Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và những lưu ý khi sử dụng

Những tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên biết

10+ cách chữa rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu và giải pháp điều trị an toàn

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh đang có xu hướng ngày càng tăng. Người phụ nữ thường phải đối mặt những những đấu tranh tâm lý trong lòng mà không thể bộc lộ với ai, tinh thần bất ổn khó kiểm soát, thậm chí còn có xu hướng làm hại bản thân và chính con của mình.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trên thực tế, có đến hơn 80% phụ nữ sau sinh thường gặp những vấn đề về tâm lý, có thể là dễ cáu gắt, khó tính, mệt mỏi, dễ buồn bã.. Hầu hết các triệu chứng thường chỉ kéo dài trong 2- 3 tuần sau sinh, khi cuộc sống đã dần đi vào quỹ đạo thì người mẹ cũng trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn rất có thể mẹ đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh đang có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm

Trầm cảm sau sinh hiểu đơn giản là một trạng thái nặng nề và trầm trọng hơn buồn bã rất nhiều. Bệnh được đặc trưng bởi sự suy giảm khí sắc trong thời gian dài. Người mắc bệnh này luôn trong trạng thái buồn bã, u uất, dễ nổi giận, kém lạc quan, rất dễ khóc.. nói chung là những tâm lý bi quan.

Người mẹ là người kề cận với bé nhất, vì thế những trạng thái tiêu cực của mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của con. Bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình cảm gia đình, các mối quan hệ, thậm chí là sức khỏe vì người bệnh có thể tự làm hại bản thân, kể cả con của mình.

Thống kê cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh trên thế giới hiện nay là 20%, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tại Việt Nam lên tới 33%, con số này cũng đang không ngừng tăng lên. Phát hiện và điều trị sớm cũng như có các phương pháp dự phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết với mỗi gia đình có phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Mặc dù hiện nay với sự phát triển của truyền thông, các dấu hiệu của bệnh trầm cảm đã được chỉ rõ hơn, tuy nhiên đây vẫn không phải là bệnh lý có thể phát hiện dễ dàng. Có rất nhiều người dù khi gặp người ngoài họ vẫn giữ trạng thái bình thường nhưng khi ở một mình những bức bối trong lòng mới được bùng phát. Do đó nếu không tinh tế và chú ý rất khó có thể phát hiện bệnh.

trầm cảm sau sinh
Tâm trạng lo lắng, dễ cáu gắt, không muốn gần gũi con là dấu hiệu điển hình của trầm cảm sau sinh

Tình trạng bệnh và những cảm xúc tiêu cực thường chỉ có chính người bệnh mới thực sự hiểu được. Tuy nhiên bạn có thể xem xét qua các dấu hiệu mắc bệnh đặc trưng sau đây

  • Tâm trạng trống rỗng, mệt mỏi, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, kể cả con của mình
  • Luôn cảm thấy muốn khóc, buồn bã, chán nản, bất cứ lúc nào cũng có thể khóc dù không có nguyên nhân nào
  • Cảm thấy cô đơn. Người bệnh luôn cảm thấy những người xung quanh không có ai quan tâm hay hiểu mình, đây cũng là tâm trạng choán lấy tâm trí rất nhiều
  • Dễ cáu gắt, nóng nảy, khó chịu, nhạy cảm với tất cả mọi thứ xung quanh
  • Có xu hướng xa lánh mọi người, không muốn nói chuyện, giao tiếp với ai, thậm chí không muốn gần gũi cả con và chồng. Họ thường từ chối những cuộc gọi của bạn bè, người thân hoặc muốn nhanh chóng kết thúc chúng
  • Mất ngủ trầm trọng, không thể đi ngủ sớm khiến mẹ bỉm cứ thao thức cả đêm. Điều này càng tạo cơ hội cho những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện nhiều hơn đồng thời làm suy nhược cơ thể trầm trọng
  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi, ám ảnh một vấn đề gì đó mà không có nguyên nhân cụ thể, thường có xu hướng liên quan đến sức khỏe. Chẳng hạn cảm thấy đau ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra được nguyên nhân bất thường nào
  • Hoảng hốt thái quá với một vấn đề nào đó
  • Dễ dàng giận dữ và không kiểm soát được hành vi, lời nói của bản thân
  • Rối loạn kinh nguyệt và mất ham muốn tình dục cho dù lâu rồi không cùng chồng mặn nồng
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu thần sắc
  • Khó tập trung và khó khăn trong việc đưa ra một quyết định nào đó bởi họ không còn tự tin vào bản thân và quyết định của mình. Đôi khi họ muốn mua đồ A nhưng rồi lại quyết định mua đồ B vì không tin vào mình
  • Phản ứng chậm
  • Ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân và làm hại con mình hoặc có suy nghĩ muốn tự tử

Thực tế có con được coi là bước ngoặt lớn của mỗi người phụ nữ, khi mà họ đã mang thiên chức làm mẹ với  trách nhiệm cao hơn rất nhiều. Chính điều này dễ làm họ mất cân bằng trong cuộc sống và chưa quen với trọng trách thiêng liêng này nên thường có sự rối loạn về mặt cảm xúc. Tuy nhiên sau một thời gian bạn sẽ có thể quen dần và trở lại cảm xúc bình ổn bình thường.

Ngược lại khi những khó khăn không được ai thấu hiểu và bị dồn nén trong thời gian dài sẽ làm trạng thái tiêu cực ngày càng nhiều và chỉ cực bùng phát ra. Giống như một quả bóng nếu bơm vào quá nhiều hơi sẽ khiến nó nổ, cảm xúc cũng tương tự như vậy. Do đó bạn đặc biệt không nên chủ quan với chứng bệnh này.

Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chủ yếu liên quan đến những áp lực mà phụ nữ sau sinh gặp phải hoặc những thay đổi của cơ thể sau sinh. Cụ thể

  • Sự suy giảm nội tiết tố sau sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm và những vấn đề tâm lý sau kỳ sinh nở. Estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai thường tăng gấp 500-1000 nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng con khỏe mạnh. Nhưng sau sinh, các hormone này bị giảm đột ngột nhằm  nhường chỗ cho hormone Prolactin tăng lên để kích thích tiết sữa mẹ. Vì vậy mẹ bỉm sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố với các triệu chứng điển hình như mất kinh nguyệt, da sạm đi, dễ cáu gắt..
  • Những người bị đau đớn trong quá trình sinh nở cũng dễ gặp các ám ảnh tâm lý dễ bị trầm cảm
  • Sức khỏe mẹ có vấn đề sau thời gian mang thai và sinh nở như mắc bệnh trĩ, đau lưng, đau đầu..
  • Mặc cảm ngoại hình cũng là nguyên nhân khiến mẹ lo lắng, tự ti, suy nghĩ nhiều. Sau sinh người phụ nữ phải trải qua những mặc cảm về ngoại hình như béo, xồ xề, bụng rạn, nách, da dẻ nhăn nheo.. Chính vì thế mẹ bỉm luôn bị ám ảnh bởi việc mình đang ngày càng xấu xí, không còn hấp dẫn, lo lắng chồng chê.. nên rất dễ trầm cảm.
trầm cảm sau sinh
Sự thay đổi ngoại hình theo chiều hướng xấu sau sinh khiến mẹ bỉm dần mất tự tin và dễ trầm cảm
  • Sự tác động cảm xúc từ những người xung quanh cũng là một trong những yếu tố hiện nay khiến tỉ lệ mắc bênh trầm cảm sau sinh cao hơn. Chẳng hạn bị những người xung quanh chê con nhỏ, chê mẹ quá béo, chê cách chăm con… rất dễ khiến người phụ nữ bị stress, nhất là với những người mới mang thai lần đầu. Đặc biệt khi người chồng – người kề cận mình hằng ngày không có sự thấu hiểu sẻ chia sẽ càng làm tâm trạng của người phụ nữ bi quan và tiêu cực hơn.
  • Áp lực của việc làm mẹ khiến mỗi người phải thay đổi cuộc sống hoàn toàn. Chẳng hạn bạn cần thức sớm hơn, ngủ muộn hơn, không thể ăn những món ăn yêu thích vì có thể ảnh hưởng tới con, không thể đi chơi xa, cần có trách nhiệm chăm sóc các vấn đề sinh hoạt hằng ngày cho cả con..
  • Sức khỏe của con khiến mẹ lo lắng, bối rối và dễ mắc trầm cảm hơn, nhất là với những người mới chỉ có con lần đầu chưa biết cách chăm sóc bé. Chẳng hạn khi bé ốm quấy khóc suốt cả đêm khiến mẹ lo lắng không thể ngủ được, hay con không chịu ăn, chậm lớn dù mẹ đã làm mọi cách cũng rất khiến tâm trạng ngày càng tệ đi.

Do đó những đối tượng thường có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm sau sinh bao gồm

  • Những người có tiền sử trầm cảm trước đó có đến 50% khả năng tái phát lại bệnh nếu không có hướng chăm sóc tâm lý phù hợp
  • Người mới mang thai lần đầu
  • Người mang thai và sinh nở dưới 18 tuổi
  • Người trải qua những biến cố về tâm lý trước đó như hiếm muộn, thất nghiệp, chia ly..
  • Mang thai không mong muốn
  • Mâu thuẫn trong gia đình, nhất là với chồng, mẹ chồng
  • Biến chứng thai kỳ như sẩy thai, lưu thai
  • Hôn nhân không hạnh phúc, thường xuyên lục đục trong gia đình
  • Khó khăn trong tài chính

Mức độ nguy hiểm của trầm cảm sau sinh

Rất nhiều người thường coi các dấu hiệu lo lắng, dễ cáu gắt hay buồn bã của phụ nữ sau sinh chỉ là triệu chứng bình thường, tuy nhiên trên thực tế nó lại vô cùng nguy hiểm. Khi gặp các vấn đề tâm lý rất khó để người bệnh kiểm soát được các hành động của bản thân. Đặc biệt những tình trạng nặng có thể khiến mẹ bỉm có xu hướng làm hại bản thân và cả những người xung quanh.

trầm cảm sau sinh
Cảm xúc tiêu cực đè nén và không cảm nhận được mối liên kết mẹ con khiến người bệnh có xu hướng làm hại bản thân và chính người con của mình

Không ít trường hợp mẹ tự làm hại hay giết con mình đều có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh. Bởi họ cho rằng nguồn cơn khiến mình lo lắng mệt mỏi, bị mọi người chỉ trích, thân hình xấu xí là do việc sinh con, nếu không có con thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Đồng thời họ cũng không cảm nhận được sự kết nối với con nên việc làm hại con không khiến họ cảm thấy đau khổ.

Do đó khi thấy người vợ, người bạn hay người thân trong gia đình có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, bạn càn nhanh chóng đưa họ đi khám và điều trị tâm lý để có hướng khắc phục sớm.

Hướng điều trị trầm cảm sau sinh

Cần hiểu rằng trầm cảm sau sinh là vấn đề về tâm lý, không phải điều trị ngày 1 ngày 2 là có thể khỏi. Đồng thời việc điều trị bằng thuốc sẽ không thể nào tuyệt đối nếu không kết hợp với trị liệu tâm lý và sự hỗ trợ quan tâm của những người thân trong gia đình. Người phụ nữ cần mở lòng mình hơn, đón nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh thì việc điều trị mới thực sự đem lại kết quả tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc

Như đã nói, việc dùng thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào trong việc kiểm soát cảm xúc và các trạng thái tiêu cực của mẹ. Tùy tình trạng bác sĩ có thể chỉ định thuốc an thần để mẹ dễ ngủ hơn hoặc thuốc chống trầm cảm để ức chế lên hệ thần kinh não bộ và có thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực.

trầm cảm sau sinh
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm nhằm kiểm soát tốt tâm trạng cho người bệnh

Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm progesterone trong 8 ngày với liều giảm dần hoặc một số thuốc giúp bổ sung hormone cho phụ nữ sau sinh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, mẹ có thể cảm thấy tốt hơn sau 1- 3 tuần, đôi khi cũng có thể là 1- 2 tháng.

Tuy nhiên việc dùng thuốc chắc chắn sẽ gây ra một số ảnh hưởng nếu bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, nhất là trong vòng 6 tháng đầu. Vì vậy cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. Trong trường hợp bạn không cảm thấy các triệu chứng tốt hơn sau khi dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn. Có thể là kê đơn mạnh hơn hoặc kết hợp thêm nhiều biện pháp khác để mang lại tác dụng tốt nhất.

Điều trị tâm lý với bác sĩ

Thường với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú bác sĩ sẽ hướng tới việc trị liệu tâm lý nhiều hơn để giảm các ảnh hưởng lên thai nhi. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh giải quyết những vướng mắc trong lòng thông qua trò chuyện hoặc sử dụng các liệu pháp tâm lý riêng. Hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp khoa học, tận dụng những công nghệ hiện đại vào trong điều trị trầm cảm.

Tuy nhiên quan trọng là người bệnh cần phải mở lòng mình hơn, chia sẻ và đón nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ và những người xung quanh. Mọi vấn đề sẽ không thể nào giải quyết nếu bạn cứ giữ khư khư trong lòng. Mọi biện pháp của bác sĩ chỉ mang tính hỗ trợ và cần có sự hợp tác của người bệnh mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vai trò quan trọng của gia đình

Không chỉ riêng với trầm cảm sau sinh mà với bất cứ vấn đề tâm lý nào thì gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Gia đình có thể chính là nguồn cơn gây bệnh nhưng cũng là liều thuốc chữa lành tâm hồn hiệu quả nhất. Vì thế để điều trị bệnh này hiệu quả và nhanh chóng, hạn chế tình trạng tái phát thì người bệnh rất cần đến sự giúp đỡ từ gia đình.

trầm cảm sau sinh
Sự hỗ trợ của người thân, đặc biệt là người chồng rất quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh

Vậy gia đình cần làm những gì?

  • Người chồng cần giúp đỡ san sẻ công việc với vợ nhiều hơn, đùng dồn hết trách nhiệm chăm sóc con, chăm sóc nhà cửa con cái cho vợ bởi gia đình là sự thành quả, là sự kết nối giữa cả hai người.
  • Nếu có sự vướng mắc với mẹ chồng hoặc gia đình chồng, nên xem xét việc ở riêng nếu được để ổn định lại cảm xúc hơn. Tuy nhiên nếu việc này bất khả kháng thì người chồng cần có nhiệm vụ quan trọng là ổn định cảm xúc cả hai bên, gắn kết giữa hai phía. Mặc dù điều này khá là khó nếu các xung đột đã bắt đầu từ lâu nhưng nếu không giải quyết được thì tình trạng của mẹ bỉm càng trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Mọi người cần chia sẻ, giúp đỡ, động viên người bệnh nhiều hơn. Tuy nhiên đừng tranh hết công việc sẽ khiến người bệnh có cảm giác họ là một người vô dụng
  • Không đặt nặng vấn đề nuôi con mau lớn, không so sánh giữa những đứa trẻ cùng trang lứa để chỉ trích cách chăm sóc con của người bệnh
  • Dành sự yêu thương chân thành cho người bệnh khiến họ cảm thấy ấm áp hơn
  • Tránh nói về những vấn đề khiến họ bi quan, lo lắng như cân nặng, ngoài hình, con ốm..
  • Trong thời gian điều trị tốt nhất không nên để người bệnh ở một mình vì rất dễ phát sinh những tâm lý tiêu cực
  • Tôn trọng cảm xúc và lắng nghe người bệnh nhiều hơn. Mặc dù đôi khi cảm xúc bộc phát kiến các suy nghĩ của họ theo xu hướng tiêu cực tuy nhiên người thân nên lắng nghe và đưa ra hướng giải quyết giúp mẹ bỉm cảm thấy an tâm và yên lòng hơn
  • Giấc ngủ rất quan trọng nên người thân hãy hỗ trợ việc chăm sóc con để mẹ có thể nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực
  • Cùng người bệnh tham gia các hoạt động vui vẻ, giải trí để cân bằng cảm xúc

Tham gia vào các lớp học chăm sóc trẻ

Với những người mang thai lần đầu rất dễ gặp những bỡ ngỡ trong chăm sóc con, nhất là khi không có ai giúp đỡ khiến họ chìm trong sự lo lắng hoang mang. Vì thế tham gia một một lớp học hướng dẫn chăm sóc trẻ sẽ giúp người bệnh giải quyết được vấn đề này. Không chỉ vậy, mẹ bỉm còn có thể giao lưu kết bạn với những người cùng tâm trạng, từ đó có thể kết nối và sẻ chia những cảm xúc phần nào.

Tốt nhất mỗi người nên học các lớp này trước thời kỳ sinh nở sẽ giúp hạn chế phần nào tình trạng trầm cảm sau sinh tốt hơn. Đừng quên đưa chồng đi học cùng để cả hai cùng có kinh nghiệm, từ đó có thể giúp đỡ nhau trong chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn.

Học cách chia sẻ nhiều hơn

Mỗi người phụ nữ thường có bản tính hy sinh âm thầm để lo cho gia đình, cho con cái. Với mọi khó khăn họ thường tự chịu đựng và giải quyết mà ít khi san sẻ với ai. Chính vì thế mà họ thường ôm đồm nhiều khó khăn, bức xúc trong lòng, chực như núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào.

Hãy mở lòng ra và thẳng thắn chia sẻ với chồng- người đầu ấp tay gối hằng ngày. Giải quyết vấn đề càng sớm sẽ càng vơi bớt gánh nặng trong lòng để bạn thoải mái hơn. Hoặc nếu không thể nói với chồng bạn có thể chia sẻ với mẹ, với bạn thân. Nếu khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, bạn có thể lựa chọn những cách như viết nhật ký chẳng hạn. Hãy viết ra những điều khó khăn khiến mình mệt mỏi, chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Chăm sóc và yêu thương bản thân nhiều hơn

Bất cứ người mẹ nào cũng thường quay cuồng với việc chăm sóc con thế nào tốt nhất, làm sao để con mau lớn, lo lắng chu toàn các công việc trong gia đình mà quên mất bản thân mình cũng cần được quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Để đến khi nhìn lại, bạn cảm thấy bản thân ngày càng xấu xí và không còn là chính mình.

trầm cảm sau sinh
Tập yoga có thể giúp mẹ bỉm ổn định tâm trạng đồng thời rất tốt cho tinh thần, ngoại hình

Tham gia chạy bộ, tập thể dục hay học yoga cũng là cách để vừa giải tỏa cảm xúc tiêu cực vừa chăm sóc cho sức khỏe của bản thân tốt hơn. Hãy dành thời gian để bản thân có thể nghe bản nhạc yêu thích, đọc vài trang sách, hay xem một bộ phim ngắn cũng giúp mẹ lấy lại tinh thần tốt hơn.

Mẹ cũng cần tôn trọng cảm xúc của mình, khi cần khóc thì cứ khóc nhưng sau đó cần nhanh chóng lấy lại những năng lượng tích cực vui vẻ.

Tất nhiên những biện pháp trên đây vẫn chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào với những người mắc chứng trầm cảm sau sinh, không phải cứ đưa ra biện pháp là ai cũng có thể thực hiện được. Chính vì thế không chỉ người bệnh mà những người thân, đặc biệt là chống cũng cần có sự kiên trì trong điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin và hướng điều trị trầm cảm sau sinh cho phụ nữ hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều điều có ích. Tốt nhất khi thấy người vợ, người thân của mình đang có những dấu hiệu này hãy nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

trầm cảm

Trầm Cảm là gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới và được nhiều chuyên gia đánh giá là khá nguy hiểm, vì không chỉ...

hội chứng trầm cảm cưới biểu hiện và hướng điều trị

Hội chứng Trầm Cảm Cười: Biểu hiện và hướng điều trị

Như đã biết, trầm cảm là một loại bệnh phổ biến trong cuộc sống. Người mắc bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, u sầu và các ảnh hưởng...

tình trạng trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm và cách điều trị

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn