

Chỉ định

Thuốc Efalizumab (raptiva) là một trong những loại thuốc sinh học được dùng trong điều trị những bệnh nhân bùng phát các triệu chứng bệnh vảy nến nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Các loại vảy nến toàn thân, thể mảng kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Tổn thương do bệnh lý gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ.
  • Trường hợp mắc bệnh vảy nến ở mức độ nặng, được áp dụng dùng thuốc nhưng lại mẫn cảm với các thành phần thuốc thuộc nhóm TNF alpha.

Chống chỉ định

  • Trường hợp mắc bệnh vảy nến dạng khớp. Nguyên nhân là do thuốc Efalizumab thường mang không mang lại kết quả cao so với những loại thuốc sinh học khác.
  • Những người bị mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai không sử dụng thuốc sinh học Efalizumab chữa bệnh vảy nến.
  • Tránh dùng thuốc cho những trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng, suy giảm tiểu cầu, người lớn tuổi.

Tác dụng phụ

  • Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, ớn lạnh
  • Sử dụng thuốc từ tuần thứ 6 – 12 hoặc ngưng dùng thuốc thì tổn thương do vảy nến gây ra có xu hướng lan rộng đến những vùng lân cận.
  • Một số trường hợp sau khi sử dụng thuốc bị tăng bạch cầu, từ đó hình thành khối u ác tính và gây ung thư (tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp)
  • Suy giảm tiểu cầu

Nhóm thuốc ức chế TNF

Các loại thuốc sinh học thuốc ức chế TNF có tác dụng điều trị bệnh vảy nến đã được FDA công nhận vào năm 2005, thuốc được cấu trúc từ kháng thể đơn dòng, áp lực cao. Đây là nhóm thuốc có thể thể lai giữa chuột và người, hoạt động theo cơ chế ức chế TNF-a và gắn với receptor TNF giúp làm giảm phản ứng viêm.

Nhóm thuốc ức chế TNF
Đây là nhóm thuốc có thể thể lai giữa chuột và người, hoạt động theo cơ chế ức chế TNF-a và gắn với receptor TNF giúp làm giảm phản ứng viêm

Công dụng

Nhóm thuốc TNF có công dụng ức chế hoạt động và làm giảm số lượng TNF. Các loại thuốc này thường được chỉ định với những trường hợp mắc bệnh vảy nến có các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng được cấu tạo từ lympho T, đại thực bào, bạch cầu đơn nhân cùng một số tế bào sừng, tế bào đuôi gai.

Chống chỉ định

Nhóm thuốc sinh học ức chế TNF điều trị bệnh vảy nến chống chỉ định với những đối tượng như phụ nữ mang thai, người mắc bệnh ung thư, khối u.

Tác dụng phụ

Những loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến nói chung và nhóm thuốc ức chế TNF nói riêng đều được quy định về cách dùng cũng như những cảnh báo về tác dụng phụ. Với nhóm thuốc này có thể khiến các khối u ác tính tiến triển nghiêm trọng hơn ở những người mắc bệnh ung thư. Do đó, người bệnh cần thận trọng thực hiện các xét nghiệm trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Thuốc sinh học Infliximab chữa vảy nến

Thuốc sinh học Infliximab có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ phục hồi những vùng da bị tổn thương. Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp các triệu chứng bùng phát cấp tính thuộc thể vảy nến mủ, vảy nến khớp và da đỏ toàn thân.

Chỉ định

  • Người mắc bệnh vảy nến thể mảng kéo dài dai dẳng
  • Mắc bệnh Crohn và những dạng thể khớp khác
  • Người bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp
  • Các triệu chứng vảy nến thể khớp ở mức độ trung bình hoặc nặng
  • Thuốc sinh học Infliximab phát huy tác dụng nhanh nên thường được sử dụng cho những trường hợp bệnh vảy nến dạng cấp tính. Đặc trưng bởi những triệu chứng như bong tróc da toàn thân, hình thành mủ, khô ráo khó chịu,… Những triệu chứng bệnh lý sẽ có xu hướng thuyên giảm sau 1 – 2 tuần điều trị

Chống chỉ định

Thuốc sinh học Infliximab chữa vảy nến chống chỉ định với những trường hợp mắc bệnh viêm gan B, bệnh lao. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm creatinin máu, xét nghiệm ure và những loại virus,… sau đó xét nghiệm lại sau 3 tháng chữa trị.

Ngoài ra, thuốc Infliximab còn chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Người mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc
  • Chống chỉ định với đối tượng bị suy tim ở giai đoạn 3 và 4
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai

Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc sinh học chữa vảy nến Infliximab có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, ngứa ngáy khó chịu, nhiễm khuẩn đường hô hấp và khiến các triệu chứng bệnh viêm gan, lao, suy tim trở nên nặng nề hơn.

Thuốc sinh học Etanercept

Etanercept là một trong những loại thuốc chữa bệnh vảy nến thể mảng ở mức độ vừa và nặng. Loại thuốc sinh học này thường được bác sĩ chuyên khoa kê toa trong điều trị thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, vảy nến thể khớp. Đa số các trường hợp sử dụng thuốc Etanercept sẽ cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau 4 – 8 tuần.

Thuốc sinh học Etanercept
Loại thuốc sinh học này thường được bác sĩ chuyên khoa kê toa trong điều trị thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, vảy nến thể khớp

Chỉ định

  • Thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh vảy nến toàn thân, thể mảng ở mức độ vừa và nặng
  • Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thấp khớp và vảy nến thể khớp

Chống chỉ định

  • Tổn thương do vảy nến gây ra có xu hướng lan rộng, chứa mủ, người đang bị nhiễm trùng
  • Những trường hợp mắc bệnh vảy nến nhưng lại mắc các bệnh nền liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc sinh học Etanercept có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, đau nhức đầu, ho, suy giảm tiểu cầu,… Do đó, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm sau 3 tháng điều trị nhằm tránh phát sinh rủi ro.

Thuốc Adalimumab chữa bệnh vảy nến

Adalimumab là một trong những loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến đã được FDA chấp thuận vào năm 2008, thuốc có tác dụng tương tự với infliximab. Loại thuốc này được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với những trường hợp mắc bệnh vảy nến kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên. Tuy nhiên, do sử dụng với liều cao nên người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi tiêm như xét nghiệm máu, chụp xquang, viêm gan B, b- HCG, chức năng gan,…

Công dụng

Với công dụng tương tự với thuốc sinh học infliximab, thuốc Adalimumab có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến thể mảng kéo dài dai dẳng nhanh chóng. Đồng thời hỗ trợ làm lành những vùng da bị thương tổn do bệnh lý gây ra.

Chống chỉ định

Thuốc sinh học Adalimumab chống chỉ định với những trường hợp mắc bệnh gan, viêm gan B và những bệnh lý liên quan đến máu.

Tác dụng phụ

  • Làm nghiêm trọng hơn những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên, điểm hình viêm mũi – họng
  • Khiến các triệu chứng bệnh lao trở nên nghiêm trọng hơn
  • Trong quá trình sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính và những bệnh ác tính
  • Thiếu máu lên não và gây choáng váng, đau nhức đầu

Một số tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc sinh học chữa bệnh

Theo các chuyên gia đầu ngành, đa số các loại thuốc chữa bệnh vảy nến đều phát sinh một số tác dụng phụ và rủi ro trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh thường ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Một số tác dụng phụ phổ biến trong quá trình sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh, bao gồm:

Một số tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc sinh học chữa bệnh
Theo các chuyên gia đầu ngành, đa số các loại thuốc chữa bệnh vảy nến đều phát sinh một số tác dụng phụ và rủi ro trong quá trình điều trị
  • Đau đầu
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Bùng phát các triệu chứng giống như cảm cúm
  • Xuất hiện các phản ứng dưới da như nổi mẩn ngứa tại khu vực tiêm thuốc
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Bên cạnh đó, các loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến sau khi được tiêm vào cơ thể có thể làm thay đổi một phần của hệ miễn dịch. Do đó, việc sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Hơn nữa, nguy cơ này sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc có những thói quen xấu như hút thuốc lá. Ngoài ra, những trường hợp người bệnh lớn tuổi cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Lưu ý trong quá trình dùng thuốc sinh học chữa vảy nến

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng theo cơ chế thay đổi hệ thống miễn dịch. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng điều trị. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi sử dụng thuốc sinh học.

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thời gian cũng như liều lượng điều trị. Tuyệt đối không tự ý nhưng chữa trị hoặc thay đổi liều dùng nếu chưa được hướng dẫn từ chuyên khoa.
  • Một số thành phần có trong thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, mẹ bầu tránh dùng thuốc trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp rút ngắn thời gian chữa trị và phòng ngừa tái phát lâu dài.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu và uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng da.
  • Chọn mặc những trang phục thoáng mát, thấm hút tốt nhằm tránh ma sát gây phát sinh phản ứng viêm và khiến triệu chứng vảy nến trở nên nặng nề hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, bia rượu. Đồng thời, người bệnh cần kiêng các thực phẩm chiên rán, thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ,…
  • Vệ sinh da đúng cách, tắm với nước ấm và sử dụng các loại xà phòng có nguồn gốc tự nhiên, không gây kích ứng da. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường dưỡng ẩm cho da, cải thiện tình trạng khô ráp, khó chịu bằng các loại sữa dưỡng thể.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh.

Phương pháp dùng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến đang được hoàn thiện. Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế thay đổi miễn dịch giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng. Bên cạnh những lợi ích thì thuốc sinh học vẫn tồn tại nhiều rủi ro nhất định. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra giải pháp tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và triển triển hầu như suốt cả cuộc đời. Tổn thương điển hình của bệnh là các mảng...

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, chỉ có khoảng 20 - 40% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa...

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không?

Vảy nến là bệnh da liễu dai dẳng, mãn tính nhưng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm - kể cả khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, do...

Bị vảy nến ở tay chân: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Vảy nến ở tay, chân thường ảnh hưởng đến những vùng da tỳ đè như cùi tay, đầu gối, các ngón,... Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng có...

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến

Mặc dù là bệnh da liễu lành tính nhưng vảy nến có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn