Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và những lưu ý khi sử dụng

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mặc dù vấn đề này có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm nhưng thực tế cho thấy, có rất ít phụ nữ nhận ra những dấu hiệu của sự trầm cảm khi đang mang thai.

Trầm cảm khi mang thai – Thực trạng báo động

Trầm cảm khi mang thai là một bệnh rối loạn cảm xúc được nhiều chuyên gia tin rằng lý do chính đến từ việc thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ. Cảm xúc của mẹ sẽ có nhiều thay đổi so với trước bởi nhiều tác động từ bên ngoài và có ảnh hưởng trực tiếp đến chính mẹ và thai nhi.

tình trạng trầm cảm khi mang thai
Khả năng bị trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ trẻ ngày càng cao.

Một nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ lệ trầm cảm trước sinh có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, khả năng bị trầm cảm ở phụ nữ trẻ ngày nay cao hơn tới 51% so với thế hệ trước ( theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Bristol Mỹ). Thống kê cũng cho thấy, khoảng 14 – 23% phụ nữ bị trầm cảm trong thai kỳ và đa số họ cũng không biết mình đang mắc chứng rối loạn tâm lý này.

Chưa dừng lại ở đó, nếu trầm cảm khi mang thai không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, rối loạn tâm lý sẽ diễn biến tồi tệ hơn và có thể kéo theo trầm cảm sau sinh.

Những ảnh hưởng đối với phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Thực tế, những thay đổi về cảm xúc là biểu hiện bình thường ở mẹ bầu. Đó cũng là lý do chính bản thân người phụ nữ mang thai và người thân của họ không nhận thấy những dấu hiệu của chứng trầm cảm trong thai kỳ.

Bệnh trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Chứng này đặc biệt nguy hiểm cho con khi mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên như thai kém phát triển, dễ sảy thai, thậm chí sau sinh, bé có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ và rối loạn cảm xúc do di truyền từ mẹ.

dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai
Khi trầm cảm, mẹ bầu luôn có những cảm xúc tiêu cực và có xu hướng tìm đến rượu bia để giải tỏa.

Riêng đối với người mẹ, mắc chứng trầm cảm khi mang thai thường bị chán ăn, suy nhược cơ thể. Họ cũng sẽ có xu hướng tìm đến với những hành vi tiêu cực như sử dụng bia rượu, thuốc an thần, tệ hơn là tự làm tổn thương cơ thể và tự sát.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Mang thai là giai đoạn mang lại nhiều khung bậc cảm xúc đối với người phụ nữ. Đôi khi là những niềm vui đến vỡ òa và có thể là những lần càu nhàu, cáu kỉnh. Tuy nhiên, nếu cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng thì có lẽ đây là những dấu hiệu của sự trầm cảm trước sinh.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai
Lo lắng quá mức, buồn rầu cả ngày là một trong những dấu hiệu của trầm cảm tiền sinh sản.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm khi mang thai:

  • Không cảm thấy vui bất kể sự kiện hay hoạt động thú vị nào.
  • Lo lắng quá mức, căng thẳng tột độ.
  • Hay tức giận, bực bội vô cớ.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Sử dụng thuốc kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Có ý định tự thương, tự sát.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trước sinh

Cảm xúc của phụ nữ thay đổi khi mang thai đa phần là do thay đổi hormone sinh sản. Song, phần lớn nguyên nhân sâu xa và tạo áp lực khiến chứng trầm cảm diễn biến nặng hơn lại bắt nguồn từ những tác động bên ngoài.

nguyên nhân trầm cảm khi mang thai
Người chồng không tâm lý có thể khiến vợ bị trầm cảm tiền sinh sản.

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm trước sinh là:

  • Thay đổi Hormone trong cơ thể: Hormone tăng giảm trong thai kỳ không chỉ thay đổi sinh lý người mẹ mà còn khiến họ nhạy cảm hơn. Mẹ bầu sẽ thường mệt mỏi, căng thẳng, đôi lúc cáu kỉnh đặc biệt trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử rối loạn tâm lý thì người phụ nữ mang thai cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm.
  • Áp lực từ các mối quan hệ xung quanh: Tâm lý của mẹ bầu cũng bị tác động rất lớn từ phía gia đình như mâu thuẫn với bố mẹ, vợ chồng lục đục hay bị người ngoài bàn tán về việc mang thai,…
  • Áp lực tài chính: Xu hướng mẹ đơn thân hiện đang rất phổ biến ở thế hệ trẻ ngày nay. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với những áp lực về tiền bạc gây lo lắng, căng thẳng dẫn đến trầm cảm.

Phương án điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu đang gặp vấn đề về trầm cảm trong thai kỳ, mẹ bầu và gia đình có thể tham khảo một số phương án điều trị sau:

Sử dụng thuốc chữa trầm cảm

Phương án điều trị trầm cảm trước sinh bằng thuốc cần được cân nhắc rất kỹ vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ như tiền sản giật, sinh non, về sau bé sinh ra có thể bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, bệnh tim,…

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai
Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp trầm cảm nặng và có thể kèm theo một số tác dụng phụ không tốt cho phụ nữ mang thai.

Thuốc thường được khuyến nghị kèm theo liệu pháp tâm lý khi điều trị bệnh nhân bị trầm cảm nặng. Bệnh nhân và người nhà cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý mua thuốc để tránh ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

Liệu pháp tâm lý

Điều trị tâm lý hiện đang là giải pháp hiệu quả nhất đối với phụ nữ trầm cảm tiền sinh sản. Bệnh nhân sẽ chia sẻ với bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ cải thiện chứng trầm cảm khi mang thai. Nhờ vậy, thai phụ có thể giải tỏa được cảm xúc của mình, giúp giảm bớt căng thẳng, áp lực tiền sinh sản, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trị liệu tâm lý cho phụ nữ trầm cảm khi mang thai
Điều trị tâm lý được khuyến khích lựa chọn cho phụ nữ trầm cảm khi mang thai để giảm ảnh hưởng tới thai nhi.

Chồng cần làm gì để vợ bầu bì không bị trầm cảm?

Giai đoạn mang thai không hề dễ dàng đối với một người phụ nữ: những vết rạn xấu xí xuất hiện trên bụng, những cơn mất ngủ triền miên kèm theo đau mỏi, tê phù chân tay. Đây chính là thời điểm người phụ nữ cần được chăm sóc, quan tâm nhất bởi người thân, đặc biệt là anh chồng.

chồng cần làm gì để vợ không bị trầm cảm khi mang thai
Sự yêu thương , chăm sóc tự người chồng là cách phòng chống trầm cảm tốt nhất cho phụ nữ khi mang thai.

Vậy chồng cần làm gì để vợ bầu luôn vui vẻ, tránh rơi vào trạng thái trầm cảm?

  • Dành thời gian bên vợ bầu, không để cô ấy một mình: Điều tuyệt vời nhất là các anh chồng luôn bên cạnh chăm sóc, chiều chuộng vợ bầu hàng ngày. Hãy giúp đỡ cô ấy dọn dẹp nhà cửa, nấu những bữa ăn dinh dưỡng, nắm tay khi đi dạo và dẫn cô ấy đi khám thai định kỳ.
  • Động viên và không ngừng dành những lời khen cho vợ: Khi mang thai, người phụ nữ sẽ bắt đầu lo lắng, buồn bã khi thân hình nặng nề, làn da nổi mụn và xuất hiện những vết rạn trên cơ thể. Một người chồng tinh tế sẽ sớm nhận ra điều đó và động viên, an ủi vợ hoặc có thể tìm kiếm những phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn giúp cô ấy.
  • Không để vợ tiếp xúc với người tiêu cực: Nhiều người thường có những ngôn từ tiêu cực như chê bai ngoại hình khi vợ mang bầu, tò mò khiếm nhã về giới tính của em bé. Những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của vợ bầu và tính cách của em bé sau này.
  • Cùng tham gia lớp học tiền sinh sản: Nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay thường bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm khi chuẩn bị chào đón thành viên mới. Người vợ luôn lo lắng cho con và dễ dẫn đến trầm cảm. Người chồng cần đăng ký lớp học tiền sinh sản cùng vợ để tiếp thu đầy đủ kinh nghiệm chăm con, giúp vợ yên tâm và tự tin có thể nuôi dưỡng con thật tốt.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm khi mang thai, đặc biệt là nhận biết các triệu chứng sớm để có phương án điều trị kịp thời. Ngoài ra, phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong thai kỳ bằng thói quen ăn uống lành mạnh, nghe nhạc thư giãn, tập yoga và thiền,…Quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và người thân để mẹ bầu luôn thoải mái, vui vẻ, bé được khỏe mạnh, thông minh.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

hội chứng trầm cảm cưới biểu hiện và hướng điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Như đã biết, trầm cảm là một loại bệnh phổ biến trong cuộc sống. Người mắc bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, u sầu và các ảnh hưởng...

trầm cảm

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới và được nhiều chuyên gia đánh giá là khá nguy hiểm, vì không chỉ...

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh đang có xu hướng ngày càng tăng. Người phụ nữ thường phải đối mặt những những đấu...

chữa rối loạn lo âu tại nhà không dùng thuốc

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến cách chữa rối loạn lo âu tại nhà để giảm ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. Cùng với liệu pháp điều trị...

những tác hại của thuốc chống trầm cảm

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

Thuốc chống trầm cảm thường được các bác sĩ kê toa dùng trong một số trường hợp người bệnh đang ở mức độ trung bình hoặc nặng. Theo đó, người...

thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là loại thuốc giúp người bệnh loại bỏ đi bớt những cảm xúc tiêu cực và chán nản bên trong tâm trí họ. Qua...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn