Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và những lưu ý khi sử dụng

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới và được nhiều chuyên gia đánh giá là khá nguy hiểm, vì không chỉ gây tác động đến tinh thần mà còn cả sức khỏe, ý chí và động lực trong cuộc sống của người mắc bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh trầm cảm này, cũng như tìm ra hướng điều trị hiệu quả thì hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm có tên tiếng anh là Depression, là một căn bệnh thường gặp liên quan về rối loạn thần kinh. Người mắc bệnh sẽ thường có tâm trạng không tốt như buồn bã và thường hay khóc. Trong cuộc sống hằng ngày thì không hề tìm ra được sở thích, động lực hay hứng thú nào dù đó từng là sở thích trước đây. Từ những điều đó tạo nên những biến đổi bất thường trong suy nghĩ lẫn các hành vi tác phong.

trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm

Theo thống kê cho thấy trầm cảm chiếm hơn 50% trong tổng số nguyên nhân gây nên các trường hợp tự sát. Do đó, bệnh này cần phải được khám, theo dõi và điều trị kịp thời để không gây ra những hệ quả đáng tiết.

Trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, do đó nếu không có biện pháp điều trị sớm và kịp thời thì người mắc bệnh trầm cảm sẽ rơi vào một số trường hợp tiêu cực. Không chỉ là chính bản thân của mình mà còn cả những người xung quanh.

nguy hiểm của bệnh trầm cảm
Trầm cảm gây mất ngủ nghiêm trọng

Một số hậu quả mà bệnh trầm cảm mang lại có thể kể đến như:

  • Khả năng tập trung kém: Đối với những người bị trầm cảm thì khả năng tập trung rất kém và gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, người mắc bệnh sẽ thường dễ quên, giảm trí tụy hay là gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer nhanh chóng.
  • Đau đầu và mất ngủ: Theo nhiều bác sĩ, có hơn 50% người mắc bệnh trầm cảm thường bị đau đầu và có khi kéo dài hàng vài giờ khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn.
  • Mắc bệnh tiểu đường: Phần lớn những người gặp khó khăn về tâm lý, tinh thần thì thường có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt để giải tỏa cảm xúc và từ đó cũng khó kiểm soát được khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Hầu hết những ai bị trầm cảm đều dễ bị các chất gây nghiện chi phố như thuốc lá, bia, rượu và thậm chí là ma túy. Vì những chất này giúp cho tinh thần của họ được hưng phấn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều thì việc điều trị cũng trở nên khó khăn và khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Mối quan hệ xã hội ít: Khi trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, không thích đến những nơi đông người hay giao tiếp và chỉ muốn ở một mình. Chính điều này đã khiến cho họ dần tự cô lập lại và phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp khác xung quanh.
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Nam giới mắc bệnh này thường dễ bị sinh lý yếu hay rối loạn các chức năng cương dương. Với phụ nữ cũng vậy thường dễ bị khô âm đạo hoặc đau rát khi quan hệ. Đó cũng là nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình.
  • Xu hướng tự làm hại mình hoặc tự tử: Đây được xem là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh. Do những suy nghĩ tiêu cực đã thúc đẩy họ tự gây thương tích cho mình hoặc thậm chí là tự tử để kết thúc và giải thoát.

Ngoài những hậu quả trên, bệnh trầm cảm còn mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta không thể nào lường trước được. Do đó, khi phát hiện và nhận thấy dấu hiệu thì nên tìm đến bác sĩ uy tín để được hỗ trợ, tư vấn và điều trị sớm nhất có thể.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm lý và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường gặp mà bạn cần chú ý để có biện pháp phòng tránh kịp thời cũng như có thời gian khắc phục.

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nhỏ và thiếu niên

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ và thiếu niên có những biểu hiện như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ, thông thường khi bị trầm cảm sẽ có những biểu hiện dễ nhận thấy như khó chịu, lo lắng, thất vọng và buồn bã.
  • Đố với các thanh thiếu niên, có thể bao gồm như tức giận, lo lắng và ngại giao tiếp với người khác hoặc không thích những nơi đông người.
  • Ở trẻ em và thiếu niên, bệnh trầm cảm thường xảy ra kèm với các vấn đề về sức khỏe, tinh thân và hành vi.
Dấu hiệu trầm cảm của trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ trầm cảm do cha mẹ thường xuyên cãi vã

Dấu hiệu trầm cảm ở người lớn tuổi

Không chỉ ở trẻ nhỏ và thiếu niên, hiện nay có rất nhiều người già mắc bệnh trầm cảm. Một số biểu hiện cho thấy bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi có thể kể đến như:

  • Luôn cảm thấy buồn chán, khó tập trung suy nghĩ, hay quên và trong đầu luôn trống rỗng.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ việc gì kể cả những hoạt động sở thích hàng ngày trước đây.
  • Có suy nghĩ muốn chết, tự tử vì cho rằng mình tội lỗi, vô dụng và không xứng đáng được sống.
  • Thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Thái độ giận dữ hoặc hay cáu gắt mà không có nguyên do.
  • Ngoài ra, còn có một dấu hiệu trầm cảm khác như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực,…

Nguyên nhân trầm cảm

Không chỉ ở nước ta mà cả những nước lớn đang phát triển trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm đang có xu hướng tăng lên và trở thành vấn đề đáng báo động. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân trầm cảm, trong đó chủ yếu bao gồm:

Do sang chấn tâm lý

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên các bệnh về trầm cảm hoặc rối loạn khác về tâm thần. Sang chấn tâm lý thưởng xuất phát từ một cú sốc nào đó trong cuộc sống hoặc stress kéo dài, và từ đó dẫn đến trầm cảm. Một số nguyên nhân có thể kể đến như mâu thuẫn với gia đình, bạn đời, bạn bè, căng thẳng trong học tập, công việc hoặc áp lực về tài chính, cuộc sống,….

Sử dụng chất kích thích, gây nghiện

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ mang lại cảm giác hưng phấn và sảng khoái cho người sử dụng. Do đó, những người này thường có xu hướng dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Nguyên nhân là do những chất này có những tác động mạnh đến thần kinh, sau đó khiến người bệnh dần ức chế, suy giảm trí lực, mệt mỏi và dần đi vào trạng thái trầm cảm.

Ngoài những chất kể trên thì một số loại thuốc điều trị để điều trị bệnh này cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến thần kinh, về lâu và dài cũng có thể gây trầm cảm nặng.

nguyên nhân trầm cảm
Rượu là nguyên nhân trầm cảm phổ biến

Các bệnh liên quan về não

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì thực tế cho thấy những người từng gặp chấn thương hoặc có các vấn đề bệnh lý ở não như viêm não, u não,… thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.

Bệnh trầm cảm thường xuất hiện ở đối tượng nào?

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho đến người gia đều cũng sẽ gặp phải. Thông thường là những người thuộc độ tuổi từ 18 đến 45 vì đây là nhóm người tiếp xúc nhiều với xã hội, cũng như trải qua các thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, các đối tượng thường bị trầm cảm bao gồm:

  • Người bị sang chấn tâm lý: Người đã trải qua biến cố lớn mang tính chất đột ngột như mất đi người thân, phá sản, đổ nợ, hôn nhân đổ vỡ, áp lực công việc,….
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh: Vì giai đoạn này rất nhạy cảm đối với người phụ nữ, chỉ với một vài yếu tố nhỏ hay sự thay đổi về hormon cũng khiến cho họ bị trầm cảm sau sinh nặng,
  • Học sinh, sinh viên: Tại Việt Nam, mỗi năm có thể thống kế đến hàng chục em học sinh, sinh viên tự tử vì bị áp lực trong học tập, từ cha mẹ hoặc thầy cô hay sự so sánh/đánh giá kết quả,…
  • Người thường sử dụng chất kích thích: Đặc biệt là đối với những người sử dụng các chất kích thích này trong thời gian dài.
  • Người không có mục tiêu sống: Những người có ít mối quan hệ xã hội, ít giao tiếp hoặc thiếu sự hỗ trợ khi gặp khó khăn về công việc, kinh tế, học tập,…
Đối tượng thường bị trầm cảm
Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng của nhiều bà mẹ

Hướng điều trị trầm cảm hiệu quả

Như đã biết, trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Do đó, việc điều trị bệnh này đang rất được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số hướng điều trị trầm cảm hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng:

Trị trầm cảm bằng thuốc

Đây là phương pháp được nhiều bác sĩ và chuyên gia ưu tiên lựa chọn để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những người bị ở mức độ trung bình hoặc nặng. Vì những người bị nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp tâm lý.

Bên cạnh đó khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, để đạt được kết quả tốt thì nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc được dùng để điều trị trầm cảm như: thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều hòa serotonin, thuốc ứng chế tái hấp thu norepinephrine-dopamine,…

Trị liệu tâm lý

Đây được xem là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả và triệt để nhất hiện nay. Với phương pháp này, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong suy nghĩ, tâm trí và từ đó tìm lại chính bản thân mình, gia tăng sự tự tin và yêu thích cuộc sống này.

Hiện nay, trị liệu tâm lý còn được kết hợp song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm, và kết quả cho thấy là vô cùng khả quan.

trị trầm cản bằng tâm lý trị liệu
Trị liệu tâm lý giúp giải quyết trầm cảm hiệu quả

Trị trầm cảm bằng các liệu pháp hỗ trợ

Ngoài điều trị trầm cảm bằng các phương pháp trên, để triệu chứng trầm cảm được giải quyết triệt để thì người bệnh còn phối hợp với một số kỹ thuật hỗ trợ như châm cứu, massage, thiền, yoga,…

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay trị liệu tâm lý, thì người bệnh hoàn toàn có thể tự chủ động cải thiện và phòng ngừa bệnh trầm cảm của mình bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Ngủ đủ giấc và thức dậy vào một giờ nhất định. Hạn chế dùng các thiết bị điện tử gây phiền nhiễu như máy tính, điện thoại, laptop, tivi,
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi để giúp bản thân vui vẻ như xem phim, mua sắm, du lịch, hoặc tụ họp cùng bạn bè,.. từ đó giúp bạn có thêm những thú vui về cuộc sống.
  • Tích cực thể dục thể thao, chỉ cần ít nhất 30 phút/ngày và làm các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..
  • Hãy tạo thói quen đặt mục tiêu mỗi ngày bằng cách liệt kê các công việc cần làm, vì khi hoàn thành mục tiêu bạn sẽ cảm thấy thoải mái và vui hơn.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây mà chúng tôi mang đến đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh trầm cảm, cũng như phương hướng điều trị bệnh hiệu quả cho bản thân và những người xung quanh khi có dấu hiệu mắc bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh đang có xu hướng ngày càng tăng. Người phụ nữ thường phải đối mặt những những đấu...

hội chứng trầm cảm cưới biểu hiện và hướng điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Như đã biết, trầm cảm là một loại bệnh phổ biến trong cuộc sống. Người mắc bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, u sầu và các ảnh hưởng...

tình trạng trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng...

chữa rối loạn lo âu tại nhà không dùng thuốc

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến cách chữa rối loạn lo âu tại nhà để giảm ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. Cùng với liệu pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn